Hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh

MỤC LỤC

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số 46A, Đường 19- Đường Bời lời , Phường Ninh Sơn, Thành phố Tây Ninh. Tên luận văn: Nâng cao công tác quản lý vận hành các công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Khai Thác Thủy Lợi Tây Ninh.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

  • Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu tổng quát

    Nội dung chính của luận văn là trên cơ sở thực trạng công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh, nghiên cứu đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển, nâng cao công tác quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi do công ty quản lý, góp phần đưa công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi công ty ngày càng khoa học hơn. Luận văn hệ thống hóa một số nội dung lý luận, khái niệm nâng cao chất lượng công tác quản lý công trình thủy lợi của Công ty, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý công trình thủy lợi của Công ty góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm về nâng cao vai trò công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh trong giai đoạn hiện nay.

    CƠ SỞ LÝ LUẬN

    Cơ sở lý luận thủy lợi, công trình thủy lợi 1. Khái niệm

      Hệ thống công trình thủy lợi: Bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định. Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm: Công trình đầu mối, mạng lưới kênh mương, các công trình trên kênh…. a) Công trình thủy lợi đầu mối: là công trình thủy lợi ở vị trí khởi đầu của hệ thống tích trữ, điều hòa phân phối, cấp, điều tiết nước hoặc công trình ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước. Nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thời tiết khí hậu thuận lợi thì đó là môi trường thuận lợi để nông nghiện phát triển nhưng khi gặp những thời kỳ mà thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của nhân dân đặc biệt đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng, bởi vì lúa là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.

