MỤC LỤC
Cấu trúc của đề tài
Điều này dẫn đến năng lực tự học của các em không được bồi dưỡng trong quá trình học tập, biểu hiện là các em lúng túng khi phải tự đọc sách, tự làm thí nghiệm và đặc biệt là chưa có kĩ năng thu thập, xử lí, vận dụng thông tin vào đời sống thực tế cũng như kĩ năng tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh quá trình học tập của bản thân. - Bên cạnh việc tăng cường đầu tư, trang bị và hiện đại hóa cơ sở vật chất (thí nghiệm và các phương tiện trực quan) của nhà nước thì mỗi giá viên cần quan tâm nhiều hơn tới việc tự nghiên cứu thiết kế, khai thác và sử dụng các thí nghiệm đơn giản, thí nghiệm vui để phục vụ cho dạy học.
Nêu được các khái niệm: thấu kính mỏng, trục chính, quang tâm, tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu diện, tiêu cự của thấu kính, phát biểu được định nghĩa độ tụ của thấu kính và nêu được đơn vị đo của độ tụ, số phóng đại của ảnh tạo bởi thấu kính, viết được các công thức thấu kính. Sự phân tích trên cho thấy rằng, việc dạy học chương “Mắt - Các dụng cụ quang” rất cần có thí nghiệm thực và cần phải phát huy vai trò của học sinh là chủ thể của quá trình thu nhận kiến thức thông qua việc các em làm và quan sát thí nghiệm rút ra kiến thức vận dụng vào thực tiển.
Sơ đồ cấu trúc logic nội dung phần “ Quang hình học”, vật lý 11 THPT Dựa vào nội dung các bài học trong phần “ Quang hình học”,vật lý 11 THPT chúng
+ Phần ứng dụng giáo viên cho học sinh nêu một số ví dụ về phản xạ toàn phần mà các em tự nghiên cứu sau đó giáo viên trình chiếu các ứng dụng đó, cuối cùng Gv kết luận một trong những ứng dụng quan trọng nhất của hiện tượng phản xạ toàn phần là chế tạo các sợi quang học. + Vào bài giáo viên phát cho các em theo nhóm (4em) lăng kính thủy tinh và đèn sáng khe hẹp có các kính lọc sắc đỏ, xanh, vàng….Gv yêu cầu học sinh quan sát mô tả về lăng kính bước tiếp theo yêu cầu học sinh chiếu tia sáng qua lăng kính quan sát và nhận xét về đường đi của tia sáng.
Tiết thứ 2 học sinh tự tiến hành làm thí nghiệm, thu thập số liệu, xử lý số liệu, viết báo cáo ngay tại lớp. Quy trình thiết kế bài dạy học theo hướng tổ chức hoạt động tự học môn. Để thiết kế quy trình thực hiện ba bước này theo hướng tự học cho Hs thì hoạt động của thầy giáo phải có một sự thay đổi cần thiết nào đó để việc dạy tự học cho các em mới đạt được yêu cầu nhất định. Chúng tôi có thể đưa ra một một quy trình thiết kế việc dạy học trên lớp và so với cách thiết kế bài giảng mà chúng ta vẫn hay làm để có thể giúp Hs tự học tốt ở trên lớp như sau: [18]. Chuẩn bị giáo án:. Xác định mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỷ năng phù hợp hợp với từng đối tượng học sinh:. + Về kiến thức: Nắm kiến thức cơ bản các phương pháp nhận thức, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng; phát triển những năng lực nhận thức chú ý, ghi nhớ, quan sát, tưởng tượng, tư duy. + Về kỹ năng: Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo học tập; kỹ năng làm thí nghiệm rút ra kiến thức, vận dụng, giải quyết các nhiệm vụ nhận thức và thực tiễn…. + Về thái độ: Cách nhìn nhận, tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng…; phát triển cảm xúc, ý chí. Như vậy, để có thể để dạy Hs tự học trên lớp mỗi giáo viên phải bổ sung thêm vào giáo án của mình bằng cách viết mục tiêu học tập, nghiên cứu. Khi xác định nhiệm vụ bài học thầy giáo không lấy trình độ chung của lớp làm căn cứ, mà phải hình dung những nhóm Hs có trình độ khác nhau về kiến thức và tư duy. Cần tính toán độ khó của nhiệm vụ học tập sao cho thích hợp với trình độ của mỗi nhóm Hs. Thầy giáo phải luôn chú ý đến mối quan hệ hợp lý giữa trang bị tri thức, kỹ năng, với dạy phương pháp tư duy, phương pháp tự học cho Hs. Xây dựng nội dung bài học. Nét nổi bật dễ nhận thấy của bài học theo hướng tổ chức tự học cho Hs là hoạt động của các em phải chiếm tỷ trọng cao so với hoạt động của giáo viên về mặt thời gian cũng như cường độ làm việc. Để có một tiết học như thế ở trên lớp, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư rất nhiều về công sức và thời gian. Sau khi nghiên cứu kỹ nội dung bài học thầy giáo cần tiến hành những công việc sau đây:. - Xác định những tư tưởng chính của bài học; xác định những tri thức chính và phụ gộp thành các đơn vị kiến thức; sắp xếp các đơn vị kiến thức đó theo một trình tự hợp lý; xây dựng mô hình cấu trúc nội dung. - Bổ sung nội dung kiến thức bằng những số liệu mới, các thông tin cập nhật, thông tin gắn liền với thực tế. - Xác định thời gian hợp lý tương ứng với nội dung và trình độ học sinh. Lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Khi thiết kế bài học thầy giáo cần lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, cụ thể cần dựa vào:. - Mục đích, mục tiêu dạy học - Nội dung bài học. - Đặc điểm trình độ học sinh. - Điều kiện làm việc cụ thể của thầy và trò. - Tính chất, đặc điểm của các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Đây là một giai đoạn vô cùng phức tạp, phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm, kiến thức, tài năng và trực giác nhạy bén của người thầy như:. - Chú ý tập trung chủ yếu vào các hoạt động tự học của các em: Đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, thảo luận, xử lý số liệu, báo cáo các vấn đề đã chuẩn bị, giải quyết các tình huống nhận thức và thực tiễn. - Suy nghĩ một cách công phu để tạo ra tình huống có vấn đề nhằm kích thích tính tích cực nhận thức. - Chuẩn bị một hệ thống câu hỏi theo hướng tự học nhằm khơi dậy tư duy của các em. - Chuẩn bị một hệ thống bài tập và nhiệm vụ học tập nhằm tổ chức hoạt động tự học…. Tóm lại, để giúp các em tự học có hiệu quả khi thiết kế bài học cần có sự đổi mới, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của giáo viên sang thiết kế các hoạt động tự học của học sinh, tăng cường tổ chức các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm bằng các nhiệm vụ học tập cụ thể. Thiết kế bài học nhằm giúp HS tự học trên lớp có các đặc điểm sau:. + Xác định mục tiêu dạy - mục tiêu học. + Chú trọng truyền đạt tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. + Phát triển năng lực nhận thức, phẩm chất tư duy, rèn luyện kỹ năng, phương pháp thói quen tự học. + Xây dựng nội dung học và cách hướng dẫn tự học. + Lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy và cách tổ chức các hoạt động tự học. Tổ chức dạy học trên lớp. Tổ chức giờ dạy trên lớp theo hướng giúp Hs tự học sẽ diễn ra như thế nào?. Mở đầu bài học, giáo viên phải kích thích, động viên, tạo động lực học tập, sao cho học sinh học tập với tinh thần tích cực, tự giác và hứng thú. Chẳng hạn như:. + Thầy giáo tạo ra một tình huống có vấn đề, trong đó có mâu thuẫn nhận thức mà HS hứng thú, thỏa mãn nhu cầu và phù hợp với năng lực của họ. Ví du: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động tìm hiểu về hiện tượng khúc xạ ánh sáng và rút ra định luật khúc xạ ánh sáng. Mỡ đầu giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm đũa bỏ trong cóc nước bị gãy để nói đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng sau đó gv giao nhiệm vụ cho hs nghiên cứu thí nghiệm để rút ra các nội dung liên quan đến định luật. + Làm rừ ý nghĩa, tầm quan trọng về mặt khoa học và xó hội của hệ thống tri thức mà các em cần nắm vững. Nêu lên mục tiêu, nhiệm vụ học tập cụ thể mà các em có trách nhiệm phải hoàn thành. Tổ chức hoạt động tự học trên lớp. a) Để hoạt động tự học trên lớp có hiệu quả cần phối hợp chặt chẽ hoạt động của giáo viên và học sinh. Mặt khác, các hình thức tổ chức dạy học, các dạng hoạt động cũng cần phải được phối hợp một cách hợp lý như: kết hợp hình thức bài trên lớp với hình thức học tập theo nhóm tại lớp; phối hợp dạng hoạt động chung có tính chất tập thể toàn lớp với hoạt động cá nhân và hoạt động tổ nhóm.
Điều đó có tác dụng kích thích tính tích cực học tập của Hs, - Cần đa dạng hóa các hình thức đánh giá và cách thức học như: Kiểm tra, thi, làm bài tập thực hành, viết thu hoạch, làm bài tập do giáo viên ra về nhà, làm các báo cáo cho những bài có tính lý thuyết công nhận kiến thức để trình bày trước lớp. Trong dạy học theo hướng tổ chức để giúp Hs tự học, việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS được xem như một mục tiêu giáo dục, thì đồng thời với việc đánh giá của thầy cần bồi dưỡng cho trò khả năng tự kiểm tra đánh giá sản phẩm học tập của mình, đánh giá lẫn nhau, để điều chỉnh cách học sao cho có hiệu quả nhất.
CHUẨN BỊ GIÁO ÁN
Thiết kế một số bài dạy học theo hướng Tổ chức hoạt động tự học thông qua việc sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học phần “ Quang hình học”,
Trong mỗi giáo án, chúng tôi đã sử dụng các hình ảnh, video clip về các hiện tượng, TN vật lí đã tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, tăng cường tính chủ động sáng tạo trong học tập từ đó rèn luyện cho HS có phương pháp tự học cần thiết để từ đó tạo điều kiện cho các em có ý thức tốt trong quá trình tự học học trên lớp, đặc biệt là quá trình tự học ở nhà thông qua SGK và các phương tiện học tập khác theo đúng chủ trương mà Đảng và nghành GD phát động. Như vậy việc sử dụng TN và PTTQ trong tổ chức hoạt động tự học cho HS trong 2 chương “Khúc xạ ánh sáng” và “Mắt và các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 THPT đã góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS và nâng cao được chất lượng học tập môn vật lí.