Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng, hoà giải

MỤC LỤC

TRANH CHẤP

KHÁI NIEM, BAN CHẤT PHÁP LÝ CUA THƯƠNG LƯỢNG, HOA GIẢI

    Như vậy, Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp thương mai, mà trong quá trình thương lượng giữa các bên có sự tham gia của bên thứ ba độc lập (Hoà giải viên) do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột nhằm chấm dứt các tranh chấp, thương mại. Thương lượng, hoà giải trong giải quyết tranh chấp thương mại là phương thức tôn trọng tối đa quyền tự quyết, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm của các bên có tranh chấp (tất nhiên việc tự định đoạt và các thoả thuận của các bên không được trái với các quy định của pháp luật hiện hành, không được xâm phạm quyền lợi của Nhà nước, của xã hội hay của người thứ ba).Do vậy việc thi hành các thoả thuận dat được thông qua thương lượng, hoà giải giữa các bên hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí, ý thức trách nhiệm của các bên chứ không có tính cưỡng chế, không được đảm bảo thị hành bằng một cơ chế do Nhà nước đặt ra.

    CÁC NGUYEN TAC CUA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP THUONG MAI BANG PHƯƠNG THUC THUONG LUONG, HOA GIẢI

    Do vậy, các bên khi tiến hành giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng, hoà giải, nội dung, quy trình, phương pháp, kết quả của thương lượng, hoà giải không được trái những nguyên tắc chung của pháp luật, không được vi phạm các quy định pháp luật, không được vi phạm truyền thống văn hoá và đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Tự do lựa chọn Hoà giải viên; Tự do lựa chọn địa điểm thời gian phù hợp cho việc gial quyết tranh chấp; Tự do ý chí trong thảo thuận, đề xuất giải pháp hay thoả thuận chấp nhận ý kiến giải quyết do hoà giải viên đưa ra; Tự do lựa chọn phương án giải quyết; Tự nguyện thực hiện thoả thuận đã đạt được; Tự do khi quyết định chấp dứt thương lượng, hoà giải. Do tính chất riêng tư, tự nguyện của hoà giải, tránh cho các bên khỏi e ngại trong việc đưa ra các tài liệu, chứng cứ cần thiết cho quá trình hoà giải cũng như trong việc đề xuất, thảo luận những ý kiến, đề xuất giải quyết, luật hay quy tắc hoà giải của nhiều nước, nhiều Trung tâm Trọng tài, Hoà giải quốc tế đều có quy định đảm bảo rằng các chứng cứ, tài liệu và ý kiến của các bên trong quá trình hoà giải sẽ không bị sử dụng như chứng cứ bất lợi cho họ trong bất cứ quá trình tố tụng nào tiếp theo nếu hoà giải không thành.

    LICH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CUA PHƯƠNG THỨC THƯƠNG LƯỢNG, HOÀ GIẢI TRANH CHẤP THƯƠNG MAI

    Tại văn bản này nội dung hoạt động thương lượng, hoà giải đã được đề cập đến: ‘ Trong quá trình xử lý, trọng tài cần chú ý giúp đỡ các xí nghiệp, cơ quan nhà nước tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các xí nghiệp và cơ quan hữu quan thực hiện tốt hop đồng kinh tế..” (Điều 2). Do nhu cầu của nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Nha nước ta đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996), trong đó có quy định: “ Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc giữa các bên là liên doanh cũng như các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải. Điều này, dẫn đến các bên, hoà giải viên khi sử dụng phương thức thương lượng, hoà giải tranh chấp thương mại không được biết vận dụng như thế nào, kết quả thương lượng, hoà giải có giá trị như thế nào..Có nhiều vấn đề của thương lượng, hoà giải trong giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay còn bỏ ngỏ, cần có sự nghiên cứu một cách tổng hợp để xây dựng chế định pháp luật quy định về những vấn đề chung nhất của thương lượng, hoà giải.

