Địa vị pháp lý của con chưa thành niên theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

MỤC LỤC

Địa vị pháp lý của con chƣa thành niên

Địa vị pháp lý về cơ bản đó chính là vị trí của một chủ thể pháp luật, nó được đánh giá dựa trên mối quan hệ của chủ thể đó với các chủ thể khác, trong khuôn khổ pháp luật. Như vậy, mỗi loại chủ thể pháp luật khác nhau sẽ đều có địa vị pháp lý mang những đặc trưng riêng, điều đó có thể giúp chúng ta phân biệt được các chủ thể pháp luật khác nhau. Cụ thể nói đến địa vị pháp lý ở đây chính là chủ yếu đề cập đến quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định cho chủ thể đó, cũng tức là nói quyền và nghĩa vụ là công cụ giúp xác định được vị trí và tầm quan trọng của một chủ thể trong các mối quan hệ pháp luật. Bằng cách thức đó, chúng ta có thể xác lập được những quyền lợi cũng như giới hạn chủ thể. Liên quan đến đề tài nghiên cứu, địa vị pháp lý của con chưa thành niên có thể hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho người con ở độ tuổi chưa thành niên, là vị trí và giới hạn của đối tượng này so với các chủ thể khác trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Người con chưa thành niên có vai trò như thế nào, trách nhiệm ra sao đối với gia đình nói chung và với các thành viên khác, được hưởng những quyền lợi gì dưới sự bảo hộ của pháp luật. Tất cả những yếu tố đó, sẽ thiết lập nên vị trí pháp lý trong gia đình của đối tượng con chưa thành niên. Quyền và nghĩa vụ của con chƣa thành niên 2.1. Quyền của con chƣa thành niên. Theo thường lệ, quyền của mỗi cá nhân sẽ được phân chia ra thành quyền nhân thân và quyền tài sản. Tuy nhiên, ở đề tài khóa luận này, trên cơ sở các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tôi muốn phân chia các quyền lợi của con chưa thành niên ra thành 03 nhóm, mỗi nhóm sẽ bao gồm những quyền có đặc trưng liên quan đến nhau, mức độ ưu tiên, cũng như tầm quan trọng của các loại quyền để thuận tiện hơn cho việc nghiên cứu. Quyền lợi của con chưa thành niên không chỉ được thể hiện qua các quy định cụ thể về quyền dành cho con cái, mà còn được thể hiện qua mối quan hệ nghĩa vụ của cha mẹ đối với con trong gia đình. a) Các quyền lợi cơ bản trong gia đình. Nói đến quyền cơ bản tức là các quyền lợi mà hiển nhiên một cá nhân sẽ phải có. Các quyền này là nằm trong nhóm quyền thiết yếu mà mỗi người con đều nên được tiếp nhận. - Quyền được xác định cha mẹ. Tại sao nói quyền này quan trọng và được ưu tiên đặt lên hàng đầu? Xác định cha mẹ nghe tưởng như đơn giản, hiển nhiên nhưng đây chính là bước mở đầu để mở ra mối quan hệ xác minh quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Một cặp vợ chồng kết hôn theo đúng trình tự thủ tục rồi có con là trường hợp chúng ta thường thấy. Nhưng trong xã hội muôn hình vạn trạng thì xảy ra rất nhiều tình huống mà cần có một sự chứng thực, xác minh của cơ quan nhà nước bảo hộ và công nhận một mối quan hệ. Ví dụ như con ngoài giá thú cần nhận cha, mẹ đẻ; đứa trẻ mồ côi tìm lại được cha mẹ đẻ của mình.. Một khi xác minh được mối quan hệ thì các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các bên mới được thiết lập. Quyền nhận cha, mẹ. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.”. Cũng tại điều luật này có nêu rằng, con đã thành niên khi nhận cha thì không cần có sự đồng ý của mẹ và tương tự, khi nhận mẹ cũng không cần có sự đồng ý của cha. Như vậy có thể rút ra rằng, đối tượng con chưa thành niên mà đề tài đang nghiên cứu thì khi nhận lại người thân là cha hoặc mẹ, cần phải có được sự đồng ý của người kia. - Quyền được sống chung với cha mẹ. Con chưa thành niên có quyền được sống chung với cha mẹ của mình. Không ai có thể phủ nhận hay tách biệt điều này. Một đứa trẻ sinh ra có cha mẹ đẻ, nó có quyền được lựa chọn sống chung với cha mẹ là điều hiển nhiên. Giống với quyền xác định cha mẹ đã nói bên trên, đây là quyền lợi mà pháp luật quy định với mục đích bảo hộ cho người con một cách cơ bản nhất. - Quyền được yêu thương, tôn trọng, phát triển lành mạnh. Chưa cần nói đến bổn phận, tình yêu thương dành cho con cái vốn là bản năng có sẵn của mỗi bậc làm cha, làm mẹ. Dù vậy nhưng luật pháp vẫn phải khẳng định và bảo hộ điều này. Mọi người con điều nên được yêu thương và quan tâm đúng cách. Tình yêu thương có thể được thể hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và lối sống của mỗi gia đình. Luật pháp nhấn mạnh sự yêu thương nhưng không đề cao việc chiều chuộng con cái quá mức. Về cơ bản, mỗi người con cần nhận được sự quan tâm và sự yêu thương từ cha mẹ của mình. Tiến hóa của tình yêu chính là sự tôn trọng. Người con trong gia đình cũng là một cá nhân hoàn chỉnh, đối tượng này cũng cần được nhận sự tôn trọng từ phía các thành viên khác, dù đã thành niên hay chưa thành niên, dù có hay không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Đó là chuẩn mực ứng xử của một gia đình văn minh trong xã hội hiện đại. Khi con được yêu thương và tôn trọng, con sẽ có cơ hội được phát triển lành mạnh. Phát triển lành mạnh ở đây phải ở trên cả ba khía cạnh là thể chất, trí tuệ và đạo đức. - Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng. Ở độ tuổi chưa thành niên, con trẻ chưa có đủ khả năng tự chăm sóc và nuôi dưỡng cho bản thân mình thì có quyền nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng từ cha mẹ. Nuôi dưỡng là việc cha mẹ chăm sóc và cung cấp những thứ cần thiết cho con nhằm tạo điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống của người con. Con đã thành niên đầy đủ hoàn thiện về năng lực thì cha mẹ không có nghĩa vụ bắt buộc phải nuôi dưỡng nữa. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không cùng sống chung với người được nuôi dưỡng hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. - Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Đây vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của con với cha mẹ. Con cái có quyền được chăm lo cho cha mẹ của mình mà không ai có thể ngăn cấm. Giữa các con trong gia đình với nhau thì ai cũng có quyền ngang nhau được chăm sóc và nuôi dưỡng cho cha mẹ mình. Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng. Trẻ em có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở thành công dân có đức, có tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc giáo dục sẽ không chỉ bao gồm việc tạo điều kiện cho con được học tập tại trường lớp, cơ sở giáo dục văn hóa, mà còn là giáo dục nhân cách, lối sống. Ngoài trên trường lớp, cha mẹ là những người có quan hệ mật thiết với con cái nhất, họ là những tấm gương gần gũi và để con cái dễ noi theo nhất. Vì vậy trách nhiệm giáo dục, dạy dỗ con cái nên người của các bậc phụ huynh là vô cùng lớn lao và cần thiết. Các em ngoài có hiểu biết, có văn hóa thì cũng cần phải được giáo dục để trở thành người có đạo đức xã hội. Giáo dục con cái là công việc mà mỗi gia đình cần phải đặc biệt chú trọng bởi trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, mỗi người con có cơ hội được giáo dục từ nhỏ là một cơ hội để xây dựng và phát triển nước nhà trong tương lai. Ở độ tuổi chưa thành niên, đây là độ tuổi dễ uốn nắn và định hình tính cách, hướng đi hơn cả. Người cha, người mẹ, trong khả năng của mình cần phải tự ý thức được trách nhiệm tạo ra môi trường, cơ hội để con cái có thể được học tập và phát triển cả về tri thức và nhân cách một cách tốt nhất. Ngoài các kiến thức về khoa học, xã hội, nhân văn, nên chú trọng cả việc giáo dục cách hành xử đúng đắn cho con ngay từ khi còn nhỏ. Mỗi người con đều có quyền được học tập và phát triển bình thường, bình đẳng như bao người khác. Ngoài sự chủ động từ phía gia đình, Nhà nước cũng đề ra rất nhiều chính sách để nhà trường, trung tâm giáo dục, xã hội tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ các em được học tập trong môi trường bình đẳng. - Quyền được đối xử bình đẳng. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đề cập rất nhiều đến vấn đề bình đẳng giữa các con trong gia đình. Không quan trọng đó là con nuôi hay con đẻ, giới tính của người con. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”. Cũng tại luật này, đó được quy định rừ rằng cha mẹ khụng được phộp phõn biệt đối xử giữa các con trên cơ sở khác biệt giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Con sống chung với cha mẹ trong cùng một môi trường cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục như nhau. Luật chỉ đề cập tới vấn đề các con ở độ tuổi khác nhau, giữa con chưa thành niên và con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động thì có một số quyền và nghĩa vụ khác nhau tùy thuộc vào khả năng và mức độ cần thiết của mỗi đối tượng. Ví dụ như con chưa thành niên thì có quyền được sống chung với cha mẹ bởi đây là đối tượng chưa đủ khả năng để có thể tự lo cho bản thân mình, nuôi dưỡng chính bản thân mình.. Dù là con trai hay con gái thì cũng nên nhận được sự quan tâm và tôn trọng như nhau từ cha mẹ. Tại Việt Nam mặc dù tình trạng “trọng nam khinh nữ” không còn quá nổi cộm và nhức nhối, một phần là nhờ các chính sách tích cực từ Đảng và Nhà nước, tuy nhiên không phải tình trạng này đã thực sự chấm dứt. Càng về các vựng nụng thụn và vựng xa thỡ vấn đề này lại càng rừ nột hơn. Việc truyền bỏ tư tưởng bình đẳng trong cách hành xử với con cái là vô cùng quan trọng để bảo đảm cho sự phát triển ngang nhau giữa các con trong gia đình. b) Các quyền lợi liên quan đến vấn đề tài sản, pháp lý - Quyền có tài sản riêng. Hiện nay, việc con cái có tài sản riêng đã không còn là chuyện xa lạ, thậm chí trong nhiều gia đình, con cái họ đã tích lũy được tài sản riêng từ khi còn rất nhỏ cùng khối tài sản đáng ngưỡng mộ. Quyền có tài sản riêng của con cái được pháp luật ghi nhận rừ ràng tại Điều 75 Luật Hụn nhõn và gia đỡnh 2014. Kể cả ở độ tuổi đã thành niên hay chưa thành niên thì con đều có quyền có tài sản của riêng mình. Tài sản riêng này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Như chúng ta đã biết thì theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì con cũng là đối tượng được xếp vào hàng thừa kế đầu tiên. Nên trước hết, tài sản thừa kế riêng của người con cũng được tính là tài sản riêng. Ngoài ra còn có tài sản mà con được tặng cho riêng. Con đến độ tuổi lao động mà kiếm được thu nhập thì cũng là tài sản riêng của con, kể cả những thu nhập hợp pháp khác. Thêm nữa, các tài sản, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng này thì cũng được bao gồm trong phạm vi nói trên. Quyền và nghĩa vụ của con. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.”. Tuy nhiên, để tránh trường hợp con cái sử dụng tài sản riêng một cách không hợp lý, pháp luật đã quy định trao cho cha mẹ, người giám hộ quyền quản lý, định đoạt tài sản riêng của con trong một số trường hợp nhất định. Khi con đã đủ 15 tuổi trở lên thì có thể tự mình quản lý tài sản riêng của bản thân hoặc nhờ cha mẹ quản lý. Như vậy với đối tượng con chưa thành niên thì độ tuổi ở trong khoảng từ 15 đến 18 tuổi là con cái đã hoàn toàn có khả năng và quyền hạn quản lý tài sản của mình. Còn ở trường hợp con dưới 15 tuổi thì tài sản sẽ do cha mẹ hoặc người được cha mẹ ủy quyền quản lý hoặc định đoạt vì lợi ích của con, số tài. sản này sẽ được giao lại cho con khi con đã đạt đủ tuổi như bên trên, trừ trường hợp giữa cha mẹ và con có thỏa thuận khác với nhau. Về quyền định đoạt tài sản, cũng ở mức từ đủ 15 tuổi là con có thể có quyền định đoạt tài sản riêng, tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ nếu như tài sản riêng đó là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ. Mặc dù khi con dưới 15 tuổi, quyền định đoạt tài sản thuộc về cha mẹ và người giám hộ, nhưng mục đích sử dụng tài sản thì phải là vì lợi ích của con. Hơn nữa, khi con đã đủ 09 tuổi, phải xem xét nguyện vọng từ phía con khi đưa ra quyết định định đoạt tài sản. - Được bồi thường thiệt hại thay. Nói đến quyền này có vẻ không quen thuộc cho lắm, thực chất quyền này được có là từ nghĩa vụ mà cha mẹ phải làm thay cho con mình được quy định tại Điều 74 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Theo đó, hành vi dẫn đến thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình gây ra thì cha mẹ có nghĩa vụ phải bồi thường. Bởi lẽ hai đối tượng này ở trong tình thế không thể tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính nên người thực hiện việc bồi thường thay cho con sẽ là cha mẹ. - Được đại diện thay. Con chưa thành niên thì cha mẹ sẽ là người đại diện. Xét về mặt quyền lợi thì thực chất quyền được người khác đại diện thay cho mình này cũng có những mặt tích cực. Trên khía cạnh pháp lý, ở độ tuổi chưa thành niên, con sẽ bị hạn chế rất nhiều. Vậy nên khi được cha mẹ đại diện thay thì cũng là việc con sẽ được người khác thay. mặt, gián tiếp tham gia vào rất nhiều hoạt động, có thể là giao dịch dân sự, các giao dịch, thủ tục pháp lý. Đó là việc có ý nghĩa làm tăng sự bảo hộ đối với con chưa thành niên, các quyết định được đưa ra cũng sẽ vững vàng, chính xác và đúng đắn hơn. Con có thể thực hiện một số mong muốn, một số giao dịch mà không phải có mặt trực tiếp. Hoặc khi xảy ra một số vấn đề không may, quyền được đại diện sẽ trở nên hữu ích khi hạn chế được tối đa sự ảnh hưởng của những tác động tiêu cực hoặc những vấn đề pháp lý ràng buộc mà con chưa thành niên không nên đối mặt trực diện, ví dụ có thể kể đến như các trường hợp phải làm việc với cơ quan chính quyền hay vướng vào một vụ án hình sự, một vi phạm hành chính. - Quyền được nhận cấp dưỡng. Chúng ta hay nghe đến vấn đề cấp dưỡng khi một cuộc hôn nhân chấm dứt, một bên cha mẹ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con khi không sống chung với con. Về giải thích thế nào là cấp dưỡng, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có đưa ra khái niệm:. Giải thích từ ngữ. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”. Trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, vấn đề cấp dưỡng chỉ được đặt ra đối với vợ và chồng khi họ li hôn. Đối với quan hệ giữa cha, mẹ và con thì phát sinh quan hệ nuôi dưỡng. Nuôi dưỡng khác với cấp dưỡng cơ bản ở chỗ giữa hai bên cho và bên nhận có quan hệ cùng chung sống hay không. Cha mẹ nuôi dưỡng con cái khi họ sống cùng nhau còn cấp dưỡng thì ngược lại. Khi không trực tiếp chung sống với người có nghĩa vụ phải cấp dưỡng thì con chưa thành niên cũng là một trong các đối tượng đương nhiên được nhận quyền này. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau. Việc quy định nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định của con chưa thành niên được đặt ra là hoàn toàn hợp lý. Như vậy, giữa các thành viên trong gia đình sẽ luôn có sự gắn bó chặt chẽ, sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm đối với nhau. Con chưa thành niên cần nhận được cấp dưỡng để có thể có một cuộc sống phát triển bình thường ngay cả khi không được ở cùng với cha, mẹ. Quan hệ cấp dưỡng không chỉ xảy ra khi cha mẹ li hôn mà pháp luật đặt ra trường hợp tổng quát là khi cha, mẹ không sống chung với con hoặc chung sống với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Luật cũng quy định thêm ngay cả khi không còn đối tượng là cha mẹ cấp dưỡng thì con chưa thành niên sẽ còn nhận được cấp dưỡng từ những người thân khác như anh, chị, em, ông bà, cô, dì, chú, bác, cậu ruột. Có thể nói quyền được nhận cấp dưỡng của con chưa thành niên rất rộng và có sự “bền bỉ” cao, pháp luật rất quan tâm đến vấn đề này để đảm bảo cho sự phát triển của con trẻ. Mối quan hệ cấp dưỡng với con chưa thành niên có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:. - Con chưa thành niên đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình. - Con chưa thành niên được người khác nhận làm con nuôi thì cha mẹ sẽ không phải cấp dưỡng nữa, lúc này nghĩa vụ nuôi dưỡng con sẽ được chuyển sang cho cha, mẹ nuôi. - Cha, mẹ đã trực tiếp nuôi dưỡng được con chưa thành niên. - Cha, mẹ tức người cấp dưỡng chết hoặc là con chưa thành niên đó đã chết. Ngoài ra còn một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Mức cấp dưỡng được luật quy định là sẽ do người có nghĩa vụ phải cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc giám hộ của người đó thỏa thuận với nhau, nếu như hai bên không thể đi đến thỏa thuận thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết. Mức cấp dưỡng được xác định dựa trên thu nhập và khả năng của người cấp dưỡng, kết hợp với nhu cầu thiết yếu của người nhận cấp dưỡng. Phương thức cấp dưỡng sẽ được thực hiện định kì theo tháng, quý, nửa năm, hàng năm hoặc cấp dưỡng một lần duy nhất cho toàn bộ quá trình. c) Các quyền lợi liên quan đến quyền trẻ em, quyền con người - Được bày tỏ ý kiến, mong muốn. Đồng ý với quan điểm mỗi thành viên trong gia đình nên đóng góp công sức vào những vấn đề chung, tuy nhiên cha mẹ không được bám vào lí do đó để lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên tham gia vào các công việc nặng nhọc, quá sức mà chỉ được tham gia vào những công việc phù hợp với độ tuổi và khả năng của mình đồng thời không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Nghĩa vụ của con chƣa thành niên

