Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới: Tài liệu tham khảo

MỤC LỤC

Tư tương chính trị - pháp lý ở các nước phương Đông cổ đại Trong đa số những công trình nghiên cứu về triết học, lịch sử, xã hội

Tư tưởng chính trị - pháp lý ở Trung Quốc cổ đại

Aristoteles cố biện minh rằng hạnh phúc sẽ tràn ngập quốc gia nếu như dành sự ưu ái (xã hội và chính trị) hoàn toàn cho tầng lớp giữa, trước hết là cho “thường dân làm nông nghiệp”. Giai cấp này có giá trị hơn cả về phương diện đạo đức và chính trị, bởi vì nó tuân thủ hơn trật tự đã xác lập và nhờ nó trong quốc gia có thể giảm bớt và hòa giải được những mâu thuẫn đối kháng giữa người giàu và kẻ nghèo, những mâu thuẫn đã làm nổ ra các cuộc. đảo chính quốc gia. Sự điều hành tốt và ổn định quốc gia sẽ có ở những nơi, mà ở đó tầng lớp trung gian chiếm số đông và mạnh hơn cả hai tầng lớp xã hội ở thái cực kia cộng lại, hoặc ít ra là một trong hai tầng lớp đó. Việc tìm kiếm phương án thực hiện một chế độ chính trị hoàn thiện nhất được Aristoteles trình bày một cách chi tiết trong việc phân loại các nhà nước theo hình thức của chúng. Các tiêu chí để phân biệt của ông là:. a) Số lượng người cầm quyền trong nhà nước;. b) Mục đích thực hiện của nhà nước. Ở ông, công lý một mặt được phân chia chủ yếu là trong lĩnh vực chính trị (“mọi lợi ích chung của công dân”) tương ứng với địa vị và phẩm giá của từng cá nhân. Chính ở đây, Aristoteles đã mâu thuẫn với chính mình đi tìm “công bằng” trong chính những quan điểm chính trị vốn rất bất công bằng. Mặt khác, theo ông, công lý “được thể hiện trong việc cào bằng mọi thứ có thể trao đổi”. Nền công lý cào bằng chủ yếu là trong lĩnh vực lợi ích cá nhõn, lĩnh vực cỏc “khế ước dõn sự”. Aristoteles chỉ rừ: “Phỏp luật chỉ chỳ trọng đến mức độ thiệt hại, còn mọi cá nhân đều bình đẳng”. Ngoài ra ông đã nhìn thấy tính “quy phạm phổ biến” của pháp luật. Theo ông pháp luật trừu tượng không thể thâu tóm, điều chỉnh được mọi quan hệ xã hội. Nếu như trường hợp cụ thể nào đó không được điều chỉnh thì cần phải bổ sung vào pháp luật, nhưng phải bổ sung đúng dự định của nhà lập pháp sẽ làm. Thực chất của sự thật này là như vậy, nó thể hiện trong việc điều chỉnh pháp luật khi do tính phổ quát của mình không đáp ứng được yêu cầu. Là người hoài cổ, ông lo những biến động xã hội do sự phân chia sở hữu dẫn tới những cuộc cách mạng có thể dẫn tới việc lật đổ chế độ chủ nô. Ông sợ mọi thay đổi đột ngột của pháp luật, bởi lẽ những thay đổi đó không chỉ bất lợi, mà còn có nguy cơ làm phá vỡ chính sức mạnh của pháp luật và thúc đẩy sự chống đối chính quyền. Là người có quan điểm địa - chính trị, ông cho rằng các yếu tố lãnh thổ, khí hậu, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới thiết chế nhà nước, tới việc tuân thủ pháp luật trong quốc gia. Ông đưa ra chính sách “đóng cửa biên giới”. nhằm hạn chế sự tiếp xúc của dân chúng với thế giới bên ngoài, hạn chế người nước ngoài vào đất nước. Mặc dầu trong các vấn đề pháp luật, Aristoteles không ủng hộ những tư tưởng phản động của người thầy của mình là Platon và cũng không phải là nhà tư tưởng của giai cấp quý tộc, nhưng vẫn không thể gọi ông là nhà lý luận chính trị, có tư tưởng dân chủ. Điều này hoàn toàn không hạ thấp những cống hiến khoa học vĩ đại của ông trong việc phát triển học thuyết về nhà nước và pháp luật. d) Tư tưởng chính trị - pháp lý thời kỳ suy tàn các quốc gia thành thị (nửa sau thế kỷ IV - II TCN).

Các học thuyết Tây Âu thời kỳ xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa phong kiến

Các học thuyết thần quyền

Học thuyết phản động của Thomas Aquinas được các tư tưởng gia của nhiều thời đại tiếp thu, sử dụng như một thứ vũ khí tư tưởng phản động đấu tranh chống lại tiến trình phát triển của nhân loại, bảo vệ lợi ích của nhà thờ, tăng quyền can thiệp của nhà thờ vào đời sống chính trị, nhà nước và xã hội. Ở Mỹ và nhiều nước khác những người theo chủ nghĩa Tômat đã sáng lập ra “Chủ nghĩa Thomas Aquinas mới”, đưa ra học thuyết giáo quyền dựa trên cơ sở tư tưởng của Thomas Aquinas về “trật tự thánh thần về sự thống trị và sự phục tùng”, “sự phản ánh quyền thành văn do những đòi hỏi của các thần luật tự nhiên”.v.v….

Sự xuất hiện của tư tưởng thị dân và phong trào tà giáo

Với tác phẩm “Người bảo vệ hòa bình” (1324), Paduan hiệu trưởng trường đại học tổng hợp Paris cương quyết chống lại các học thuyết thần quyền, ông coi sự thâm nhập của nhà thờ vào đời sống chính trị, vào các công việc nhà nước là nguyên nhân gây mất ổn định ở các quốc gia Châu Âu, nhất là Italia, không có hòa bình. Các nhà truyền giáo thánh thiện tuyên truyền không mệt mỏi học thuyết của mình trong giai cấp bị áp bức ở Bungari: “Dạy cho đồng bào không tuân thủ chính quyền, - một người đương thời của phong trào thánh thiện viết, - nguyền rủa bọn giàu có, căm thù vua chúa, nguyền rủa các tộc trưởng, phê pháp bọn quan lại, coi việc phục vụ vua chúa là đớn hèn trước Chúa và mọi kẻ nô lệ không được phục vụ cho ông chủ của mình”.

Các học thuyết thời kỳ khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Tư tưởng chính trị - pháp lý của thời đại Phục hưng

Tư tưởng nhân văn không chỉ thể hiện trong các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật, mà chắc chắn nó thể hiện sớm nhất tring tư tưởng chính trị và pháp luật, bởi tư tưởng chính trị và pháp luật lúc này đã đóng vai trò quyết định cho thắng lợi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khi mà nó chưa đủ sức để vượt qua những trở ngại của chế độ phong kiến còn tồn tại dai dẳng và luôn có ý đồ kìm hãm sự phát triển tất yếu của xã hội loài người. Trong lĩnh vực lý luận về nhà nước và pháp luật, tư tưởng Phục hưng thể hiện sự phủ nhận học thuyết thần quyền, phủ nhận chế độ phong kiến phản động và bảo thủ, thể hiện sự vươn tới hoàn thiện chính thể tư sản một chính thể được coi như là chính thể hợp lý hơn vì nó bảo đảm được sự phát triển của xã hội trên nguyên tắc lấy quyền lợi kinh tế làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển đó.

Tư tưởng chính trị của phong trào Cải cách Tôn giáo và phong trào chống chuyên chế

Clavin thực tế đã đóng vai trò như một chính quyền thế tục, và tính chất dân chủ, giáo lý tôn trọng lao động, tiết kiệm, tư tưởng vươn tới sự giàu có đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của chính quyền nhà nước, thỏa mãn phần nào nguyện vọng của giai cấp tư sản mới xuất hiện, và như Ăng ghen nhận xét thì: “Với tính chất khúc triết của người Pháp, Clavin đã để lên hàng đầu tính chất tư sản của cuộc cải cách và làm cho nhà thờ có một vẻ mặt cộng hòa và dân chủ. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, mặc dầu thể hiện dưới màu sắc tôn giáo và bằng dạng cải cách tôn giáo, tư tưởng chính trị của Luther, Clavin đã phù hợp với tinh thần thời đại, tư tưởng đó phản ánh những nhu cầu chính trị - xã hội của giai cấp tư sản mới xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống thiết chế chính trị của chủ nghĩa phong kiến và cuối cùng phong trào cải cách đã chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho sự ra đời và phát triển của các học thuyết chính trị - pháp luật giai đoạn tiếp sau đó.

Các học thuyết chính trị pháp lý ở Pháp

Quan điểm chính trị của Voltaire

Song tất cả những điều đó đã không ngăn được ông bắt đầu cuộc tiến công vào chế độ phong kiến, trở thành sứ giả của những nhà tư tưởng về bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật, về tín ngưỡng, đứng đầu trong các lực lượng tiến bộ trong cuộc đấu tranh của họ chống lại chế độ chuyên chế, đặc quyền đẳng cấp, ngu muội tăm tối của nhà thờ phong kiến. Là một nhà văn, nhà báo, nhà sử học và một nhà triết học, Voltaire trình bày tư tưởng tương đối rừ ràng, trong nhiều tỏc phẩm của mỡnh như: Lỏ thư triết học (Lettres philosophiques, 1734) về những vấn đề xã hội, tôn giáo, chính trị Anh; Nhân tố triết học của Niu tơn (Les éléments de la philisophie de newton, 1738)… Trong tiểu thuyết học “Candir”, ông vẽ ra đất nước huyền thoại Endôrenđô, nơi nhà vua thân ái với các thần dân, mở rộng giáo dục thúc đẩy sự phát triển khao học.

Học thuyết chính trị của Montesquieu

Phê phán những quan niệm sai lầm về tự do trước đây, ông cho rằng tự do là cái quyền được làm tất cả những gì mà luật pháp cho phép nên một công dân có thể làm được những điều luật pháp cấm, thì công dân đó sẽ không còn được tự do nữa, và công dân khác cũng sẽ làm được những điều luật cấm ấy. Đối với ông vấn đề cốt yếu không phải là theo chính thể nào quân chủ hay cộng hòa, mà là hạn chế quyền hành của cơ quan thống trị nhà nước bằng cách đặt ra những định chế cụ thể, như việc phân chia quyền lực nhà nước về việc tổ chức ra những cơ cấu trung gian làm trái độn giữa bộ máy nhà nước với công dân.

Tư tưởng chính trị pháp lý của Jean-Jacques Rousseau(1712- 1788)

“Người soạn thảo đạo luật, ông viết, không có hay không nên có bất kỳ quyền lập pháp nào, và nhân dân tự thân không thể, ngay cả khi họ muốn mất đi quyền không thể tách rời trong việc lập pháp, bởi lẽ theo thỏa thuận cơ bản, chỉ có ý chí chung như vậy mới có tính chất bắt buộc đối với từng cá nhân”. Theo ông, bình đẳng có thể đạt được ở mức độ không hoàn toàn khi quyền lực cá nhân có thể đạt được không bằng vũ lực và phải được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật và tương xứng với quyền lực này là sự giàu có cũng ở một giới hạn nhất định, không thể để một công dân nào đó giàu tới mức có thể mua được công dân khác, và không một ai quá nghèo đến mức buộc phải bán mình.

Các học thuyết chính trị pháp lý ở Đức

Học thuyết chính trị pháp lý của Hegel (1770 - 1831)

Sự phát triển của ý niệm tuyệt đối tự phát triển này trải qua ba giai đoạn: giai đoạn logich, hay là sự tồn tại của thể tuyệt đối trước khi tạo ra thiên nhien, giai đoạn hai là giai đoạn tự nhiên hay thời kỳ thể tuyệt đối thâm nhập vào thế giới vật chất, thời kỳ thứ ba là thời kỳ lý trí hay thời kỳ thể tuyệt đối trở lại với chính mình (tự tư duy) trong trí tuệ con người. Khác với nhiều nhà tư tưởng từ trước tới giờ lý giải nguồn gốc nhà nước từ khế ước xã hội, Hegel khẳng định: “nhà nước hiện đại và chính phủ hiện đại chỉ xuất hiện khi tồn tại sự khác nhau giữa các đẳng cấp, khi sự chênh lệch giàu và nghèo trở nên quá lớn, và khi mà xuất hiện những mối quan hệ trong đó đông đảo quần chúng không thỏa mãn những nhu cầu của mình như họ đã từng quen.

Các học thuyết chính trị pháp lý ở Mỹ thời kỳ giành độc lập Sự hưng thịnh của hệ tư tưởng chính trị tiến bộ thế kỷ XVIII không phải

Những quan điểm chính trị của T. Jefferson

“Khái quát chung về các quyền của nước Mỹ thuộc Anh” khi xem xét tương quan giữa quyền lực nhà vua và chủ quyền nhân dân, đã viết rằng “nhà vua chính là ông quan chính của nhân dân, được bổ nhiệm bởi luật pháp và có thẩm quyền nhất định để giúp làm chuyển động bộ máy nhà nước khổng lồ tồn tại vì hạnh phúc của nhân dân, và bởi vậy vua được đặt dưới sự kiểm ta của nhân dân”. Song ông không đề nghị thủ tiêu chế độ tư bản; ông khao khát hạn chế những bất hạnh mà chủ nghĩa tư bản gây ra cho người lao động bằng con đường củng cố nền kinh tế trang trại nhỏ và bảo vệ người sản xuất nhỏ trước nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, giải phóng kinh tế nhỏ khỏi các loại thuế….

Những quan điểm chính trị của Hamilton (1755 - 1804)

Chống lại các thiết chế dân chủ tại Đại hội lập hiến Philadelphia, Hamiton đã đòi không đưa vào hiến pháp chương về các quyền và ông đòi hỏi phải tiến hành bầu cử theo điều kiện tài sản cao nhằm ngăn chặn nhân dân tham gia vào đời sống chính trị. Cơ quan lập pháp phải gồm hai viện, trong đó thượng nghị viện do các bang bầu ra có vai trò là cơ quan ngăn chặn quốc hội thông qua các đạo luật không có lợi cho đại tư sản và chủ nô.