MỤC LỤC
Hiện nay, ở Việt Nam, CNHT là vấn đề mới, là chủ đề có tính thời sự cao, đã có một số công trình nghiên cứu về CNHT dưới nhiều khía cạnh, góc độ, phạm vi khác nhau được nghiên cứu và trình bày trong rất nhiều đề tài, chuyên đề, bài. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân, những vấn đề đặt ra đối với phát triển CNHT, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển CNHT trên một số ngành công nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Tác giả đã tổng kết được thực tiễn phát triển và quản lý KCN giai đoạn 1991 – 2003; đánh giá các tác động của các KCN đối với công cuộc CNH-HĐH đất nước; đánh giá mô hình hoạt động và tính hiệu quả hoạt động của các KCN. Đề tài đề xuất các giải pháp về chính sách khuyến khích, ưu đãi phát triển CNHT như chính sách ưu đãi tài chính liên quan lĩnh vực thuế, vốn; chính sách ưu đãi về đất đai; chính sách ưu đãi về khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực;.
Trong các giải pháp đề xuất thì trọng tâm nhất là giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng trong các KCX, KCN TP. HCM gồm xây dựng mặt bằng nhà xưởng cao tầng và thành lập cụm CNHT trong khu công nghiệp nhằm tập trung thu hút đầu tư CNHT và phát triển CNHT một cách có hệ thống, hoàn chỉnh, đúng định hướng.
Đóng góp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Kết cấu nội dung của luận văn
Nếu CNHT trong nước không phát triển thì các ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp sẽ phải lệ thuộc vào nước ngoài đặc biệt trong trường hợp có biến động về quan hệ ngoại giao, khi đó ngành chế tạo ở quốc gia này chỉ là ngành gia công, lắp ráp đơn thuần và khả năng cạnh tranh rất thấp và phụ thuộc vào bên ngoài. Trong bối cảnh tình hình biển Đông còn nhiều phức tạp do Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước và độc lập tự chủ của đất nước, càng cho thấy sự cấp thiết phải đặt ngành CNHT ở vị trí cao hơn các ngành khác trong ưu tiên phát triển.
Phát triển CNHT tạo sự hoàn thiện, đổi mới cơ cấu sản phẩm cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, theo cac cách khác nhau như: thu hẹp nhanh một sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, kém sức cạnh tranh; giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến về hình thức, nội dung, tạo những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển khoa học, công nghệ, chuyển hóa vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp. Khi phân tích chuỗi giá trị trong một ngành công nghiệp, mỗi sản phẩm công nghiệp chia thành 3 giai đoạn chính: thượng nguồn (công đoạn nghiên cứu – triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính); trung nguồn (tiếp thị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường); hạ nguồn (công đoạn lắp ráp, gia công) thì giai đoạn thượng nguồn và trung nguồn là khu vực tạo ra giá trị gia tăng cao hơn so với khu vực hạ nguồn và nó chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm công nghiệp.
Sự cân đối khu vực thượng nguồn bao gồm các ngành cung ứng và sản xuất nguyên vật liệu chủ chốt (sắt, thép, nhựa, hóa chất, cao su..) và nhu cầu hạ nguồn bao gồm các ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp và chế tạo (điện tử, ô tô, xe máy, ..) sẽ là điều kiện cần thiết để phát triển khu vực trung gian-công nghiệp hỗ trợ. Như vậy, để có thị trường, theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp khi sản xuất các loại linh kiện và phụ tùng không chỉ dựa vào nhu cầu của cá nhà lắp ráp nội địa mà cần phải chủ động tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của các khách hàng nước ngoài, từ đó tham gia vào mạng lưới sản xuất của họ.
Họ có khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, thông tin, công nghệ, nguồn nhân lực và nhà cung cấp dễ dàng hơn, có được các hỗ trợ tốt hơn do mức độ tập trung quy mô của một lĩnh vực, nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ phía chính phủ và thụ hưởng các dịch vụ công do hiệu quả tập trung của nhu cầu. Sự phát triển KCN thể hiện ở nhiều khía cạnh: sản phẩm được tập trung sản xuất với khối lượng lớn, chất lượng sản phẩm cao, đồng đều; tạo công ăn việc làm cho người lao động; thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,… Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động CNHT có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư; thị.
Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cao năng lực, hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, công nghệ, đủ sức cạnh tranh khi doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, thành phố ban hành Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28/5/2011 (Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2013 điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 33) triển khai thực hiện Chương trình kích cầu đầu tư của thành phố thông qua việc hỗ trợ lãi vay cho cho các dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng cải tạo, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao chuyên sâu, các dự án đầu tư có chuyển giao công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao. - Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất phù hợp : Thành phố thường xuyên làm việc với Ngân hàng nhà nước, phối hợp chỉ đạo Ngân hàng nhà nước chi nhánh thành phố phối hợp với các ngân hàng thương mại triển khai các biện pháp hỗ trợ như: ký các bản cam kết, các hợp đồng tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tập trung rà soát dư nợ các khoản vay cũ,.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Nhật Bản áp dụng một số chính sách hỗ trợ về ngân sách (cung cấp kinh phí hoạt động cho các hiệp hội, trích ngân sách phục vụ nghiên cứu và phát triển các ngành nghề, nhất là các ngành cơ bản trong công nghiệp hỗ trợ); về tài chính (hỗ trợ tín dụng thông qua Quỹ hỗ trợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương với lãi suất ưu đãi và bảo lãnh tín dụng các khoản vay từ các công ty tài chính, công ty tín dụng, ngân hàng phát triển) ; về thuế (ưu đãi thuế thấp hơn so với các công ty lớn, hoãn trả thuế thừa kế, ưu đãi thuế nhập khẩu máy móc..); hỗ trợ về phát triển công nghệ (ở Nhật có 110 trung tâm máy móc thiết bị để giúp đỡ các công ty vừa và nhỏ tiếp cận các máy móc thiết bị mới;. 47 trung tâm hỗ trợ công nghệ); về cải thiện môi trường kinh doanh (mở rộng cơ hội cho SME nhận đơn đặt hàng từ Nhà nước) ; có chính sách đào tạo tu nghiệp cho đội ngũ nhân lực làm việc tại các khu công nghiệp để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển. Tùy từng giai đoạn phát triển có khác nhau, nhưng tựu trung chính sách phát triển CNHT theo 2 hướng : (1) chính sách thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các tập đoàn sản xuất; kể cả khi các tập đoàn này đầu tư ở nước ngoài; (2) chính sách hỗ trợ trọn gói, hiệu quả đến từng doanh nghiệp vừa và nhỏ (từ lúc khởi nghiệp, hỗ trợ nguồn vốn, xây dựng ý tưởng, chế tạo sản phẩm mới, đổi mới thiết bị, xúc tiến đầu tư, giới thiệu sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực…).
Vị trí địa lý
Hồ Chí Minh theo Quyết định số 731/TTg của Thủ tướng Chính Phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các KCX, KCN trên địa bàn thành phố. Theo đó, Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức, biên chế, chương trình công tác và kinh phí hoạt động; đồng thời, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan thuộc Chính phủ quản lý theo ngành, lĩnh vực.
- Về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm chính: Các doanh nghiệp ngành điện - điện tử có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan,… hoặc mua của một số ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác tại Việt Nam, còn các doanh nghiệp trong nước sử dụng phần lớn các linh kiện chính từ nguồn cung cấp của nước ngoài, chỉ sử dụng một số linh kiện phụ như vỏ sản phẩm, bao bì, linh kiện nhựa,… của các doanh nghiệp trong nước. + Về thị trường: Hiện nay, các cam kết thực hiện của Việt Nam về WTO, về Hiệp định Thương mại tự do với ASEAN, với Nhật bản, với Hàn Quốc bắt đầu có hiệu lực, hàng loạt các hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ ồ ạt mở rộng thị trường tại Việt Nam, hầu hết các sản phẩm đóng gói bày bán trong hệ thống các siêu thị này đều được nhập khẩu từ nước ngoài về, điều này làm cho tỉ lệ tiêu thụ sản phẩm có sử dụng bao bì đóng gói tại VN sụt giảm, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của các nhà chế biến và tác động đến các nhà sản xuất bao bì.
Trong khi đó Việt Nam chưa xác định được sản phẩm chủ lực để định hướng chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp, làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; việc xác định vai trò, tầm quan trọng của ngành công nghệ vật liệu trong công nghiệp hỗ trợ chưa đúng mức; chưa nhận thức được sự hình thành chuỗi cung ứng (cũng đồng thời là chuỗi giá trị) mà nền công nghiệp nội địa tạo ra là nhờ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để từ đó có sự tập trung hỗ trợ cụ thể thông qua sự kết nối có hiệu quả giữa các đơn vị nghiên cứu với doanh nghiệp vừa và nhỏ là những quan điểm mà ở cả hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc đều hướng tới và thực hiện thành công. Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách khuyến khích phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ về phát triển thị trường, hạ tầng cơ sở, khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin (Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ); ban hành Danh mục “Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển” (Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011); phê duyệt Đề án.
Trong khi đó, CNHT tại các KCX, KCN đã hình thành, có đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa cung ứng cho thị trường trong nước một phần nhu cầu về linh kiện, vật tư phục vụ sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở giai đoạn phát triển sơ khai, manh mún, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ và vừa nên khả năng đáp ứng về yêu cầu chất lượng chưa cao do trình độ công nghệ của đa số doanh nghiệp trong nước sản xuất các sản phẩm hỗ trợ chỉ đạt ở mức trung bình so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới; các sản phẩm hỗ trợ còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn giản, giá lại cao hơn nhiều so với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại; công nghệ lạc hậu, chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh không cao.
Bằng việc tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguồn tài nguyên nhân lực khéo léo, thông Minh, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, Việt Nam cần tìm cho mình “chỗ đứng”, chen chân vào dòng chảy toàn cầu hóa của nhân loại thông qua mối liên kết của các tập đoàn đa quốc gia để thu hút các nguồn ngoại lực đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý… thúc đẩy CNHT phát triển, đẩy nhanh quá trình CNH , HĐH đất nước tạo đà tăng trưởng, phát triển kinh tế. Phát triển CNHT là động lực phát triển ngành công nghiệp chính, cũng như sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, phát triển mạnh mẽ CNHT sẽ giúp Việt Nam phát triển thị trường và cấu trúc lại thị trường, tức là thay đổi mối quan hệ giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế, đây là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp đến doanh nghiệp các nước.
+ Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: lĩnh vực CNHT cần được ưu tiên tương tự như lĩnh vực “đặc biệt khuyến khích đầu tư”, để khi nhập khẩu hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu, cụ thể hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho lĩnh vực CNHT được miễn thuế nhập khẩu (khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP); nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất các dự án đầu tư vào lĩnh vực CNHT được miễn thuế trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất (khoản 14 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ- CP ). - Nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, lao động phổ thông và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; Lập kế hoạch phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trên địa bàn Thành phố để có thể đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp; liên kết với các Trung tâm dịch vụ việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh để tạo nguồn lao động phổ thông đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp.
Thứ nhất, liên kết ngành (liên kết doanh nghiệp): Cần xây dựng lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2020, trước mắt (1) cần có kế hoạch kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm hỗ trợ; (2) đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật theo nhu cầu định hướng ngành nghề thuộc 04 ngành công nghiệp trọng điểm. Do đó, các doanh nghiệp này rất cần sự hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo nhân sự để đáp ứng yêu cầu công việc: có trường dạy nghề kỹ thuật cao, lực lượng học viên có đủ kiến thức, nhận thức để tiếp thu kỹ thuật, công nghệ hiện đại; Đối với doanh nghiệp Nhật Bản, họ có nhu cầu lao động có kiến thức về văn hoá của Nhật Bản, phong cách, nguyên tắc làm việc của người Nhật Bản, hiểu được cách tư duy của người Nhật để dễ dàng trao đổi công việc.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ. CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ. Căn cứ Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;. Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, QUYẾT ĐỊNH. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. b) Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Công nghiệp hỗ trợ: là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản
Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: là dự án đầu tư tại Việt Nam (kể cả đầu tư mới và đầu tư bổ sung) để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ
Khuyến khích phát triển thị trường
Khuyến khích về hạ tầng cơ sở
Khuyến khích về khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực
Về cung cấp thông tin
Về tài chính
Về tài chính. a) Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được hưởng ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. b) Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem xét vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành. c) Chủ đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách trợ giúp tài chính theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. d) Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao được xem xét, cho hưởng các chính sách về thuế theo theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quyết định này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời phản ánh với Bộ Công Thương để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Hiệu lực thi hành
Căn cứ Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;.
Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển
Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển nêu tại Điều 1 được xem
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
THỦ TƯỚNG CHÍNH. PHỦ CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT. Phê duyệt Đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ. Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, QUYẾT ĐỊNH:. Phê duyệt Đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. c) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở phát huy tối đa nguồn nhân lực và các nguồn lực trong nước. d) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trước sức ép hội nhập. Định hướng trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020:. a) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dựa trên các khu vực tập trung của doanh nghiệp nhỏ và vừa về công nghiệp hỗ trợ ở một số địa phương. b)Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ. - Đẩy nhanh phát triển số lượng và nâng cao năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đảm bảo doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có thể cung ứng được khoảng 50% nhu cầu nội địa hoá ở các lĩnh vực khác nhau của các ngành công nghiệp chế tạo;.
Bộ Khoa học và Công nghệ: Bố trí nguồn ngân sách từ Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia và Chương trình năng suất chất lượng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bố trí nguồn ngân sách từ nguồn trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; dành cho thực hiện đề án này. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Cập nhật, bổ sung theo các yêu cầu của tình hình thực tế khi triển khai thực hiện. Cập nhật, bổ sung theo các yêu cầu của tình hình thực tế khi triển khai thực hiện.
Việc áp dụng các hệ thống quản lý trong sản xuất, quản trị … là một đặc thù tiêu chuẩn của sản xuất Công nghiệp hỗ trợ, một trong các tiêu chí để trở thành nhà cung cấp của các tập đoàn lớn. Việc nắm vững thông tin về nhu cầu và năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ hoạch định chính sách cho phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa.