MỤC LỤC
Khách thể tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm là chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ gia đình, trực tiếp tham gia sản xuất hoặc đảm nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cụ thể là hoạt động trồng trọt và chăn nuôi và các cán bộ đại diện chính quyền địa phương, đại diện Ban Phòng chống thiên tai và TKCN; cán bộ Hội nông dân, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ của xã. Có nhiều yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam, trong đó một số yếu tố có tác động đáng kể như sau: các yếu tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu-xã hội của cá nhân (độ tuổi, học vấn); các yếu tố liên quan đến đặc điểm hộ gia đình (chủ hộ; số thế hệ; số năm kết hôn; mức sống và các yếu tố cộng đồng: dân tộc; khuôn mẫu giới, chính sách và truyền thông về ứng phó với thiên tai và bình đẳng giới ở địa phương.
Thiên tai, cụ thể là hạn hán và ngập lụt có tác động tiêu cực đến hoạt động sinh kế trong nông nghiệp của nông dân, làm giảm năng suất, sản lượng nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) và làm tăng gánh nặng công việc cho cả nam và nữ. Nam và nữ nông dân tham gia nhiều hoạt động ứng phó với thiên tai trong đó nữ tham gia nhiều hoạt động cũng như dành nhiều thời gian hơn trong các hoạt động ứng phó với thiên tai trong đời sống và sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù luận án vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định và các phân tích vẫn còn mang tính mô tả nhưng về cơ bản, luận án đã cung cấp những tri thức khoa học đáng tin cậy về chủ đề giới trong ứng phó với thiên tai. Thứ ba, luận án cung cấp các luận cứ khoa học để đưa ra một số khuyến nghị, gợi ý về mặt chính sách nhằm giảm thiểu bất bình đẳng giới và nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai của nam, nữ nông dân.
Một số nghiên cứu về tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở các vùng miền khác nhau trong những năm gần đây như nghiên cứu của Mai Thanh Sơn và cộng sự (2011)3 ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre và đồng bằng Sông Cửu Long (2013), nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp ở Nam Trung Bộ (2015); nghiên cứu của ở Quảng Nam của một số tác giả [47, 52, 12, 9, 43, 41] cũng cho thấy, thiên tai đang ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của người dân theo hướng làm sụt giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp, sụt giảm năng suất lúa, cây hoa màu, cây ăn quả và vật nuôi. Nghiên cứu của Cuevas, Peterson, Morrison, & Robinson (2016) cho thấy, những tác động của thiên tai và BĐKH không trung lập về giới, nó có thể củng cố thêm tình trạng bất bình đẳng giới hiện có và làm nảy sinh thêm những bất bình đẳng giới ở các chiều cạnh khác vì nó sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương nhất đối với những nhóm yếu thế trong xã hội và ảnh hưởng toàn diện trên nhiều chiều cạnh như xã hội, kinh tế, chính trị, sinh thái và môi trường.
Họ sử dụng bánh dầu ép mỏng (oilcakes) làm. màng phủ hữu cơ kết hợp với giữ đất ẩm bằng các kênh dẫn nước. Phương pháp này không những cải thiện độ phì nhiêu cho đất, tiết kiệm nước tưới mà còn giảm chi phí sử dụng phân hóa học bởi trong môi trường không ngập úng và kết hợp sử dụng màng phủ hữu cơ vào các kênh dẫn nước hoặc trồng xen canh các loại cây họ đậu nên đã tăng các loại vi sinh vật có lợi cho đất, tăng sức đề kháng cho cây trồng [147]. Ở Tây Bắc, Trung Quốc, màng phủ nhựa được xem là giải pháp hữu hiệu đảm bảo tự cung tự cấp để hình thành vùng chuyên canh lớn ở khu vực khô hạn [162]. Nghiên cứu ở Israel cho thấy, sử dụng nước hiệu quả với phương pháp, kỹ thuật tưới theo chiều sâu là lựa chọn quan trọng để ứng phó với hạn hán để nâng cao năng suất cây trồng. Israel là quốc gia có nền nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thủy lợi. Đến nay, Israel là một trong những quốc gia đi đầu về kỹ thuật nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ đề cập đến các biện pháp ứng phó với hạn hán nói chung chứ không đề cập đến yếu tố giới trong ứng phó. Nghiên cứu Jamaica cũng cho thấy, phụ nữ ở địa phương cũng tiến dần sang lĩnh vực buôn bán hoặc nghề có kỹ năng hơn để bù đắp nguồn thu nhập bị ảnh hưởng do thiên tai [104]). Nghiên cứu mối quan hệ giới trong quản lý thiên tai tại ba khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai ở Việt Nam của Vu Minh Hai (2004) cho thấy, hoạt động ứng phó với thiên tai trong cộng đồng sẽ có hiệu quả hơn nếu có sự tham gia của phụ nữ vì qua đó nhu cẩu thực tế của họ được quan tâm, chú ý một cách sát sao và phù hợp; những kinh nghiệm, kiến thức của phụ nữ trong bảo vệ tài sản, mùa màng được tận dụng sẽ làm giảm thiểu đáng kể những tổn thất về kinh tế, thu nhập; việc củng cố vai trò và những đóng góp của phụ nữ góp phần cải thiện cuộc sống của các thành viên trong gia đình và cộng đồng; tận dụng tối đa năng lực quản lý và phòng chống thiên tai của phụ nữ sẽ góp phần cải thiện địa vị của họ trong gia.
