MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục pháp luật học sinh ở các trường THPT, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang và tiến hành khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của chúng.
- Tổng kết kinh nghiệm: Thông qua các hoạt động giáo dục pháp luật của các đơn vị giáo dục khác và các hoạt động quản lý của CBQL tại đơn vị khác, đút rút những kinh nghiệm mang tính thực tiễn và có giá trị để làm giải pháp cho các hoạt động quản lý giáo dục pháp luật ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. - Phương pháp thống kê toán học: nhằm tổng hợp số liệu điều tra, luận văn sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích số liệu khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học về quản lý giáo dục pháp luật cho HS ở trường THPT huyện Bắc Quang.
Quan điểm về pháp luật dưới góc độ của chủ nghĩa Mác - Lê Nin được hiểu là: “Pháp luật là hệ thống các quy phạm (Các quy tắc xử sự chung và. các nguyên tắc, khái niệm pháp lý) do Nhà nước đặt ra, thừa nhận, hoặc thỏa thuận xây dựng nên và bảo đảm thực hiện, thể hiên ý chí và bảo về lợi ích của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền cũng như toàn xã hội, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và gìn giữ trật tự xã hội” [24, tr. Từ những giải thích trên, luận văn đưa ra khái niệm: GD pháp luật cho HS ở các trường THPT trong bối cảnh hiện nay là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể GD trong và ngoài trường (Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn, GV, phụ huynh, tổ chức chính trị xã hội ngoài trường..) đến HS ở các trường THPT nhằm trang bị cho các em trình độ pháp luật nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn vè pháp luật, tôn trọng và tự giác ứng xử theo yêu cầu của pháp luật trong bối cảnh hiện nay.
GD pháp luật cho HS THPT cung cấp và từng bước mở rộng tri thức pháp lý, sự hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết, nâng cao văn hóa pháp luật cho đối tượng được GD là các HS trong trường THPT, đây là mục đích hàng đầu vì an hiểu về pháp luật, có nhận thức đúng đắng về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật thì HS sẽ hình thành lòng tin vào pháp luật. GV sử dụng phương pháp GD, sử dụng năng lực sư phạm truyền đạt các nội quy, luật gia đình, hôn nhân, luật giao thông, … do Nhà nước ban hành theo từng chủ đề bài học một cách khéo léo và logic, giúp các em tiếp cận dần với những pháp luật Việt Nam, giải thích cho các em cái gì nên và không nên để không vi phạm pháp luật, các hình phạt phải chịu trách nhiệm đối với lứa tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành trong tương lai.
Trong phạm vi trường học, hình thức đánh giá kết quả giáo dục pháp luật sẽ được các GV lồng ghép vào kết quả học tập môn GDCD, hoạt động trải nghiệm trong các môn học, đánh giá qua kết quả xếp loại đạo đức, hạnh kiểm năm học, qua quan sát hiện trường và các hành vi của HS đối với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và cả các cá nhân trong xã hội. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước mong muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN, cần có một hệ thống thiết chế pháp luật chặt chẽ, động bộ với KTXH của đất nước mà tất cả người dân phải nhận thức được đầy đủ vai trò trách nhiệm, nghĩa vụ công dân của bản thân và tuân thủ theo pháp luật, chính vì vậy GD pháp luật cho đối tượng HS ở các trường THPT càng trở nên quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
+ Lập kế hoạch về thời gian tổ chức các hoạt động GD pháp luật cho HS các khối, căn cứ vào nhiệm vụ năm học và thời gian thực hiện các môn học văn hóa chính, các chương trình GD pháp luật sẽ được lồng ghép hợp lý vào từng giai đoạn, đan xen các khối lớp để đảm bảo nguồn lực trong nhà trường phục vụ công tác giảng dạy. + Lập kế hoạch kinh phí phục vụ GD pháp luật, xác định các mục cần sử dụng kinh phí trong GD pháp luật, Hiệu trưởng cùng CBQL đánh giá thực tiễn việc sử dụng kinh phí trong GD pháp luật hiện nay, những CSVC, thiết bị dạy học cần cho công tác giảng dạy nói chung và GD pháp luật nói riêng và lập bảng kê cụ thể nhu cầu cần.