      Cơ sở lý luận về quản lý khai thác công trình thủy lợi 1. Một số khái niệm

        Sản phẩm của công tác khai thác công trình thủy lợi là hàng hóa đặc biệt có tính chất đặc thù riêng biệt. Sản phẩm là khối lượng nước tưới, tiêu phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cho sinh hoạt. công trình thủy lợi muốn phát huy hiệu quả phải được xây dựng kênh mương đồng bộ khép kín từ đầu mối đến tận ruộng. Mỗi công trình, hệ thống công trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một vùng nhất định theo thiết kế không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu nước theo yêu cầu thời vụ, phải đều có một tổ chức Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các hộ sử dụng. Nhiều nông dân được hưởng lợi từ một công trình thủy lợi hay nói cách khác một công trình thủy lợi phục vụ cho nhiều người dân trong cùng một khoảng thời gian. Cơ sở lý luận về quản lý khai thác công trình thủy lợi. kế ban đầu và mục đích phục vụ của công trình, đồng thời nhằm bảo đảm phát huy hết năng lực và công suất làm việc của các công trình thủy lợi. Các công trình thủy lợi được quản lý theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Cần phải ban hành các luật cụ thể về khai thác sử dụng các công trình thủy lợi để hướng các cá nhân, các công ty, doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh sản xuất phù hợp với mục đích bảo vệ công trình. công trình thủy lợi cần phải giao cho các tổ chức của địa phương đặc biệt quan tâm tới cộng đồng quản lý dưới các hình thức ban tự quản và nhóm sử dụng nước. Mặt khác, phải điều tra hiện trạng các công trình thủy lợi, lên quy hoạch duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ công trình. Khẩn trương tiến hành các chương trình dự án duy tu, sữa chữa, nâng cấp và làm mới các công trình để đảm bảo cho sự phát triển. + Khai thác: là tổng hợp những hoạt động để những sản vật có sẵn trong tự nhiên, những đối tượng nhân tạo được sử dụng một cách hợp lý nhằm tận dụng hết khả năng tiềm tàng vào phục vụ mục đích của con người. + Khai thác công trình thủy lợi: là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của công trình thủy lợi để phục vụ đa mục tiêu các ngành nghề nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Các bước quản lý công trình thủy lợi. Trong công tác quản lý công trình thủy lợi gồm các bước sau:. Lập kế hoạch: Là một hoạt động của quá trình quản lý mà con người cần hướng vào mục tiêu để đạt được mục đích chung. Tổ chức: Là quá trình liên quan đến mục tiêu, kế hoạch và xác định trao trách nhiệm quyền quản lý cho các tổ chức cá nhân để có hiệu quả nhất. Điều hành, vận hành: Là những hoạt động để xác định phạm vi, quyền hạn ra quyết định, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, tăng cường quản lý có sự tham gia của cộng đồng và đảm bảo đúng mức độ, mục đích. Thúc đẩy: Nhằm tìm ra được những mặt lợi để thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý sử dụng có hiệu quả nhất. Kiểm soỏt và theo dừi: Là quỏ trỡnh theo dừi, đỏnh giỏ kết quả đạt được. Nội dung công tác quản lý công trình thủy lợi. Tổ chức bộ máy quản lý khai thác công trình thủy lợi. Công trình thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng không những phục vụ trong sản xuất nông nghiệp mà còn có vai trò lớn trong việc cung cấp nước, tiêu nước phục vụ đời sống nhân dân, cung cấp nước cho các ngành khác phát triển như công nghiệp, dịch vụ,… Nếu quản lý và sử dụng không hợp lý, các công trình thủy lợi có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội, đặc biệt là lũ lụt. Chính vì thế, nhà nước cần có các quy định cụ thể trong việc tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi. Như vậy, tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi của địa phương được giao cho UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý khai thác. Tùy thuộc các địa phương khác nhau, công tác tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi khác nhau nhưng Sở NN&PTNT là cơ quan trực tiếp được UBND tỉnh giao phó công tác tổ chức quản lý, vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Tổ chức quản lý công trình thủy lợi có thể bao gồm nhiều bên liên quan khác nhau. Khi phân tích đánh giá công tác quản lý CTTL cần phải xác định cụ thể chức năng, phạm vi và nhiệm vụ của tổ chức trong mối quan hệ chặt của các đơn vị khác. Công tác quản lý CT. - Đo đạc, quan trắc, giám sát, kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn công trình thủy lợi;. - Quản lý, tổ chức bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố công trình, máy móc, thiết bị; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;. - Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai và phương án bảo vệ công trình thủy lợi;. - Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý công trình thủy lợi. Công tác quản lý nước. a)Thu thập thông tin dự báo khí tượng thủy văn; đo đạc, quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực; quan trắc, dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, úng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, số lượng, chất lượng nước; kiểm kê nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, phân tích nhu cầu sử dụng nước;. b)Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước, sử dụng nước; kiểm soát chất lượng nước, xâm nhập mặn; thực hiện phương án ứng phó thiên tai;. c)Bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kiểm tra,kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào CTTL;. d)Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý, phân phối nước trong hệ thống công trình thủy lợi. Trong quản lý nhà nước, tác động của hoạt động quản lý được hiểu là việc xem xét theo định kỳ một cách hệ thống và khách quan kết quả đạt được của đối tượng tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được,đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chí đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

        Kinh nghiệm quản lý khai thác công trình thủy lợi của một số địa phương trong nước

          Việc xỏc định cống đầu kờnh chưa thật sự rừ ràng nờn khú cho việc xỏc định chi phớ đầu tư tu bổ nâng cấp co6g trình sẽ lấy từ nguồn vốn do dân đóng góp hay từ nguồn thủy lợi phí phí cấp bù; Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc xử lý vi phạm khai thác và bảo vệ công trình chưa được coi trọng; chẳng hạn, việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi khai thác và bảo vệ hệ thống sông trục chỉ mới tiến hành trên một số sông trục chính, còn lại hầu như chưa được quản lý. Phân cấp quản lý khai thác: Từ năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phân cấp, giao cho Công ty TNHH Một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý 74 công trình thủy lợi (bao gồm 36 hồ chứa, 33 đập dâng, 4 trạm bơm tưới và 01 trạm bơm tiêu). Còn lại 1.140 danh mục công trình thủy lợi được giao cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quản lý. Hiện tại Công ty TNHH MTV Khai thác TL Thái. người, cao đẳng 7 người, trung cấp 89 người, sơ cấp 73 người còn lại là công nhân hợp đồng chưa qua đào tạo).

          THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH

          Giới thiệu Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh 1. Quá trình hình thành và phát triển

            Phòng Quản lý nước - Công trình lập kế hoạch tưới tiêu, kế hoạch dùng điện từng vụ, cả năm, thông qua phòng kế hoạch tổng hợp, giúp Giám đốc trình cấp trên xét duyệt và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt; chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý (Xí nghiệp, Trạm thủy lợi liên huyện) thực hiện kế hoạch được duyệt; Lập quy trình vận hành hệ thống trình cấp có thẩm quyền xét duyệt; điều hành hệ thống công trình tưới tiờu theo quy trỡnh được duyệt, theo dừi thực hiện và bổ sung quy trỡnh; điều hành hệ thống tưới tiêu, điều hòa phân phối nước, tiêu nước công bằng hợp lý đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất kịp thời vụ; phòng chống bão, lụt và đảm bảo an toàn công trình, hạn chế ỳng hạn và thiệt hại do thiờn tai gõy ra tới mức thấp nhất; kiểm tra theo dừi, phỏt hiện và xử lý kịp thời các sự cố trong hệ thống công trình thủy lợi đồng thời thực hiện tốt việc duy tu bảo dưỡng công trình, sửa chữa nâng cấp công trình, máy móc thiết bị;. - Về cơ cấu lao động theo độ tuổi: Độ tuổi dưới 30 còn thấp, công ty cần phải xem xét bổ sung để đảm bảo lực lượng kế thừa, đồng thời giảm tỷ trọng lao động từ 50 tuổi trở lên vì độ tuổi này đã là lao động già, không còn sức phần đấu cũng như giảm về thể lực; Lao động độ tuổi từ 30 đến dưới 50 tuổi chiếm tỷ trọng khá cao nhưng phù hợp với đặc điểm của công ty, NLĐ trong độ tuổi này có độ chín muồi cả về chuyên môn và kinh nghiệm do đó hiệu quả làm việc, chất lượng công việc sẽ cao hơn so với hai nhóm tuổi còn lại, hơn nữa sự ổn định, mức độ gắn bó lâu dài với công ty cũng cao hơn so với hai nhóm tuổi còn lại; cụ thể, nhóm lao động dưới 30 tuổi là những thanh niên trẻ, giàu nhiệt huyết, thích sự thay đổi, thách thức và cơ hội nên họ dễ dàng rời bỏ công ty khi có cơ hội mới, bên cạnh đó kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của nhóm lao động này chưa được chín muồi nên cần nhiều sự đầu tư của công ty.

            Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh.
            Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh.

            Hiện trạng của hệ thống công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh quản lý khai thác

              Còn nhóm lao động trên 50 tuổi tuy đã chín muồi cả về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nhưng vì họ đã có tuổi, chuẩn bị về hưu nên sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc phần nào đã bị giảm sút. Công ty được giao quản lý 10 trạm bơm điện (08 trạm bơm phía Tây sông Vàm Cỏ, 01 trạm bơm xã Phan thuộc huyện Dương Minh Châu, 01 trạm bơm N2 thuộc huyện Tân Biên).

