MỤC LỤC
Việc Đảng và Nhà nước đã thay đổi tư tưởng và quan điểm về nền kinh tế hàng hóa, đồng thời mở rộng mối quan hệ kinh tế của mình với nhiều quốc gia nhằm xóa bỏ bao vây cấm vận đã giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung đã được hưởng lợi rất nhiều. Với việc Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có sự bứt lên đáng kể trong năm 2008 và 2009, bất chấp khủng hoảng tài chính – kinh tế vào 2008 ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu. Đây là một hiệp định quan trọng bởi nó sẽ mở đường cho Việt Nam tiếp cận tới những thị trường lớn như Mỹ, Canada, Mexico, Úc với những điều kiện vô cùng thuận lợi với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc đất nước phát triển ổn định, nền kinh tế vĩ mô dần đi được vào quỹ đạo cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dồi dào hơn đã giúp cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trở nên nhộn nhịp hơn với những tính hiệu tích cực. Qua biểu đồ về kim ngạch thủy sản Việt Nam trên cho thấy, ngành thủy sản của nước ta đã tận dụng tốt những lợi thế khách quan cùng với đà phát triển nhằm xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của mình. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015 và 2016 so với năm 2014 là sự mất giá của đồng Euro so với đồng Đô la Mỹ, làm giảm kim ngạch xuất khẩu vào EU, một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Nói về sự sụt giảm này, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Phó Cục Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy, cho rằng nguyên do nằm ở thị trường khi lượng cầu thế giới tăng ít do tăng trưởng kinh tế năm 2015 là thấp, ngoài ra sự phục hồi trở lại của các nước xuất khẩu thủy sản cũ đã gây nên sức cạnh tranh lớn hơn cho thủy sản Việt Nam cùng với những yêu cầu khắt khe từ các đối tác nhập khẩu. Với các nước này, chúng ta trước đó đã có những hiệp định thương mại tự do song phương, điều này khiến cho giá ttrijthuyr sản xuất khẩu của các nước này luôn luôn cao và nằm trong nhóm những đối tác nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Trong khoảng năm 2017, hiệp định TPP đã được các nước ký kết và thông qua, tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi hiệp định và khiến cho các nước còn lại phải nhóm họp và đưa ra Tuyên bố chung về việc thành lập ra hiệp định thương mại tự do mới kế thừa TPP đó là Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau đó.
Dù với những khó khăn như vậy, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn diễn ra nhộn nhịp và ghi nhận sự tăng trưởng ở một số thị trường, thậm chí là tăng trưởng ngoạn mục. Nhật Bản, Mexico, New Zeland, Bru – nây, Malaysia, Peru và Singapore là những thị trường bị sụt giảm về giá trị xuất khẩu, trong đó Mexico đã sụt giảm lượng giá trị thủy sản xuất khẩu tới hơn 50 triệu USD trong năm 2020 do nước này là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID – 19. Một số nước khác ghi nhận các mức giảm sụt khác nhau, rơi vào khoảng từ 10 đến 15% giá trị xuất khẩu; cá biệt có thêm Peru và Bru – nây giảm tới hơn 40%, tuy nhiên Việt Nam chỉ xuất khẩu sang các nước này lượng giá trị thủy sản thấp, nên thực tế lượng giá trị thâm hụt không lớn.
Bên cạnh những thị trường sụt giảm, Úc và Canada lại là những điểm sáng trong xuất khẩu của nước ta khi hai thị trường này đã giúp Việt Nam xuất khẩu thêm khoảng hơn 30 triệu USD và làm tăng tỉ trọng thành phần xuất khẩu thủy sản. Thời điểm 2021 và 2022 là quãng thời gian COVID – 19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã bắt đầu phải gánh những đợt dịch nguy hiểm. Tuy vậy, những liều vắc – xin đầu tiên trên thế giói đã được sản xuât, gởi mở ra một tương lai thế giới khống chế được dịch, đồng thời khiến cho các hoạt động kinh tế diễn ra bình thường.