Trong công tác GD pháp luật, mối liên hệ giữa nhà trường và xã hội là không thê tác rời, sự thay đổi của xã hội dẫn tới sự thay đổi của tâm lý nhận thức con người, GD Pháp luật có cơ hội được thực hiện tốt hơn trong môi trường KTXH phát triển, và ngược lại, GD pháp luật sẽ bị hạn chế nhiều nếu ở trong môi trường xã hội còn thiếu thốn, nhận thức của người dân chỉ xoay quanh cái ăn cái mặc mà chưa quan tâm nhiều tới GD. Các thành tố của quả trình GD pháp luật cho HS THPT tại các trường THPT đã được trình bày, nêu bật được sự cần thiết của GD pháp luật trong bối cảnh hiện nay, những mục tiêu cần đạt được của công tác GD pháp luật cho HS các trường THPT, các nội dung giáo dục pháp luật đáp ứng nhu cầu chương trình GDTP mới 2018 phù hợp với lứa tuổi HS khối THPT và các phương pháp, hình thức GD mang tính sư phạm gắn liền với các nội dung.
Các trường THPT đã xây dựng được một môi trường GD thân thiện, củng cố chất lượng GD, lấy HS làm trung tâm, giúp các em phát triển toàn diện không chỉ về kiến thức mà còn phát triển về thể chất, các kỹ năng sống…Đặc biệt về công tác GD pháp luật và đạo đức được các trường hết sức quan tâm, lồng ghép vào các giờ học ngoại khóa hay các giờ văn hóa trong lớp học để tuyên truyền phổ biến cho HS các kiến thức pháp luật cơ bản, các nội dung về quyền con người, quyền công dân cùng các. Nét nổi bật của khối THPT huyện Bắc Quang là CBQL, GV, NV luôn tích cực học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các chuyên đề, hội thảo do Sở và trong nội bộ các trường tổ chức cùng với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của mỗi cá nhân theo lời Bác Hồ dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.
Phỏng vấn em L.T.T.T là HS lớp 11A4 trường Kim Ngọc xã Kim Ngọc, em cho biết: “Chúng em được thầy cô giáo quan tâm GD pháp luật, vào các tiết học giáo dục công dân, hay học văn hóa thầy cô luôn lồng ghép các nội dung liên quan đến vi phạm pháp luật, xây dựng các tình huống để hướng dẫn chúng em giải quyết vấn đề, giúp buổi học trở nên sinh động hơn.Tuy nhiên do số tiết dành cho GD pháp luật còn ít nên theo em thấy phương pháp GD pháp luật mà thầy cô hay sử dụng cũng chỉ dừng lại ở việc lồng ghép các chủ đề trong giờ giáo dục công dân, chúng em rất mong muốn trong chương trình đào tạo sắp tới sẽ bổ sung thêm nhiều tiết học pháp luật để chúng em có thêm nhiều hiểu biết về luật pháp Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau”[phỏng vấn 4/3/2023]. Đánh giá về vấn đề CSVC, thiết bị GD trong nhà trường được sử dụng cho GD pháp luật, đối với CBQL.GV có 14,3% đánh giá tốt, và 58,2% đánh giá khá, còn đối với HS, có 16,4% đánh giá tốt và 49,3% đánh giá khá cho rằng cơ bản CSVC đáp ứng nhu cầu giáo dục, Nhà trường có ứng dụng CNTT trong dạy học, một số phòng có trang bị máy tính, máy chiếu, míc loa phục vụ công tác giảng dạy, ngoài việc thuyết giảng và trình bày nội dung bài giảng theo hình thức truyền thống là sử dụng phấn bảng, các GV có thể chủ động trình chiếu các tài liệu tìm kiếm được về GD pháp luật cho HS tiếp cận theo phương pháp trực quan.
Tóm lại, nhìn vào kết quả đánh giá có thể thấy công tác lập kế hoạch còn nhiều hạn chế, mặc dù cũng có trên 45% đánh giá ở mức độ khá và tốt những số lượng đánh giá mức độ yếu cũng rất nhiều, đa phần các CBQL và GV nhận thấy việc kế hoạch GD pháp luật chưa sát với thực tiễn thực hiện GD trong nhà trường, biết rằng việc phân bổ kế hoạch GD pháp luật lồng ghép vào chương trình GD phổ thông là rất kho khăn do môn pháp luật chưa thực sự là môn học chính khóa trong trường THPT vì vậy không thể phân bổ theo số tiết cụ thể mà chỉ có thể gắn với các giờ học chính khóa như GDCD, tin học, các buổi sinh hoạt đầu giờ, các buổi sinh hoạt cuối tuần… nhưng nhiều trường THPT huyện Bắc Quang còn coi nhẹ vấn đề xây dựng kế hoạch, chưa có sự bố trí phù hợp cả về thời gian, nguồn lực hay là nội dung GD cho các khối lớp. Nhìn chung các hoạt động về tổ chức GD pháp luật cho HS có nhiều đánh giá tốt và khá, nhiều nội dung được hỏi đạt mức độ khá, khi tác giả tiến hành nghiêm cứu cũng cho thấy các trường THPT huyện Bắc Quang đã cố gắng lồng ghép các nội dung GD pháp luật vào truyền đạt cho HS qua các môn học, Hiệu trưởng nhà trường với vai trò quản lý chung và trách nhiệm trong công tác GD đã đi sâu sát vấn đề cố gắn xác định phân bổ nguồn lực cho GD pháp luật mặc dù điều kiện nhà trường còn nhiều khó khăn thiếu thống nhưng cũng đã cùng CBQL và các lực lượng trong ngoài trường tổ chức GD theo kế hoạch, tiến hành tập huấn nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia GD pháp luật để học có thêm kiến thức và hiểu biết sâu hơn về vai trò của GD pháp luật cho HS trong nhà trường.
Mọi hoạt động kiểm tra giám sát còn khá sơ sài, theo đánh giá của một số cán bộ, đa phần là tiến hành kiểm tra đánh giá theo định kỳ kế hoạch, còn đánh giá đột xuất không báo trước rất ít khi thực hiện nên chưa xác định được những nguyên nhân cụ thể dẫn tới GD pháp luật chưa có hiệu quả.Ngoài ra, công tác kiểm tra đánh giá còn chưa tổ chức được những buổi tổng kết tuyên dương hay phê phán cụ thể các đối tường tham gia GD pháp luật và chưa có hình thức răn đe mang tính nghiêm khắc, chủ yếu là nhắc nhở trên quan điểm đồng nghiệp. Đa phần cỏc đối tượng đều nhận định rừ sự ảnh hưởng của mụi trường GD đến GD pháp luật, một môi trường tốt, thầy cô gương mẫu, có truyền thống học tập lâu đời sẽ đảm bảo cho hoạt động GD pháp luật có nền tảng để phát huy giá trị, HS có thể có nhận thức tốt về sự kỷ luật, nội quy trong trường và sẵn sàng tuân thủ pháp luật khi ra ngoài xã hội.
Hoạt động kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch GD pháp luật cho HS trong nhà trường cũng được quan tâm thực hiện, căn cứ vào các nội dung lập kế hoạch được phê duyệt đầu năm, CBQL nhà trường và các lực lượng GD liên quan đã thực hiện nhiệm vụ đôn đốc đánh giá, nhắc nhở các GV hoàn thành tốt nhiệm vụ và xây dựng một môi trường GD nghiêm túc, hoàn thiện đáp ứng xu hướng đổi mới GD và giúp các em HS có các kiến thức toàn diện bổ trợ cho mai sau. Qua tình hình GD pháp luật cho HS các trường THPT huyện Bắc Quang và khảo sát thực trạng hoạt động GD pháp luật cho HS THPT huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giảng có thể thấy bằng nỗ lực trong công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện GD pháp luật một cách nghiêm túc trong nhà trường mà các trường THPT huyện Bắc Quang đã thu được những kết quả nhất định, Pháp luật trở nên phổ biến đối với HS và các em HS có nhận thức tốt hơn về hành vi, tính kỷ luật chấp hành pháp luật của bản thân, tránh xa được nhiều tệ nạn học đường cũng như ngoài xã hội.
Xuất phát từ đặc trưng công tác quản lý là phải thực hiện tốt cả các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát nên các biện pháp đề xuất cần phải được lựa chọn sao cho có tính liên quan mật biệt và đảm bảo tính đồng bộ, chú ý đến các yếu tố tác động vào biện pháp như: đội ngũ GV, CBQL, các điều kiện nguồn lực tài chính, CSVC, thiết bị dạy học, hoạt động quản lý dạy học trong nhà trường…các trường THPT phải luôn thực hiện song song đồng bộ các biện pháp thì mới có thể phát huy thế mạnh của từng biện pháp đề xuất. Nguyên tắc này là yêu cầu các biện pháp quản lý GD pháp luật cho HS phải có nội dung, phương pháp, hình thức thực hiện phù hợp với dặc điểm tình hình địa phương và các trường THTP huyện Bắc Quang, Các biện pháp đưa ra phải nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao từ tập thể CBQL nhà trường, chính quyền địa phương và các lực lượng khác.
