MỤC LỤC
Theo chỉ thị 01/CT-NHNN về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, NHNN đã yêu cầu các TCTD thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dƣ nợ cho vay của năm 2011 đối với lĩnh vực phi sản xuất xuống mức tối đa là 16% so với năm 2010, nhất là các lĩnh vực nhƣ: kinh doanh bất động sản, chứng khoán,. Nếu như trước hợp nhất cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản vƣợt quá 16% theo quy định NHNN, thì sau hợp nhất SCB đã thực hiện cơ cấu lại các khoản cho vay và bán nợ với VAMC nên tỷ lệ này đã giảm chỉ còn 9,98% (năm 2013). Đầu năm 2013, NHNN đã dỡ bỏ quy định kiểm soát tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực không khuyến khích. Tuy nhiên, việc tập trung tín dụng vào cùng một lĩnh vực đã hạn chế cơ hội tiếp cận của SCB đối với thị trường các khách hàng tiềm năng khác, làm suy giảm khả năng phát triển nhận dạng thương hiệu cũng như gia tăng thu nhập từ các dịch vụ đi kèm khác. Xét về kỳ hạn cho vay, giai đoạn trước hợp nhất từ năm 2007-2011 thì có sự chuyển dịch mạnh từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn. tổng dƣ nợ cho vay) chủ yếu tài trợ trong lĩnh vực bất động sản. Một hệ quả khác của sự phụ thuộc quá mức vào hoạt động tín dụng là các hoạt động phi tín dụng (dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, đầu tƣ chứng khoán, thanh toán quốc tế..) không phát triển và mang lại nguồn thu nhập khá thấp chƣa đủ bù đắp các chi phí từ các hoạt động này nên chƣa mang lại hiệu quả cao và tỷ trọng nguồn thu của các hoạt động này trong tổng thu nhập rất thấp.
Nếu nhƣ năm đầu hoạt động sau hợp nhất, SCB không kiểm soát tốt chi phí (chi phí hoạt động gia tăng mạnh theo quy mô) và lỗ khá lớn hoạt động kinh doanh ngoại hối (do duy trì trạng thái âm vàng) nên đã làm giảm thu nhập ngoài lãi thuần thì sang năm 2013 SCB đã kiểm soát tốt chi phí hoạt động và việc chấm dứt trạng thái âm vàng năm 2012 đã giúp SCB cải thiện lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối góp phần cải thiện tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của SCB. Điều này cho thấy, sự tồn đọng các khoản phải thu ngày càng gia tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đặc biệt nếu SCB chưa thu hồi các khoản phải thu thì SCB phải thực hiện phân loại các tài sản này thành tài sản có rủi ro tín dụng (nếu có) và thực hiện trích lập dự phòng theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN và phải thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo Thông tƣ 228/2009/TT- BTC. Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc lợi nhuận không tăng theo quy mô hoạt động xuất phát từ nhiều yếu tố mà trong 2 năm sau hợp nhất SCB tập trung các nguồn lực để thực hiện theo đề án tái cơ cấu ngân hàng, tập trung xử lý nợ xấu, cơ cấu tài sản có, cải thiện tình hình thanh khoản, xử lý các tồn đọng mà 3 ngân hàng thành viên trước hợp nhất để lại.
Trong giai đoạn đầu, thị trường có những phản ứng trái chiều về trường hợp hợp nhất ngân hàng chưa từng có tiền lệ tại thị trường tài chính Việt Nam nêu trên, gây ra những biến động không nhỏ.Tại thời điểm hợp nhất, SCB phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức, do ba ngân hàng tiền thân đều thuộc nhóm tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, buộc phải tái cấu trúc toàn diện. Thu nhập từ các hoạt động còn thấp chưa tương xứng với quy mô hoạt động của ngân hàng, bên cạnh đó là hiệu quả quản lý chi phí còn kém (sự gia tăng nhanh chóng của tổng chi phí mà chủ yếu là do sự gia tăng chi phí trả lãi từ nguồn vốn huy động để đảm bảo tình hình thanh khoản của ngân hàng) cũng là nguyên nhân gây sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng. Xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và suy thoái kinh tế kéo dài, thị trường chứng khoán chưa phát triển ổn định, thị trường bất động sản bị đóng băng trong thời gian qua đã khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, phá sản không đủ năng lực tài chính để trả các khoản nợ vay đến hạn, dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng gia tăng.
