MỤC LỤC
Theo Trần Kim Dung, 2014: "Quản trị nguồn nhân lực chính là chức năng cán bộ, một trong những chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực là đi sâu nghiên cứu, khai thác mọi tiềm năng có trong mỗi nhân viên, khuyến khích họ làm việc chủ động, sáng tạo với hiệu suất cao, làm việc tận tâm trung thành với công ty". - Đào tạo và phát triển nhân viên, cộng tác viên chú trọng vào công việc hiện tại và tương lai: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kĩ năng thực hành của người lao động, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, cập nhật các kiến thức chuyên môn, kiến thức quản trị, các kĩ thuật công nghệ mới cho cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong suốt quá trình làm việc.
Công tác đào tạo và sử dụng nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà nó còn giúp cho người lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Đào tạo là cơ sở thế mạnh, là nguồn gốc thành công của các nước phát triển mạnh trên thế giới như Anh, Pháp, Nhật… Sự phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cũng chính là yếu tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Phòng quản trị nhân sự sẽ xây dựng chương trình đào tạo cho lao động mới dựa trên những yêu cầu tối thiểu về kiến thức dành cho lao động mới như: giới thiệu chung về tổ chức gồm văn hóa tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, phân xưởng, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm…; giới thiệu các quy định, nội quy, quy chế hoạt động; và một số vấn đề khác. Đối với đào tạo phục vụ mục tiêu, định hướng phát triển của tổ chức Với việc đào tạo phục vụ mục tiêu, định hướng phát triển của tổ chức, cán bộ đào tạo cần xác định: người lao động cần được đào tạo thêm những kiến thức, kỹ năng gì; người lao động làm việc ở bộ phận nào cần được đào tạo;.
- Hai là, đào tạo và phát triển tốt, người lao động với trình độ của mình sẽ tham gia và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mang lại doanh thu có thể bù đắp được những chi phí kinh doanh và chi phí đào tạo đã bỏ ra mà lợi nhuận thu được vẫn tăng lên sản phẩm với trước. Hay ta có thể tính ( so sánh) chi phí bỏ ra để đào tạo và việc tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh nhờ đào tạo như tiết kiệm NVL, giảm thời gian lao động cho một đơn vị sản phẩm, tiết kiệm máy móc, trang thiết bị, giảm chi phí điều trị do tai nạn lao động.
Công ty đã xây dựng kế hoạch, qui hoạch đào tạo cán bộ nguồn và tuyển dụng cán bộ của công ty theo đúng tiêu chuẩn phù hợp với cơ chế quản lý tiên tiến và tốc độ phát triển của công ty, công ty xây dựng tiêu chuẩn đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ theo hệ thống ngành nghề có đủ trình độ bằng cấp, chứng chỉ theo thông lệ quốc tế, công ty lập kế hoạch đào tạo bổ túc ( Cập nhật những kiến thức về quản trị và chuyên môn, về công nghệ ) cho các đồng chí lãnh đạo giữ các chức vụ chủ chốt các phòng chức năng công ty. Trong khi nguồn cung lao động trên thị trường là vô cùng lớn, để có thể duy trì được chỗ làm hiện tại trong công ty buộc họ phải thường xuyên thực hiện những cải tiến trong chương trình đào tạo của Công ty, để tự nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động từ đó có thu nhập cao hơn để cải thiện cuộc sống.
Ngoài ra, Công ty đã trúng thầu xây dựng nhiều công trình dân dụng và công cộng trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hà Nội như: Nhà văn hoá quận Tây Hồ; Nhà B6A Nam Trung Yên, Nhà B3 – B4 Cầu Diễn; Khách sạn Bình Minh II - Hạ Long; Trụ sở Văn phòng Quốc hội; Trụ sở Công ty Công viên Cây xanh; Văn phòng công ty Xổ số kiến thiết miền Bắc; Khách sạn Đồng Lợi; Chợ Đồng Xuân - Bắc Qua… và nhiều công trình tại các tỉnh lân cận như Tuyên Quang, SaPa – Lào Cai, Bãi Cháy - Quảng Ninh…. Với những kinh nghiệm vững chắc trong quá trình xây dựng và phát triển, HACINCO luôn đặt ra phương châm: Phát triển trong kinh doanh là phát triển uy tín và năng lực, với việc không ngừng hoàn thiện bộ máy con người với chất xám, trang thiết bị, cũng như tiềm lực tài chính, HACINCO mong muốn cùng khách hàng hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp xây dựng, thương mại, dịch vụ.
* Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách khối văn hóa xã hội, đời sống vật chất, định mức lao động, tiền lương của Công nhân viên và các khoản bảo hiểm trên cơ sở lập kế hoạch lao động trong toàn Doanh nghiệp. Nắm bắt thông tin thị trường quảng cáo giới thiệu sản phẩm hàng hóa, tổ chức thực hiện kế hoạch đầu vào , đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh giúp Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.
- Phân theo bộ phận: Nhân viên của công ty chủ yếu là lao động trực tiếp do đặc thù của công ty là xây dựng nên lao động chủ yếu là trực tiếp phù hợp với công ty. Qua đây xem xét xem các bộ phận của công ty đã có đủ khả năng làm việc chưa để giám đốc công ty điều phối và đưa đi đào tạo để cân bằng nhân lực trong công ty.
Tuy nhiên sự tăng lên này chủ yếu là do công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể là doanh thu năm 2016 so với năm 2017 có tăng lên nhưng bên cạnh đó lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại giảm, điều này chứng tỏ năm 2017 công ty làm ăn kém hiệu quả, chưa có những biện pháp quản lý phù hợp để giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra vào các ngày nghỉ như ngày mùng 2/9 ngày 20/10… công ty đều tổ chức ăn uống liên hoan cho nhân viên trong công ty để tạo cho công ty có không khí đoàn kết góp phần cho công việc được thuận lợi hơn.
Các cán bộ chủ chốt của Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội hầu hết là đảng viên ,với những cán bộ trẻ chưa vào đảng, có năng sự công ty sẽ cử đi học cảm tình đảng nhằm rèn dũa nhân viên ngay từ đầu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, cán bộ nhân viên công ty có phẩm chất tốt. Nhất là những công việc đòi hỏi phải có kỹ năng đặc thù, công việc có kỹ năng khác hẳn so với công việc trước kia do Công ty mở rộng sản xuất, công việc đòi hỏi người lao động phải được trang bị một hệ thống kiến thức đầy đủ cả lý thuyết và thực hành thì bắt buộc Công ty phải cho đi đào tạo tại trường chính quy.
Qua số lượng về sự biến động về nhân sự lớn trong Công ty cho thấy vấn đề duy trì nguồn nhân lực trong Công ty còn nhiều khó khăn, đó là do yếu tố tạo động lực chưa được Công ty quan tâm một cách thoả đáng, chưa giải quyết tốt vấn đề kích thích, bảo toàn, giữ gìn nguồn nhân lực. Để thực hiện việc đánh giá, thường lấy thông tin từ kết quả học tập, từ thăm dò ý kiến của người học và người dạy; Sau đó, so sánh kết quả thực hiện của người đi học trước và sau quá trình đào tạo bằng cách thăm dò ý kiến của người quản lý trực tiếp bộ phận có người được đi đào tạo.
Trong thời đại ngày nay, bên cạnh trang bị nghề nghiệp, người lao động cũng cần phải học thêm ngoại ngữ ở trình độ nhất định để đọc tài liệu, để giao tiếp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là khi thị trường của các nước ASEAN hòa nhập vào nhau và khi cần có thể tham gia lao động xuất khẩu. Theo Bộ trưởng Cố vấn, nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh đào tạo lại nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ tiếng Anh, vì sau thời kỳ khủng hoảng, cơ cấu kinh tế thế giới thay đổi, giá trị gia tăng sẽ cao hơn.
Thứ ba, bộ máy thực hiện đào tạo tại công ty được tổ chức tốt, đã xây dựng được một hệ thống quy trình đào tạo và các văn bản chính sách phục vụ cho đào tạo như quy chế đào tạo phát triển, quy chế quản lý nguồn nhân lực, các chính sách bố trí sử dụng người lao động được đào tạo, các hệ thống tiêu chuẩn để xác định nhu cầu, mục tiêu, và đối tượng đào tạo… khá chi tiết và cụ thể. - Công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty chưa xây dựng chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực dài hạn gắn liền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể cho công tác; đào tạo chỉ mang tính trước mắt, ngắn hạn, nhất là đối với những người có trình độ, chuyên môn tay nghề cao đáp ứng được với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật hiện đại.
Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là nâng cao trình độ về kỹ năng, kiến thức đối với từng công việc mà còn phát triển con người trên nhiều lĩnh vực: về tri thức xã hội, về văn hóa, nghệ thuật, lối sống, đạo đức… trong doanh nghiệp, con người với tư cách là người lao động vận dụng những kiến thức, kỹ năng của mình vào công việc cụ thể trong hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong một môi trường kinh tế đầy biến động ,cạnh tranh ngày càng gay gắt ,các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn .Trong đó nhân lực là một yếu tố quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp .Vấn đề sử dụng nhân lực hiệu quả luôn là vấn đề phức tạp và khó khăn đối với các nhà quản trị .Nó thực sự cần thiết và là cơ sở cho mọi hoạt động của doanh nghiệp .Công tác sử dụng nhân lực là một khâu rất quan trọng trong quá trình quản trị của doanh nghiệp.