Các lực lượng trong trường chung tay tuyên truyền về GD pháp luật, định hướng cho HS nhà trường về tính kỷ luật trong học tập và lao động, Thông qua website của nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo thành lập hẳn một chuyên mục riêng dành cho GD pháp luật do Đoàn thành niên nhà trường và công đoàn nhà trường cùng quản lý, đăng tải các bài viết có ý nghĩa sâu sắc về pháp luật, các bài viết định hướng hành vi tuân thủ pháp luật, nêu gương người tốt việc tốt để cho toàn thể HS trong nhà trường có thê truy cập, đây là hình thức giáo dục khá tích cực trong bối cảnh CNH-HĐH hiện nay, khi CNTT đã từng bước len lỏi vào trong công tác quản lý nhà trường và hầu hết tất cả các em HS đều có máy điện thoại truy cập internet rộng rãi, có thể truy cập thông tin bất cứ lúc nào. Hiệu trưởng có thể mới các lực lượng ngoài trường vào giảng dạy tại Hội trường lớn của nhà trường, sắp xếp các lực lượng trong nhà trường như Đoàn thanh niên, công đoàn trường và các GV cùng hỗ trợ các lực lượng ngoài trường thực hiện các buổi chia sẻ về pháp luật trong bối cảnh hiện nay và nhu cầu của xã hội đối với một công dân được phát triển toàn diện, có kỹ năng, hành vi, thái độ chuẩn mực…Nêu bật vai trò tuân thủ pháp luật của mỗi công dân trong xã hội để HS dần tiếp cận với các khái niệm về nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.
Đồng thời để giúp công tác GD pháp luật thêm hiệu quả, luận văn đề xuất đến biện pháp Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho GV giảng dạy pháp luật và nghiêm túc thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường đây là biện pháp quan trong giúp GV nhà trường có thêm kiến thức chuyên môn vững vàng và hiểu biết sâu sắc hơn về vị trí vai trò của GD pháp luật cho HS trong bối cảnh hiện nay, để từ đó giúp họ thêm có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao phó. Đồng thời, khi đánh giá tính hiệu quả của GD pháp luật không thể không đề xuất đến biện pháp Phối hợp công tác GD pháp luật cho học sinh giữa nhà trường và các lực lượng ngoài trường, nhà trường chỉ mới là một thành tố của hoạt động GD pháp luật cho HS THPT mà để hiệu quả và khả thi hơn thì tất cả các lực lượng trong ngoài trường là gia đình - nhà trường - xã hội phải chung tay thống nhất thực hiện nhiệm vụ GD pháp luật cho HS giúp các em có nhận thức tốt về các hành vi trong xã hội, áp dụng nó vào thực tiễn và tăng thêm năng lực phòng tránh các tệ nạn hiện có trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Qua kết quả khảo sát một số đối tượng về thực trạng GD pháp luật và thực trạng quản lý GD pháp luật cho HS ở các trường THPT huyện Bắc Quang, đã cho thấy công tác GD pháp luật cho HS cơ bản được thực hiện tại các trường THPT, tuy không phải là môn học chính trong nhà trường nhưng các trường đã nhận thức rất tốt về vai trò của pháp luật nên đã có những kế hoạch GD pháp luật song song với GD văn hóa đơn thuần. Trong quá trình thực hiện, công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GD pháp luật luôn được đồng hành thực hiện, CBQL nhà trường thường xuyên thực hiện các cuộc đánh giá hoạt động GD pháp luật ở nhiều phương diện để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, xử lý các vấn đề liên quan đến GD pháp luật, nhắc nhở các đối tượng tham GD pháp luật thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, phải lấy mục tiêu phát triển toàn diện cho HS làm trung tâm GD, đồng thời có kế hoạch tuyên dương, khuyến khích các cá nhân, tổ chức làm tốt công việc GD pháp luật được giao, sẵn sàng phê phán không bao che một số hành vi chưa làm tròn trách nhiệm.