MỤC LỤC
Thực trạng xuất khẩu giầy dép của Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long trong giai đoạn 2007 - 2009
Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long trong giai đoạn tới
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY THĂNG LONG TRONG
Bước sang năm 1992, do biến động của kinh tế chính trị ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ (khách hàng chính của Công ty trong giai đoạn này) và chế độ bao cấp bắt đầu được xóa bỏ đã đẩy Công ty rơi vào tình thế khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty phải tự đứng ra độc lập hạch toán nên gặp nhiều khó khăn về vốn, thiết bị và nguyên vật liệu; Đơn đặt hàng từ các nước bị cắt đứt; Thời gian ngừng sản xuất kéo dài…Để giải quyết những khó khăn trên, ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) đã cùng nhau đoàn kết, tư duy sáng tạo và tìm hướng đi mới cho Công ty. Ngoài ra, Công ty còn phải cạnh tranh với các Công ty giầy dép trong nước khác về kiểu dáng, mẫu mã và giá cả như: Công ty Giầy vải Thượng Đình (cạnh tranh về Giầy vải, Giầy thể thao, Giầy Bata…), Giầy Thụy Khuê (cạnh tranh về Giầy thể thao, Giầy Bata), Giầy da Hà Nội (cạnh tranh về Giầy da), Vina Giầy…Hơn nữa, các doanh nghiệp giầy dép có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có ưu thế hơn về vốn, kinh nghiệm quản lý, sản xuất, công nghệ, tiếp thị xuất khẩu… nên sản phẩm của họ có lợi thế cạnh tranh hơn sản phẩm của Công ty về chất lượng, giá cả cũng như về thị trường xuất khẩu.
Lực lượng lao động trong Công ty hiện nay tuổi đời còn rất trẻ, bình quân từ 22 – 25 tuổi, được đào tạo tại chỗ dựa trên những kinh nghiệm đã được đúc kết trong quá trình sản xuất. Lao động sản xuất phổ thông: Yêu cầu phải có sức khỏe, đồng thời đòi hỏi phải là người cẩn thận, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm với công việc.
Đội ngũ lao động trong Công ty Giầy Thăng Long bao gồm: Lao động quản trị; Lao động hành chính và Lao động tại các phòng ban chức năng. Lao động quản trị: Yêu cầu phải có trình độ, kiến thức và hiểu biết sâu sắc về chuyên môn cũng như đặc thù kinh doanh Da - Giầy của Công ty.
Nguồn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh: đây là nguồn vốn tự cấp được lấy ra từ lợi nhuận, quỹ khuyến khích phát triển sản xuất và khoản tiền khấu hao để lại Công ty phục vụ cho sự tăng trưởng và tái đầu tư vào tài sản cố định. Nguồn vốn bên ngoài: nguồn này được thực hiện qua vay vốn từ Ngân hàng, từ các hãng và các tổ chức tín dụng khác…thông qua việc liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế cũng như nguồn vốn tự huy động từ đội ngũ CBCNV trong Công ty.
Hiện nay, EU là đối tác thương mại quan trọng và là thị trường xuất khẩu giầy dép với số lượng lớn nhất của Công ty, mỗi năm đem lại cho Công ty doanh thu xuất khẩu từ 3,6 – 4,3 triệu USD (chiếm 70-75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty). Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Công ty Giầy Thăng Long. Nhìn chung hiện nay, giầy dép của Công ty xuất khẩu sang thị trường EU đang gặp những khó khăn nhất định. Đó là do sức ép từ việc EU gia hạn áp thuế bán phá giá đánh lên mặt hàng giầy có mũ từ da của Việt Nam thêm 15 tháng chứ không chỉ là 5 năm như thông lệ. xuất khẩu cho các nước đang phát triển khi xuất khẩu giầy vào EU). Chính sách giá giầy dép xuất khẩu của Công ty được xây dựng căn cứ vào những nhân tố ảnh hưởng đến giá xuất khẩu như: Chi phí (nhân tố quyết định hình thành giá cả); Điều kiện thị trường (nhu cầu); Sự cạnh tranh; Ảnh hưởng của chính trị, luật pháp; Chính sách của Công ty và Marketing hỗn hợp (trước khi quyết định giá cho một sản phẩm xuất khẩu, Công ty phải có chính sách riêng đó là xuất khẩu nhằm mục tiêu gì)…Hiện nay, do thiếu thông tin về khả năng và sức mua của người tiêu dùng - khách hàng tại thị trường nước ngoài, nên chính sách giá giầy dép xuất khẩu của Công ty xác định dựa trên cơ sở chi phí và giá cả của đối thủ cạnh tranh trong nước. Về chủng loại mặt hàng giầy dép xuất khẩu: Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, Công ty đã chủ động đa dạng hoá các sản phẩm giầy dép xuất khẩu bằng nhiều hình thức như: Tổ chức huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ cho khâu thiết kế mẫu; Kiểm tra chất lượng giầy dép; Bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ CBCNV, cán bộ thiết kế và nghiên cứu thị trường…Vì vậy, từ chỗ sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là giầy vải thì đến nay, Công ty đã có thêm nhiều giầy dép có chất lượng tốt được người tiêu dùng ưa chuộng như: giầy vải, giầy thể thao, giầy mũ da, sandal, dép đi trong nhà và các sản phẩm phụ liệu cho ngành Da - Giầy.