Với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thời gian này chứng kiến sự hồi phục về giá trị xuất khẩu khi năm 2021 đã tăng lên thành 6,3 tỷ USD và con số năm 2022 là 7 hơn 7 tỷ USD, con số cao nhất từ lúc Việt Nam xuất khẩu thủy sản. Theo báo cáo của GSO (Tổng cục thống kê), ngay từ những thời điểm đầu năm (01/2023), kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng 70% so với tổng lượng xuất khẩu cùng ký năm trước. Một trong những mặt hàng ảnh hưởng nặng nề nhất là tôm, khi Ấn Độ và Ecuador nuôi trồng ồ ạt khiến cho nguồn cung tăng mạnh, làm mất cân bằng cung cầu gây ảnh hưởng về giá.
Và khi hiệp định CPTPP có hiệu lực, khiến cho các mặt hàng của Việt Nam được tạo điều kiện vào thị trường và kết quả giá trị thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Canada tăng gấp rưỡi vào năm 2022. Thứ ba, việc mở rộng thị trường, tao điều kiện cho các nước đầu tư vào Việt Nam sẽ khiến cho việc nhận thêm vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) hay các nguồn lao động chất lượng cao(chuyên gia,…) trở nên mạnh mẽ hơn từ khối CPTPP. Việc chuyển giao công nghệ hay giám sát khâu sản xuất hàng hóa của nước ngoài sẽ giúp chúng ta có thể thu nhận được nhiều những công nghệ mới, cách làm tốt hơn, giúp các nhà xuất khẩu hiểu hơn về thị trường các nước nhập khẩu.
Tương tự như trường hợp của Nhật Bản với Thái Lan cách đây 30 nâm trước khi các sản phẩm của Thái Lan chưa đáp ứng được chất lượng sản phẩm thủy sản, Nhật Bản với kinh nghiệm làm các mặt hàng về thủy sản đã giám sát và giúp đỡ Thái Lan về khâu kiểm định chất lượng và sản xuất ra những sản phẩm ưng ý nhất. Kết quả là Thái Lan giờ đây xuất khẩu sang Nhật Bản những mặt hàng thủy sản đặc biệt với yêu cầu khắt khe của họ, qua đó giá trị thủy sản xuất khẩu của họ rất cao mà Việt Nam thì chưa có những sản phẩm như vậy. Với việc phải nâng cao chất lượng thủy sản nhằm đảm bảo các yếu tố xung quanh như môi trường, lao động, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đầu tư nhiều hơn và có khả năng bị bất lợi trước các sản phẩm quốc nội ở nước bạn do đã vượt qua các khâu kiểm soát kĩ thuật, an toàn thực phẩm này.
Mặc dù điều này về lâu dài là có lợi cho Việt Nam, các sản phẩm của chúng ta rồi sẽ được nâng chất lượng một cách đáng kể, thế nhưng những rào cản này sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong một thời gian ban đầu để làm quen được. Đặc biệt khi chi phí logistic của Việt Nam vốn đã rất cao, việc phải di chuyển một quãng đường dai sẽ khiến cho các chi phí vận chuyện bị bội chi lên cao hơn, dẫn đến các doanh nghiệp không mặn mà với xuất khẩu, dẫn đến việc chúng ta không thể tận dụng được những thời cơ mà hiệp định CPTPP đã tạo ra cho Việt Nam. Một vấn đề nữa đáng để nhắc tới đó là nhận thức của doanh nghiệp về hiệp định CPTPP cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ với các doanh nghiệp là đang hạn chế, khiến chúng ta gặp khó khăn khi thực thi các yêu cầu của hiệp định.
Trờn cơ sở đó, các doanh nghiệp mới có thể tự vạch kế hoạch cho chính mình. Thứ sáu, cần có những biện pháp hỗ trợ trước mắt cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam về các chi phí vận chuyển nhằm giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang các nước tham gia hiệp định CPTPP.
Thứ tư, để giải quyết bài toán về quy tắc xuất xứ hàng hóa buộc chúng ta phải có lộ trình chủ động nguyên liệu trong nước. Hiện nay đa số doanh nghiệp nhập nguyên liệu đầu vào từ các nước ngoại khối. Do đó, đã đến lúc phải nhanh chóng chuyển sang nhập nguyên liệu từ các nước tham gia Hiệp định CPTPP để đủ điều kiện quy tắc xuất xứ.
Về lâu dài, các doanh nghiệp cũng cần tính đến việc đầu tư, thu hút liên kết đầu tư vùng nguyên liệu tạo ra các chuỗi giá trị sản xuất trong nước.