SCB cần xem xét khả năng tạo ra thu nhập của các khoản mục nhƣ thế nào, những tài sản mà không sinh lời hoặc sinh lời thấp nhƣ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tài sản có khác chỉ nên nắm giữ ở một tỷ lệ cần thiết để duy trì hoạt động, đảm bảo nhu cầu hoạt động và chi trả cho khách hàng; đồng thời chú trọng phát triển và quản lý chặt chẽ các tài sản có mang lại thu nhập cho ngân hàng. Tích cực thu hồi, xử lý các tài sản có còn tồn đọng nhằm tăng tính thanh khoản cho tài sản: SCB cần tiếp tục rà soát các khoản đầu tƣ nhằm thực hiện thu hồi các khoản đầu tƣ đến hạn, thực hiện thoái vốn tại các công ty có hiệu quả hoạt động không phù hợp với chiến lược phát triển của SCB, có phương án thu hồi những khoản đầu tƣ đã quá hạn nhƣng chƣa thu hồi đƣợc (nhƣ trái phiếu doanh nghiệp, các khoản góp vốn vào các dự án), tăng cường đầu tư các kênh đầu tư an toàn và mang lại hiệu quả cao. Biện pháp tài trợ thêm vốn vay cho khách hàng: Khi đề xuất đến biện pháp này, SCB phải đánh giá từng đối tƣợng khách hàng, dự đoán kỹ các nguyên nhân dẫn đến việc chậm trả lãi và/hoặc gốc cho ngân hàng như: thị trường biến động xấu, khách hàng bị chiếm dụng vốn, chiến lƣợc kinh doanh bất hợp lý, chậm thích nghi sự thay đổi của môi trường, mô hình kinh doanh không còn phù hợp, dự án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn và có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn.
Đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo thì SCB tiếp tục xử lý tài sản đảm bảo bằng cách:do bên bảo đảm bán, phát mại TSĐB (bên có tài sản tìm kiếm, liên hệ được người mua và có đơn đề nghị bán TSĐB để trả nợ cho SCB), hoặc tổ chức bán TSĐB theo ủy quyền của bên đảm bảo để thu nợ (trường hợp khách hàng không tự bán tài sản mặc dù đã nhiều lần liên hệ, thông báo tìm kiếm người mua thì SCB và khách hàng thỏa thuận bán tài sản thông qua Tổ chức đấu giá chuyên nghiệp), hoặc SCB có thể nhận bàn giao/thu giữ tài sản thế chấp của khách hàng để chủ động xử lý TSĐBnhằm thu hồi một phần hay toàn bộ khoản vay, hoặc SCB có thể mua lại và chuyển quyền sở hữu các tài sản đó thành tài sản gán xiết nợ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tiết giảm chi phí hoạt động: Thực hiện tiết giảm chi phí lương, chi phí tài sản, hoạt động công vụ ngân hàng thông qua hình thức như giữ lại lương, giảm chi thưởng (hoặc chỉ thưởng theo kết quả kinh doanh thực tế), triển khai và phát động thi đua thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí nhƣ tiết kiệm điện, nước, chi phí điện thoại, xăng, giấy in, vật liệu văn phòng. Do vậy, để hạn chế rủi ro thanh khoản sau quá trình hợp nhất, SCB cần hạ thấp tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn bằng cách giảm dƣ nợ liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng, bất động sản có thời hạn vay trung và dài hạn; cơ cấu lại dƣ nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn; đồng thời nghiên cứu và ban hành các sản phẩm huy động có thời hạn dài nhằm thu hút nguồn vốn dài hạn, đảm bảo cho khả năng chi trả.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng hiện nay, nhà nước cần có những chính sách phù hợp để hỗ trợ các NHTM vượt qua giai đoạn khó khăn như các chính sách nhằm ổn định và làm khởi sắc thị trường chứng khoán, các gói giải pháp nhằm kích thích và cải thiện và phá băng thị trường bất động sản, giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp, thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.