Mặc dù thời gian qua, Công ty cũng đã chú trọng đến công tác đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu, song hiệu quả của công tác này vẫn chưa cao do nhiều nguyên nhân như: chưa coi trọng công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại; khả năng về tài chính và công nghệ còn hạn hẹp; thiếu thông tin về thị trường, nhu cầu khách hàng và kinh nghiệm thực tế, các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu của Công ty chưa được tổ chức một cách bài bản và thiếu chiều sâu…Do chưa đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu nên đây chính là một phần nguyên nhân dẫn đến thị trường xuất khẩu của Công ty còn hạn hẹp.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY GIẦY THĂNG
Tăng cường tìm kiếm các đối tác, bạn hàng và mở rộng thị trường xuất khẩu sang những khu vực thị trường khác như các nước thuộc khối EU, Châu Á, Mỹ, Nhật Bản… Bên cạnh đó, tiếp tục củng cố và giữ vững thị trường nội địa, khai thác tối đa năng lực nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng trong nước. Căn cứ vào bảng số liệu 2.1 trên ta có thể thấy, trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2012, Công ty chủ trương mở rộng thị trường xuất khẩu giầy dép tập trung chủ yếu vào ba khu vực thị trường mục tiêu chính đó là: Thị trường truyền thống EU; Thị trường trọng điểm Mỹ - Bắc Mỹ và khu vực thị trường tiềm năng Đông Âu.
Đồng thời, đây phải là những người am hiểu về luật pháp Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, tránh khỏi các vụ khởi kiện (bán phá giá, không đáp ứng đúng yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng, bao bì, nhãn mác, vệ sinh..) từ đối tác nhập khẩu giầy dép của Công ty. Bên cạnh thị trường truyền thống, Công ty cần khai thác các thị trường có sức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hoá phù hợp với năng lực sản xuất của Công ty như: Malayxia, Trung Đông, Đông Âu…Đồng thời, Công ty cần mở rộng XK sang các thị trường mới như: Mỹ, Nhật Bản, Châu Phi…thông qua các chương trình khảo sát, tham gia hội chợ tại các thị trường đó. Để đảm bảo kết quả xuất khẩu giầy dép của Công ty Giầy Thăng Long sang các thị trường nhập khẩu luôn thông suốt và có lưu lượng ngày càng lớn, ổn định thì bên cạnh đẩy mạnh phát triển sản xuất cũng như các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, Công ty cần chú trọng lựa chọn các phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường các nước đối tác.
Con đường thứ hai: trong điều kiện tài chính của Công ty còn hạn hẹp và quy mô chưa phát triển thì việc liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài vừa nhằm mục đích tiếp cận với công nghệ mới vừa là thông qua đó để tìm hiểu thị trường đối tác trước lúc thâm nhập, từ đó có các chiến lược thích hợp nhất cho việc sản xuất và tiêu thụ giầy dép.
Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho ngành Da - Giầy của Việt Nam nói chung và của Công ty Giầy Thăng Long nói riêng nhiều cơ hội lớn: Hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần được dỡ bỏ; cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ đã góp phần gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hóa, trí tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế… tạo môi trường thuận lợi phát triển thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, được sự ủng hộ và giúp đỡ từ Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công nghiệp, Tổng Công ty da giầy Hà Nội và các cơ quan liên ngành hữu quan trong việc cung cấp các chính sách khuyến khích hỗ trợ XK, tài chính, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, đào tạo nguồn nhân lực, thị trường XK…tạo điều kiện thuận lợi giúp Công ty Giầy Thăng Long thực hiện được các giải pháp thúc đẩy XK giầy dép đề ra.
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN