MỤC LỤC
Theo Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Giáo trình Quản trị logistics kinh doanh, tác giả An Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Thương Mại, 2018, đề cập đến khái niệm mua theo cách tiếp cận của M.Porter, mua (Procurement) được hiểu là một phần chiến lược logistics chuỗi cung ứng, bao gồm các hoạt động liên quan đến xác định nhu cầu, định vị và lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán cỏc điều khoản, theo dừi và đỏnh giỏ để đảm bảo hiệu suất cung cấp và phỏt triển cỏc nhà cung cấp.
Để xác định được cơ cấu dịch vụ phù hợp, doanh nghiệp cần xác định nhu cầu về dịch vụ thông qua việc phân tích dữ liệu lịch sử về nhu cầu dịch vụ, bao gồm: loại dịch vụ (mua, vận chuyển, dự trữ, đóng gói…), khối lượng dịch vụ, thời gian cung cấp; và đồng thời phân tích dữ liệu dự báo về nhu cầu sử dụng dịch vụ trong tương lai thông qua tình hình thị trường, mức độ cạnh tranh hay kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Mức chất lượng dịch vụ khách hàng được đo bằng các chỉ số từ phía khách hàng, nhằm xác định độ hài lòng của khách hàng hay nhận thức của họ đối với các lợi ích mà hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp mang lại cho họ; hoặc từ các chỉ tiêu mang tính chủ quan bên trong doanh nghiệp để xác định chính xác các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động cung ứng dịch vụ trong thời gian nhất định. Sau khi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, trao đổi chi tiết về dịch vụ mua và vận tải hàng hóa, doanh nghiệp sẽ liên hệ với khách hàng để thu thập thông tin về yêu cầu của khách hàng đối với hàng hóa như: thông tin hàng hóa (tên hàng, chủng loại hàng, số lượng, kích thước…), thông tin chi tiết về bao bì, nhãn mác (nếu có), thông tin về tuyến đường, địa chỉ giao hàng, địa chỉ nguồn hàng (nếu có).
- Xác định chuẩn mực thực tiễn tốt nhất: Chuẩn mực cũng là khía cạnh quan trọng trong các chỉ tiêu đo lường kết quả logistics, thường được các doanh nghiệp sử dụng để so sánh các nghiệp vụ logistics của mình với nghiệp vụ của đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt về luật pháp giữa hai nước hay sự thay đổi của các điều kiện pháp lý để mua hay nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia này sang quốc giá khác cũng sẽ tác động trực tiếp tới chất lượng dịch vụ mua và vận tải hàng hóa của các công ty logistics. Tác giả đã trình bày tổng quan về hoạt động quản trị dịch vụ mua và vận tải hàng hóa tại các công ty logistics, bao gồm các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức triển khai và tổ chức kiểm soát, đánh giá dịch vụ; đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động quản trị dịch vụ mua và vận tải hàng hóa.
Phòng CUS (khai báo hải quan): Chuẩn bị hồ sơ chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan, đảm bảo lụ hàng được thụng quan hợp lệ; theo dừi húa đơn, vận đơn, chứng từ, giấy tờ ký thác ủy quyền và cập nhật chính sách cho các phòng ban khác trong công ty. Nguyên nhân là do công ty đưa ra chính sách chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động, tăng cường nhóm nhân sự có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty và cắt giảm lao động chân tay phổ thông nhằm tiết kiệm chi phí. Mỗi văn phòng đều được trang bị đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất cần thiết như wifi, thang máy…; các hệ thống phần mềm quan trọng như phần mềm khai báo hải quan, phần mềm văn phòng… nhằm đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên.
Mặc dù thị trường nhà cung cấp tại Trung Quốc có khả năng cung cấp đa dạng hàng hóa, tuy nhiên, khi mua hàng từ các nhà cung cấp, công ty có khả năng phải đối mặt với rủi ro rất cao về hàng giả có độ tinh vi cao, hàng kém chất lượng, hoặc lừa đảo. Mức chất lượng trong hoạt động cung ứng dịch vụ mua và vận tải của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế CTS được xác định thông qua việc xây dựng mục tiêu định lượng cho một số chỉ tiêu, bao gồm một số chỉ tiêu như: thời gian cung ứng dịch vụ, tỷ lệ hoàn thành đơn hàng, độ an toàn của hàng hóa. Bộ phận tiếp thị nhận thông tin về nhu cầu của khách hàng thông qua các kênh liên hệ của công ty, tiến hành trao đổi và thu thập thông tin hàng hóa mà khách hàng muốn mua như tên hàng hóa, đơn vị tính, khối lượng cần mua, quy cách chính thức, bao bì, mẫu mã hàng hóa… và các thông tin về địa chỉ giao hàng.
Đặc biệt, thông tin về các tuyến đường cao tốc, sân bay, bến cảng và trung tâm logistics được xây dựng mới, mở rộng nhằm cải thiện năng lực xử lý hàng hóa, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phương tiện dự báo sẽ giúp thị trường dịch vụ logistics sôi động hơn trong thời gian tới. Phương hướng trước mắt của công ty là tập trung duy trì mức độ tăng trưởng ổn định, phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ mua và vận tải hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc với chất lượng cao và mức giá tốt. Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng hệ thống kho bãi, ứng dụng những trang thiết bị hiện đại vào quá trình giao nhận, vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa nhằm đẩy nhanh tốc độ cung ứng dịch vụ của công ty.
Ngoài ra, công tác thu thập dữ liệu và nghiên cứu thị trường cũng nên được công ty tiến hành thường xuyên hơn, tăng tần suất thực hiện từ mỗi quý một lần thành mỗi tháng một lần nhằm nắm bắt chính xác nhất sự biến động của thị trường. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu trong gói dịch vụ mua và vận tải hàng hóa, từ dịch vụ mua là chủ yếu trở thành dịch vụ vận tải là chủ yếu sẽ giúp công ty tận dụng tối đa khả năng của mình và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Thay vì chỉ đánh giá sau khi hoàn thành cung cấp dịch vụ, việc kiểm soát và đo lường từ trước và trong khi triển khai dịch vụ sẽ giúp cho công ty thực hiện kế hoạch chính xác, đảm bảo kế hoạch và có thể dự liệu cũng như phản ứng kịp thời những sự cố xảy ra.
Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nói chung hay dịch vụ mua và vận tải hàng hóa nói riêng, việc xây dựng và hoàn thiện công tác quản trị dịch vụ hiệu quả, chặt chẽ và nhanh chóng là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường kinh tế mở và hoạt động thương mại quốc tế phát triển. Đề tài “Quản trị dịch vụ mua và vận tải hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế CTS” đã tìm hiểu những cơ sở lý thuyết về dịch vụ logistics, dịch vụ mua và vận tải hàng hóa, công tác lập kế hoạch, tổ chức triển khai và tổ chức kiểm soát quá trình cung ứng dịch vụ mua và vận tải hàng hóa, và các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị dịch vụ mua và vận tải hàng hóa một cách tổng quát. Đề tài đã chỉ ra những thành công mà công ty đã đạt được trong thời gian vừa qua, cũng như những hạn chế trong vấn đề về an toàn hàng hóa, thời gian thực hiện đơn hàng hay hệ thống thông tin… Từ những phân tích thực tiễn trên, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và góp phần hoàn thiện, nâng cao hơn nữa công tác quản trị dịch vụ mua và vận tải hàng hóa nhập khẩu của công ty.