              Bảng 2.7. Thống kê các Trạm bơm điện do Công ty quản lý
              Bảng 2.7. Thống kê các Trạm bơm điện do Công ty quản lý

              Các hoạt động quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh

                Các hoạt động quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi tại Công ty. * Các công trình kênh tưới, tiêu và công trình trên kênh nằm trong hệ thống tưới tự chảy của hồ Dầu Tiếng có diện tích lớn hơn hoặc bằng 50 ha và các công trình kênh tưới, tiêu nằm ngoài hệ thống tưới tự chảy của hồ Dầu Tiếng có quy mô tưới, tiêu liên huyện. b) Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã giao cho Tổ chức hợp tác dùng nước quản lý, khai thác và bảo vệ đối với các công trình quy mô nhỏ hơn và các kênh tưới, tiêu, kết hợp tưới tiêu trên địa bàn huyện, thị không thuộc hệ thống công trình thủy lợi do doanh nghiệp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, cụ thể như sau:. * Các công trình đầu mối độc lập, gồm các loại hình sau:. - Hồ chứa: Hồ chứa có dung tích chứa dưới 1.000.000 m3 nước trở xuống hoặc có chiều cao đập dưới 12 m trở xuống phục vụ diện tích tưới trong phạm vi huyện, xã, liên xã hoặc cấp hành chính tương đương;. - Đập dâng: Đập dâng có chiều cao đập dưới 10 m trở xuống, có quy mô tưới phạm vi xã, liên xã hoặc cấp hành chính tương đương;. - Trạm bơm: Trạm bơm điện phục vụ phạm vi xã, liên xã hoặc có diện tích tưới, tiêu thiết kế nhỏ hơn 200 ha. * Các công trình kênh tưới, tiêu và công trình trên kênh nằm trong hệ thống tưới tự chảy của hồ Dầu Tiếng có diện tích nhỏ hơn 50 ha và các công trình kênh tưới, tiêu nằm ngoài hệ thống tưới tự chảy của hồ Dầu Tiếng có quy mô tưới, tiêu trong phạm vi huyện. c) Tổ chức hợp tác dùng nước, hộ gia đình, cá nhân có thể hợp đồng với các doanh nghiệp để quản lý công trình, kênh mương trước cống đầu kênh và được trích một phần kinh phí từ nguồn cấp bù thủy lợi phí của Nhà nước, tỷ lệ và mức trích cụ thể theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi đầu mối với Tổ chức hợp tác dùng nước trên cơ sở khối lượng, nội dung công việc thực hiện, diện tích phục vụ trong phạm vi hợp đồng và theo quy định hiện hành của Nhà nước. Sau khi kế hoạch (bao gồm: danh mục, khối lượng, đơn giá, kinh phí) được Công ty phê duyệt, các Xí nghiệp tiến hành tổ chức thực hiện để phục vụ tưới. Thực trạng công tác quản lý nước phục vụ sản xuất. Công ty được UBND tỉnh giao quản lý 1 hồ chứa vừa và lớn với tổng dung tích trên 10 triệu m3 nước. Tất cả các nguồn nước được thiết kế cấp cho NN theo tần suất thiết kế p = 75%. Tuy nhiên qua quá trình khai thác cho thấy những năm thời tiết thuận lợi thì lượng nước các hồ đập đảm bảo theo nhu cầu sử dụng. Những năm xảy ra hạn để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, Công ty phải sử dụng các biện pháp tưới hỗ trợ, tưới chống hạn như sau:. Đối với các hệ thống tưới kết hợp giữa hồ chứa và trạm bơm: Lập kế hoạch phối hợp điều tiết tưới tối ưu giữa hồ chứa và trạm bơm, với phương châm đầu vụ tăng cường các trạm bơm tưới, nước các hồ chỉ ưu tiên tưới cho các vùng không tưới được trạm bơm , dành để tưới giai đoạn cuối vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. - Tổ chức tưới luân phiên cho các kênh, từ kênh cấp 1 trở xuống, ngay sau khi kết thúc giai đoạn gieo sạ. - Áp dụng chế độ tưới nông - lộ - phơi cho cây lúa, kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho cây trồng cạn để tiết kiệm nước và giảm thiểu phát thải khí CH4 gây hiệu ứng nhà kính. Nhờ thực hiện tốt các giải pháp chống hạn nêu trên Công ty vẫn đảm bảo đủ nước chống hạn phục vụ SXNN và các ngành nghề khác. Lập và thực thi kế hoạch sử dụng nước a) Lập kế hoạch sử dụng nước.

                Bảng 2.10. Tình hình khai thác quản lý trạm bơm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh  giai  đoạn 2015 – 2017
                Bảng 2.10. Tình hình khai thác quản lý trạm bơm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015 – 2017

                Đánh giá quy trình vận hành CT

                Cơ cấu tổ chức quản lý khoa học, phát huy hết trách nhiệm của các bộ.

                Đánh giá công tác QLKT, sử dụng nước 16.Quản lý nước phù hợp, đúng quy

                  Phần lớn các công trình TL chúng ta được xây dựng trước đây, công nghệ lạc hậu thậm chí không có gì, chủ yếu từ “được làm từ đất”, qua thời gian năm tháng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, điều kiện kinh tế khó khăn, dàn trải,… đã ảnh hưởng lớn đến công tác duy tu, bảo dưỡng công trình. Việc hỗ trợ người dân thông qua chính sách miễn, giảm TL phí là cần thiết nhưng phương thức chi trả theo hình thức gián tiếp (phần lớn cấp bù qua doanh nghiệp), nên chưa gắn kết được trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với người hưởng lợi, giảm tiếng nói, vai trò giám sát của người dân trong dịch vụ cung cấp nước đồng thời tạo tâm lý sử dụng nước lãng phí. Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý bất cập hiện nay đã hạn chế sự tham gia của các thành phần kinh tế và người hưởng lợi trong QLKT CTTL. Các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là người dân chưa được tạo điều kiện để tham gia. Chính quyền cấp xã và các tổ chức đoàn thể cơ sở chưa quan tâm đến quản lý CTTL, mà coi đó là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp khai thác CTTL. Nhiều CTTL phân cấp cho xã quản lý nhưng không có chủ quản lý thực sự. c) Khoa học công nghệ chưa bám sát yêu cầu sản xuất, thiếu động lực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nguồn nhân lực còn hạn chế. Khoa học công nghệ mặc dù được quan tâm đầu tư rất nhiều bằng nguồn lực trong nước và quốc tế nhưng việc áp dụng và hiệu quả hạn chế: chưa bám sát hoặc dự báo đúng nhu cầu thực tế, chậm áp dụng công nghệ tiên tiến trong dự báo hạn, úng, xâm nhập mặn, hỗ trợ ra quyết định trong phòng chống thiên tai; nguồn lực phân tán, dàn trải, năng lực công nghệ không được nâng cao, không được đơn vị sản xuất chấp nhận. Hiệu quả hợp tác quốc tế trong việc ứng dụng, học tập kinh nghiệm quốc tế về QLKT CTTL còn thấp. Cơ chế quản lý không tạo được động lực và nhiều lúc còn là rào cản cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là các dự án đầu tư công. Việc nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo động lực, đổi mới công tác QLKT, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành CTTL chưa được quan tâm đúng mức, nhất là kỹ thuật sử dụng nước tiết kiệm. d) Cải cách thể chế, cải cách hành chính chậm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao. QLKT CTTL chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế bao cấp, với hình thức giao kế hoạch, theo cơ chế cấp phát-thanh toán không gắn với số lượng, chất lượng sản phẩm nên việc hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức, gây nên sự trì trệ, yếu kém trong QLKT CTTL. Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực để người dân tham gia xây dựng, QLKT CTTL nội đồng. Thiếu cơ chế, động lực để thu hút nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao. Thiếu thể chế ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, lao động của nhà nước. Phân giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cơ quan chuyên ngành và các cơ quan phối hợp trong quản lý tài nguyên nước, QLKT CTTL thiếu tính khoa học và chưa phù hợp với xu hướng đổi mới quản lý dịch vụ công theo cơ chế thị trường. Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động QLKT CTTL chưa phù hợp, nên hiệu lực và hiệu quả chưa cao. e) Nhận thức về QLKT và bảo vệ CTTL còn hạn chế.