    KINH NGHIỆM CUA MOT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP THƯƠNG MAI BẰNG

      Việc thiết lập một thiết chế phục vụ cho hoạt động hoà giải ở Trung Quốc đã có vai trò to lớn, nhiều tranh chấp dân sự (nghĩa rộng) được giải quyết, các nhà kinh doanh có cơ hội lựa chọn hoà giải viên với quy trình hoà giải ngắn gọn, rừ ràng sẽ giỳp cỏc bờn giải quyết tranh chấp được nhanh chóng mà vẫn trong khuôn khổ pháp luật dựa trên sự kết hợp giữa hoà giải với tố tụng tư pháp là điểm đáng để cho chúng ta học tập khi xây dựng. Do vậy Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) đã ban hành quy tắc trung gian và hoà giải bao gồm 20 vấn đề từ việc áp dụng các quy tắc của SIAC, yêu cầu trung gian hoà giải theo quy tắc này, quy định về việc SIAC mời mỗi bên tranh chấp, về trách nhiệm chỉ định người trung gian, các tình huống của việc chỉ định, Về việc ký một thoả thuận trung gian, Người tiến hành việc trung gian, Đại diện các bên, Tóm tat quan điểm , Về việc tổ chức phiên họp trung gian, Về tính chất riêng tư kín đáo, Cách thức giải quyết, tiết lộ thông tin cho các bên, Về nguyên tắc cơ bản tính bảo mật,. * Việc tìm hiểu về các quy định về hoà giải tranh chấp thương mại ở các tổ chức quốc tế và ở một số nước nói trên cho thấy hoà giải không chỉ được các nhà kinh doanh, các luật sư công nhận là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại một cách hữu hiệu mà còn được các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền sử dụng để giải quyết các tranh chấp thương mại với những kết quả khả quan.

      KET LUAN CHUONG 1

      Nhìn nhận xu hướng phát triển về lâu dai, có thể thấy rằng thương lượng, hoà giải là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại đang. Các nước và các tổ chức quốc tế có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thương lượng, hoà giải các tranh chấp thương mại. Những kinh nghiệm đó, các quy định về hoà giải có tính mẫu mực đó cần được nghiên cứu học tập và áp dụng có chọn lọc, có hiệu quả vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định pháp lý về giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng, hoà giải ở Việt Nam.

      PHƯƠNG THỨC THƯƠNG LƯỢNG, HOÀ GIẢI

      PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG CỦA VIỆC XÂY DỤNG, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG

      Xây dựng, hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại vừa phải bảo đảm khắc phục, tháo gỡ những vướng mắc, bức xúc trước mắt, vừa hướng tới sự phát triển lâu dài theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, bảo đảm sự phù hợp với các điều kiện về tổ chức, vật chất, trình độ dân trí, năng lực đội ngũ thẩm phán, trọng tài viên để pháp luật được thực thi nhanh chóng và hiệu quả vào cuộc sống. Một là: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng, hoà giải, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các quy định về giải quyết tranh chấp kinh doanh trên thế giới để xây dựng hoàn thiện các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hoà giải mang bản sắc Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế, tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu của các nhà kinh doanh, nhằm phát huy những mặt tích cực của phương thức thương lượng, hoà giải trong giải quyết tranh chấp thương mại thì cần phải tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, thành lập hiệp hội, Viện hoà giải hoặc Trung tâm hoà giải tranh chấp thương mại với tính chất là địa chỉ cho các bên lựa chọn hoà giải viên khi có tranh chấp xảy ra.

      NHỮNG KIẾN NGHỊ CỤ THE NHẰM XÂY DỤNG, HOÀN THIỆN PHAP LUAT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHAP THUONG MAI BANG

      Nhưng các hoạt động thương lượng, hoà giải còn đang thiếu các hành lang pháp luật cần thiết để vận hành và phát triển.

      PHƯƠNG THUC THƯƠNG LUONG, HOA GIẢI

      Các hoà giải viên cần phải thoả mãn các tiêu chuẩn như: Có trình độ cao đẳng, đại học về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật; nhiệt tình, trung thực; Có nghệ thuật thương lượng, đàm phán để định hướng hành động cho người khác; Có trình độ ngoại ngữ cần thiết. Việc tổng kết về các vụ tranh chấp thương mại đã được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải là rất cần thiết để các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật, những người làm công tác giảng dạy, đào tạo và đặc biệt là các nhà kinh doanh tham khảo trong việc giải quyết những vấn đề về hoặc liên quan tới việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng, hoà giải. Xây dựng môn học về thương lượng, hoa giải trong các trường kinh tế, trường luật đặc biệt là trong Học viện Tư pháp nhằm trang bị cho các nhà kinh doanh, các luật sư, thẩm phán tương lại những kiến thức cần thiết và kỹ năng cân thiết về thương lượng, hoà giải trong giải quyết các tranh chấp mang tính dân sự.