Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Minh Anh

MỤC LỤC

Đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư

- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án.Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên: chủ đầu tư, người được hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là quan hệ giữa các thành viên của Ban quản lý dự án với cơ quan chủ quản – tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các bên cũng khác nhau. Thực hiện dự án thường trong khoảng thời gian dài nên chịu nhiều biến động: Tự nhiên, giá vật tư thiết bị … đồng thời dự án cũng bắt đầu từ ý tưởng mới do vậy có thể chưa chuẩn, cần thay đổi.

Quản lý dự án đầu tư

Trong giai đoạn này, bên cạnh việc nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh: Thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế-xã hội cần phải đặc biệt nghiên cứu đầy đủ, toàn diện mặt tổ chức quản lý của dự án mà cụ thể là phải xác định bộ máy tổ chức quản lý, hình thức và quy mô sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, cơ cấu bộ máy quản trị nội bộ doanh nghiệp và dự kiến phương thức tuyển chọn, đào tạo nhân lực. Một số công việc cụ thể cần được thực hiện để kết thúc dự án là: hoàn chỉnh và cất giữ hồ sơ liên quan đến dự án; kiểm tra lại số sách kế toán, tiến hành bàn giao và báo cáo; Thanh quyết toán tài chính; đối với sản xuất cần chuẩn bị và bàn giao số tay hướng dẫn lắp đặt, các bản vẽ chi tiết, bàn giao dự án, lấy chữ ký của khách hàng về việc hoàn thành; bố trị lại lao động, giải quyết công ăn việc làm cho những người từng tham gia dự án.

Bảng 1.1. Các lĩnh vực của quản lý dự án  1.2.4.3. Quản lý theo chu kỳ của dự án
Bảng 1.1. Các lĩnh vực của quản lý dự án 1.2.4.3. Quản lý theo chu kỳ của dự án

Sự cần thiết phải quản lý dự án đầu tư

Tóm tắt chương 1: Quản lý dự án (Project Management - PM) là công tác hoạch định, theo dừi và kiểm soỏt tất cả những vấn đề của một dự ỏn và điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt. Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xỏc định rừ của cụng việc.

Giới thiệu khái quát công ty Minh Anh .1. Lịch sử hình thành và phát triển

- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác ( Xây dựng nền móng tòa nhà, Thi công công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, và điện chiếu sáng đô thị; Thi công xây lắp, sửa chữa, trung đại tu hệ thống viễn thông; Thi công, xây lắp, sửa chữa, trung đại tu đường dây tải điện và trạm biến áp đến 110kV). - Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan ( Giám sát lắp đặt thiết bị công trình và thiết bị công nghệ điện công trình đường dây và TBA đến 110kV, Khảo sát thiết kế xây dựng công trình cầu đường, Giám sát thi công xây dựng, hoàn thiện công trình xây dựng giao thông) - Hoàn thiện công trình xây dựng.

Giới thiệu khái quát dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở Quý Cao, Hải Dương

+ Mục tiêu của dự án: xây dựng một khu nhà ở đồng bộ công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật; khai thác quỹ đất hiện có quy hoạch, đáp ứng nhu cần về nhà ở phục vụ di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cư; dự án hoàn thành sẽ khiến tạo cảnh quan đô thị hiện đại cho khu vực Tứ Kỳ, góp phần làm đẹp bộ mặt tỉnh Hải Dương. Xác định tổng doanh thu của dự án: vì đây là dự án nhà giành cho tái định cư giải phóng mặt bằng cho dự án NOCT Tứ Kỳ vì vậy doanh thu của dự án không được tính đến mà chỉ chi phí của công trình được xem như một phần chi phí giải phóng mặt bằng của dự án NOCT.

Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở Quý Cao, Hải Dương

Lập kế hoạch quản lý dự án

- Kế hoạch phân phối nguồn lực cho các dự án: từ tiến độ của dự án, ngân sách của dự án và yêu cầu chất lượng của dự án, phòng dự án sẽ lập kế hoạch phân phối nguồn lực cho dự án, nguồn nhân lực và nguồn vốn cho dự án phải được phân phối cho từng giai đoạn của dự án phù hợp với tính chất và khối lượng công việc của các giai đoạn đó qua đó đảm bảo tiến độ cho dự án tốt hơn. + Tính các chi phi cho từng hạng mục, từng giai đoạn của dự án bao gồm các chi phí sau: chi phí xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí bảo hiểm cho công trình, chi phí thẩm tra dự án, thẩm tra các hạng mục công trình, chi phí kiểm soát công trình dự án, chi phí lãi vay, chi phí khấu hao, chi phí tư vấn đầu tư, xây dựng, chi phí dự phòng, các chi phí khác.

Quản lý phạm vi

Vì vậy quản lý thay đổi phạm vi cần thực hiện các công việc là: khi một yếu tố trong 3 yếu tố đó thay đổi phải điều chỉnh các yếu tố khác sao cho vẫn đảm bảo chất lượng của dự án trong khoảng đã lên theo kế hoạch, bởi vì chất lượng của dự án không thể thấp hơn mức mà dự án đã định và cố gắng giữ cho chất lượng dự án luôn trong một khoảng an toàn nhất định; thứ hai đó là khi không có sự thay đổi nào của các yếu tố, thì quản lý phạm vi của dự án, công ty cần thực hiện sao cho yếu tố chất lượng luôn đảm bảo trong khi đó các yếu tố về thời gian và nguồn lực được rút ngắn, hoặc với các yếu tố thời gian và nguồn lực có sẵn thì quản lý sao cho chất lượng công trình là lớn nhất. ( Nguồn: phòng hành chính) - Giám sát thay đổi phạm vi: ban quản lý dự án phối hợp với các phòng ban chức năng trong công ty tiến hành giám sát những thay đổi trong phạm vi của dự án so với kế hoạch đã đề ra ban đầu, tuân theo những thiết kế đưa ra ban đầu để hoàn thành tốt dự án theo kế hoạch, những thay đổi không được chấp thuận không được đưa vào quá trình thực hiện dự án.

Sơ đồ 2.2 : Quy trình quản lý phạm vi
Sơ đồ 2.2 : Quy trình quản lý phạm vi

Quản lý thời gian và tiến độ dự án

Phân phối thời gian của dự án sao cho không chỉ đảm bảo các công việc được thực hiện theo đúng khoảng thời gian cần thiết của dự án mà cần có một khoảng thời gian dự trữ của một số công việc yêu cầu, bên cạnh đó là đảm bảo tính trước sau của các công việc trong quá trình thực hiện dự án. Quản lý thời gian và tiến độ của dự án trong giai đoạn thi công được chú trọng nhất trong các dự án vì đây là giai đoạn quan trọng nhất của dự án chiếm đa phần thời gian của dự án vì vậy một thay đổi tiến độ của dự án trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng nhiều tới dự án.

Quản lý chi phí

- Phương pháp điều chỉnh chi phí, giảm thiểu hoá chi phí của dự án: tuy chi phớ của dự ỏn, cỏc giai đoạn, cỏc hạng mục đó được xỏc định rừ trong bảng dự toán công trình, nhưng người thực hiện dự án có thể có cách giảm thiểu chi phí của từng công việc cũng như của dự án mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. + Bộ phận hạch toán kế toán ( của ban quản lý dự án) có nhiệm vụ như sau: định kì báo cáo về kế hoạch thực hiện tiến độ cấp vốn để công ty có kế hoạch cấp phát, huy động vốn cho vay nhằm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất; kiểm tra khối lượng, đơn giá, định mức phát sinh ngoài phần đã được duyệt trong báo cáo bổ sung Hội đồng quản trị công ty xem xét phê duyệt.

Bảng 2.4: Tổng dự toán công trình nhà 11 tầng NOCT
Bảng 2.4: Tổng dự toán công trình nhà 11 tầng NOCT

Thực trạng Quản lý chất lượng

Và trong khi kí kết các hợp đồng của khách hàng, nhu cầu của họ đối với các sản phẩm, sự hài lòng của họ đối với sản phẩm mà công ty cung cấp là như thế nào, từ đó tập hợp ý kiến khách hàng xây dựng nhu cầu và phương hướng kế hoạch thực hiện các nhu cầu đó một cách tốt nhất. Các nguyên liệu mà dự án nhà ở thường dùng đó là: xi măng, thép liên doanh, cát vàng, đá, gạch đặc, gạch lỗ, gạch ốp, gạch lát, vật tư điện, nước, nhôm kính, nhôm cửa, sơn tường… Việc đưa nguyên liệu vào dự án cần thực hiện, kiểm tra, bàn giao nguyên vật liệu cho dự án.

Quản lý rủi ro

- Các phương pháp công ty sử dụng để quản lý rủi ro: Tất cả các dự án của công ty luôn được thực hiện quản lý rủi ro, không nhiều thì ít các hoạt động quản lý rủi ro luôn diễn ra trong các dự án và nó đem lại hiệu quả của dự án bằng việc tránh các rủi ro cũng như các tác động tới dự án của các rủi ro đó. Bên cạnh đó các công trình công ty còn giành 10% giá trị xây lắp công trình cho các khoản chi phí dự phòng để đảm bảo nếu có rủi ro xảy ra dự án có thể xử lý không làm ảnh hưởng tới các bước sau của dự án cũng như toàn dự án Tuy vậy, việc quản lý rủi ro tại công ty chưa thực sự đạt hiệu quả cao và không mang tính liên tục đồng bộ.

Thực trạng Quản lý thông tin

- Quản lý rủi ro: khi đã nhận diện và đánh giá được mức độ rủi ro và các ảnh hưởng của nó tới dự án thì người phụ trách các hạng mục đó trong ban quản lý dự án cũng như các cán bộ có liên quan tiến hành quản lý rủi ro sao cho rủi ro ảnh hưởng tới dự án ít nhất hoặc không còn tác động tới các dự án. Việc quản lý các thông tin ra bên ngoài cũng như các thông tin nội bộ ban quản lý dự án sẽ thu thập, xử lý thông tin và áp dụng cho dự án của mình, thực hiện các bước tiếp theo của dự án, các thông tin được thu thập sẽ được lưu lại và tiếp tục với các giai đoạn sau.

Đánh giá công tác quản lý dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Minh Anh

Công tác quản lý dự án tại công ty được thực hiện tương đối khoa học, đồng bộ , hoàn chỉnh, quy trình quản lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo khối lượng công việc của dự án, đồng thời huy động tối đa nguồn nhân lực, kết hợp nhuần nhuyễn giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp và thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn này cho các dự án mang lại những dự án có chất lượng cao dựa trên một nền tảng kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng. Ví dụ quyết toán dự án nhà 11 tầng NOTC- Quý Cao trong tháng 01/2020 với tổng giá trị sấp xỉ 87 tỷ đồng trong khi dự toán nguồn vốn thực hiện dự án là 76 tỷ, sự khác biệt này bên cạnh những yếu tố khách quan về biến động theo giá cả thị trường và những thay đổi về các quy phạm pháp lý đối với quản lý đầu tư xây dựng công trình trong năm 2008 còn hạn chế trong công tác quản lý, giám sát và dự báo chưa xác thực với nhu cầu thực tế đề ra.

Mục tiêu, phương hướng phát triển Công ty CP Đầu tư và Phát triển Minh Anh

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường quản lý giá thành, quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật, hoàn thiện công tác khoán cho từng công ty, công trường, đội sản xuất với phương châm: Phát huy tốt nội lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài chính hiện có, cải tiến cơ chế điều hành của Tổng công ty để vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất, vừa đảm bảo tính linh hoạt nhằm phát huy tốt tính chủ động sáng tạo của đơn vị. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ quản lý kinh doanh, đặc biệt là những cán bộ quản lý các dự án lớn, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân kỹ thuật.