Tuy nhiên, chỉ có đối tượng con đã thành niên mới phải thực hiện loại nghĩa vụ này bởi đến độ tuổi đó, con mới có đầy đủ khả năng về trí tuệ và thể chất để có thể kiếm ra thu nhập dư dả để cấp dưỡng cho cha mẹ trong trường hợp con đã. Nhưng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình rất ưu ái cho đối tượng con chưa thành niên và không áp đặt nghĩa vụ cấp dưỡng cho đối tượng này mà chỉ áp dụng với người con khi đã ở lứa tuổi trưởng thành, tức đã đủ 18 tuổi.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CON CHƢA THÀNH NIÊN

  • Địa vị pháp lý của con chƣa thành niên trong pháp luật về hôn nhân và gia đình tại Việt Nam qua các năm

    Ví dụ như trong quy định về nghĩa vụ cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do hành vi của con mình gây ra, luật hiện hành quy định cha mẹ sẽ bồi thường thay cho con dựa theo tiêu chí xác định con đã thành niên hay chưa và con có bị mất năng lực hành vi dân sự hay không, nhưng luật năm 1986 lại lấy con số 16 tuổi ra làm mốc phân định. Cha mẹ cũng sẽ bị mất đi các quyền có với con mình như nuôi nấng, chăm sóc, giáo dục, đại diện và quản lý tài sản trong một khoảng thời gian nhất định nếu như người cha, người mẹ đó có những hành vi hoặc vi phạm mà có liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến việc được tiếp nhận các quyền, lợi ích một cách bình thường của con chưa thành niên.

    MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CON CHƢA THÀNH NIÊN

    Những mặt tích cực

    Bởi về tính chất cơ bản thì chậm nghĩa vụ cấp dưỡng (bằng tiền) cũng tương tự như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015, mà theo đó, nếu như chậm nghĩa vụ trả tiền, người đó sẽ phải chịu khoản lãi đối với số tiền chậm trả tương xứng với thời gian chậm trả. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có riêng một điều khoản nói về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ xảy ra khi nào tại Điều 118, nhưng lại khụng hề núi rừ thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là khi nào. Vì vậy có các quan điểm khác nhau đang diễn ra về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất là, pháp luật không có quy định cụ thể thời điểm nên Tòa án không cần phải ghi thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con vào quyết định, bản án của Tòa án. Vậy nên thời điểm cấp dưỡng nuôi con được tính từ ngày cha hoặc mẹ gửi đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự để yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Quan điểm thứ hai thì cho rằng mặc dù chưa có quy định cụ thể tuy nhiên theo điểm a khoản 2 Điều 482 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015:. Những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành. Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị:. a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt. Trên thực tế có rất nhiều vụ việc mà trẻ em bị xâm hại cả về thể chất và tinh thần trong chính gia đình và từ những người thân bên cạnh mình, một văn bản gần gũi và trực tiếp điều chỉnh về các mối quan hệ này lại thiếu đi những điều khoản cơ bản về bảo vệ quyền của con chưa thành niên trong các vấn đề về xâm hại trẻ em, bạo lực, xúc phạm thì có thể cho là một thiếu sót cần được bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp.

    Kiến nghị để xây dựng các quy định về địa vị pháp lý của con chƣa thành niên trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

    Còn xâm hại về tinh thần thì có rất nhiều dạng, có thể là xâm phạm, quản lý thái quá đến sự riêng tư của con cái; xúc phạm, nhục mạ, chửi mắng con bằng những lời lẽ nặng nề, thô tục; để con học hỏi và noi theo những thói quen xấu, đồi trụy của chính cha mẹ, cho con tiếp xúc với những tư tưởng và văn hóa lệch lạc, làm ảnh hưởng xấu đến nhận thức và tư duy của con. Có thể trong đề tài này tôi chủ yếu đưa ra những luận điểm và ý kiến nghiêng về việc bảo vệ quyền và lợi ích cho con chưa thành niên, việc bảo đảm nghĩa vụ thì xuất hiện ít hơn, bởi tôi cho rằng, con chưa thành niên không giống như những đối tượng khác đã đủ nhận thức và sự trưởng thành để có thể tự lo cho bản thân, đưa ra các quyết định và phòng tránh khỏi những sự xâm hại.