                  ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

                  Định hướng, mục tiêu về hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trỉnh thủy lợi trên địa bàn Tỉnh Tây Ninh

                    Tập trung nghiên cứu, hướng dẫn thiết kế các hệ thống TL nội đồng, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chế tạo các cấu kiện, thiết bị cho xây dựng, gắn với xây dựng giao thông nội đồng để áp dụng phương thức canh tác NN tiên tiến, nghiên cứu hệ thống TL đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển thủy sản bền vững theo quy hoạch tái cơ cấu của từng hệ thống. Nâng cao hiệu quả QLKT CTTL hiện có, phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế và ngành NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhằm: (i) Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của hệ thống CTTL, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, phục vụ nền SXNN đa dạng và hiện đại, bảo đảm an toàn CT, chủ động ứng phó với BĐKH; (ii) Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển nền SXNN theo hướng hiện đại, ưu tiên các cây trồng cạn chủ lực, phát triển thủy sản; (iii) Đẩy mạnh cung cấp các dịch.

                    Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trỉnh thủy lợi của Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh

                      Từ kết quả đánh giá, căn cứ vào Đề án tái cơ cấu NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (theo Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện đề án tái cơ cấu ngành NN đến năm 2020) và tổng thể quy hoạch phát triển ngành NN Tây Ninh đến năm 2020 (theo Quyết định số 2211/QĐUBND ngày 15/10/2014 của UBND tỉnh Tây Ninh), nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đại phương để điều chỉnh nhiệm vụ của hệ thống CTTL. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cung cấp nước mặn, ngọt chủ động, đảm bảo chất lượng nước cho khu vực nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp nguồn nước. Rà soát an toàn đập. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa, rà soát các hồ đập hư hỏng, xuống cấp và đề xuất biện pháp sửa chữa, nâng cấp; kiểm định đập, đánh giá lại khả năng xả lũ có xét đến BĐKH và phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành, từng bước nâng mức đảm bảo theo chuẩn mực quốc tế cho hồ chứa lớn; tăng cường năng lực dự báo lũ và từng bước vận hành thời gian thực cho hồ chứa lớn; tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu trong trường hợp khẩn cấp. Tiếp tục lập và trình duyệt Quy trình vận hành hồ chứa cho 01 CT chưa có quy trình vận hành, gồm các hồ chứa Tha La. Tăng cường quản lý các hệ thống CTTL. a) Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý CT theo đúng quy định đảm bảo an. toàn hồ đập, CT kênh mương. Để làm tốt công tác này cần tập trung các giải pháp sau:. - Phân đoạn CT giao cho công nhân quản lý cụ thể. - Phối hợp với địa phương giải toả các trường hợp vi phạm hành lang CT và ngăn chặn tái lấn chiếm. - Tổ chức kiểm tra CT trước mùa mưa lũ, chủ động lập phương án PCLB cho các hồ đập. - Mùa mưa lũ tổ chức trực PCLB tại các đầu mối hồ đập nghiêm túc, thực hiện tích nước và xả lũ đúng quy trình. - Tổ chức làm tốt công tác kiểm định an toàn đập nhằm đánh giá sự an toàn CT để có biện pháp quản lý. b) Chủ động lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa thường xuyên trước lúc vào vụ, đảm bảo kênh mương thông thoáng dẫn nước tưới tốt. Đặc biệt các trạm bơm phải có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng đảm bảo vận hành tốt, không để xảy ra tình trạng hư hỏng phải sửa chữa giữa vụ ảnh hưởng đến bơm tưới. c) Xây dựng kế hoạch sửa chữa nâng cấp các CT bị xuống cấp để đảm bảo phục vụ tưới; Bổ sung thêm các CT xây dựng mới phù hợp với phương án chống hạn, đáp ứng nhiệm vụ tưới tiêu cho các địa phương. d) Cỏc CT ngăn mặn giữ ngọt phải chỳ trọng trực theo dừi mực nước, tuõn thủ nội quy vận hành đảm bảo tuyệt đối không để mặn xâm nhập, giữ được nước ngọt theo thiết kế để các đơn vị bơm. đ) Tổ chức nạo vét đất các lòng hồ nhằm tăng dung tích chứa nước, ứng phó với BĐKH. e) Tiếp tục triển khai và thực hiện phương án bảo vệ CT; Xây dựng quy chế phối hợp với các địa phương nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ, đảm bảo CT an toàn trong quá trình tưới tiêu phục vụ sản xuất. f) Triển khai công tác cắm mốc chỉ giới để tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý CT được chặt chẽ hơn. g) Chính quyền các cấp cần phối hợp chặt chẽ với Công ty trong công tác phòng chống thiên tai, hạn hán, lũ lụt nhằm hạn chế thiệt hại cho các địa phương trong vận hành quản lý các CTTL. Tăng cường quản lý tưới, tiêu. a)Sử dụng các nguồn nước phải tiết kiệm, các Xí nghiệp phải lập kế hoạch điều tiết nước cho từng hệ thống cụ thể, với phương châm tưới tiết kiệm, không để xảy ra hạn vụ Hè Thu. b)Tăng cường áp dụng các biện pháp tưới tiêu khoa học tiết kiệm nước để mở rộng diện tích tưới và đáp ứng nhu cầu cấp nước cho khu công nghiệp. c) Chủ động lập Phương án chống hạn cho các hệ thống, sẳn sàng đối phó khi có hạn hán xảy ra. Phương án chống hạn phải được lập hàng năm cụ thể cho từng hệ thống bao gồm các giải pháp sau:. - Giải pháp CT: Xây dựng trạm bơm giã chiến chống hạn. Nạo vét các kênh tiêu, hói tiêu. Đắp các đập giữ nước tạo nguồn để bơm. Khoanh vùng cho các HTX có điều kiện bơm hỗ trợ cho hồ đập. Giải pháp phi CT: Huy động CBCNV bám sát kênh mương để điều tiết tưới theo kế hoạch. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện phương án chống hạn. Như quy hoạch lại vùng trồng lúa, chuyển đổi cây trồng. Tăng cường kiểm tra các Xí nghiệp để hướng dẫn và chấn chỉnh những sai sót trong điều tiết nước. Hàng tháng phải cân đối lượng nước sử dụng để có biện pháp tưới cho các tháng sau. d) Tiếp tục điều tra diện tích tưới của các HTX, nắm chắc diện tích phục vụ, nhất là diện tích các HTX bơm do Công ty tạo nguồn nhằm tăng diện tích tưới. - Công nghệ, giải pháp tưới tiên tiến tiết kiệm nước, công nghệ cao (viễn thám, công nghệ không gian). - Việc áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý vận hành CTTL; dự báo, cảnh báo sớm phục vụ vận hành hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại. Giải pháp về đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông. a) Công ty cần tích cực phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan thực hiện tuyên truyền, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trong quản lý khai thác và bảo vệ CTTL, đặc biệt là chính sách miễn, giảm TLP, thông qua các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo chí để nâng cao ý thức bảo vệ CTTL, sử dụng nước tiết kiệm qua đó nâng cao hiệu quả CTTL. Cụ thể như sau:. - Xây dựng kế hoạch, nội dung thông tin, tuyên truyền trong QLKT CTTL;. - Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình để tuyên truyền;. - Lồng ghép các hoạt động thông tin, tuyên truyền về QLKT CTTL trong nội dung. - Định kỳ tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, triển khai nhiệm vụ, tổng kết công tác tưới tiêu…;. - Tổ chức trao đổi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình thực tế. b) Phát động phong trào toàn dân làm TL thông qua Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể để vận động toàn dân tham gia QLKT và bảo vệ CTTL. c) Phổ biến các mô hình quản lý khai thác và bảo vệ CTTL tiên tiến, hiệu quả, bền vững để phát triển và nhân rộng trên phạm vi cả nước.