Tác giả đã chứng minh rằng, ở một số cộng đồng bị tác động bởi thiên tai trong đó có cộng đồng bị tác động bởi lũ lụt ở Kesepuhan (Indonesia), các hộ nông dân có kiến thức hạn chế về thiên tai và BĐKH, trình độ dân trí thấp, ít khả năng tiếp cận thông tin về thiên tai là đối tượng dễ bị tổn thương hơn các hộ gia đình khác và có sự khác biệt giới trong kiến thức liên quan đến thiên tai theo hướng kiến thức của nam được đáng giá là tốt hơn so với nữ [165, 146]. Các nguồn lực cá nhân như vốn hiểu biết, kinh nghiệm, đào tạo tập huấn về phòng chống thiên tai, các đặc tính bảo vệ, trợ giúp của cộng đồng như sự trợ giúp xã hội thông qua mạng lưới xã hội như họ hàng, cộng đồng, sức mạnh về kinh tế và nguồn thu nhập, cơ hội tiếp cận và kiểm soát đất đai, cơ hội đa dạng hóa, chuyển đổi nghề nghiệp, di cư lao động, cơ hội tiếp cận thông tin đều có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng ứng phó của nam và nữ nông dân.
Với tập trung ưu tiên về giới, các Mục tiêu Phát triển Bền vững đã đưa ra một mục tiêu riêng về bình đẳng giới (Mục tiêu Phát triển bền vững 5: Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái), với chín mục tiêu cụ thể tập trung vào chấm dứt phân biệt đối xử, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, chấm dứt những tập tục lạc hậu, công việc chăm sóc và công việc gia đình không được trả lương, phụ nữ lãnh đạo và ra quyết định, sức khỏe tình dục và sinh sản, quyền sinh sản, quyền đối với các nguồn lực kinh tế, sở hữu và kiểm soát đất đai và tài sản, tiếp cận đến các công nghệ, chính sách và luật pháp. Chiến lược quốc gia phòng chống, giảm nhẹ thiên tai đến năm 2030 tầm nhìn 2050” đã đưa ra mục tiêu ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương đảm bảo tính nhân đạo và bình đẳng giới: “Đẩy mạnh thông tin truyền thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu, tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả truyền thông trong phòng chống thiên tai; kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng công nghệ, phù hợp với từng đối tượng để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai tới người dân, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương; Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai, hoạch định chính sách, đề xuất và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến phòng chống thiên tai, chú trọng sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong việc lập kế hoạch, phương.
Luật phòng chống thiên tai định nghĩa: Thiên tai là hiện tượng tự nhiên, bất thường có thể gây thiệt hại về tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác (Theo điều 3, Luật phòng chống thiên tai) [27]. Hay nói chung chiến lược ứng phó là hành động mà hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng khi những cú sốc xảy ra đẩy họ tới tình trạng khó khăn hơn bình thường [50].Từ những định nghĩa trên, trong luận án này, chiến lược ứng phó trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình trước các cú sốc và căng thẳng được xem là sự thay đổi hay điều chỉnh hành vi trong hoạt động sinh kế của hộ gia đình, cá nhân khi đối mặt với tình trạng bị mất và sụt giảm nguồn thu nhập do tác động của thiên tai.
Các định kiến giới với biểu hiện cụ thể bằng sự nhìn nhận, đánh giá tiêu cực, thiếu khách quan về những đặc điểm, vị trí, vai trò, năng lực của phụ nữ hoặc nam giới khiến phụ nữ phải chịu một phần không tương xứng về những vấn đề ứng phó với cái nghèo, phân hóa xã hội, thất nghiệp, suy thoái môi trường mà theo các nghiên cứu thì đó không phải chỉ là sự bất công về kinh tế, xã hội mà còn là sự bất công về giới [39, 40]. Nghiên cứu khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai giúp cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc lồng ghép giới trong tất cả các giai đoạn của ứng phó với thiên tai nhằm đảm bảo cơ hội bình đẳng cho cả nam và nữ được đóng góp và thụ hưởng những thành quả từ hoạt động này, tạo điều kiện cho phụ nữ có thể khẳng định được vai trò, vị trí và phát huy tối đa các tiềm năng của mình cho sự phát triển xã hội cũng như trong công tác ứng phó với rủi ro thiên tai.
Trong những năm gần đây, dưới tác động của BĐKH, các loại hình thiên tai gia tăng, đời sống sản xuất nông nghiệp, sinh kế gặp nhiều khó khăn hơn nên cả cộng đồng người Chăm và người Kinh nơi đây ngoài canh tác lúa nước còn trồng cây hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp và triển chăn nuôi đại gia súc như bò, dê, cừu, một số ít hộ làm ăn buôn bán và dịch vụ nhỏ. Sản xuất trồng trọt trên địa bàn còn chịu ảnh hưởng lớn do diễn biến bất thường của thời tiết, mặc dù hệ thống công trình thủy lợi đã được đầu tư trên địa bàn bao gồm hồ Tân Giang, CK7, Suối Lớn, Bầu Ngứ, hồ Sông Biêu và hồ Núi Một, nhưng những năm gần đây thời tiết nắng hạn kéo dài, nguồn nước tích trữ tại các hồ thủy lợi cạn kiệt, không đảm bảo cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất nên không chủ động được lịch thời vụ.
09 phỏng vấn sâu cán bộ chính quyền, đoàn thể bao gồm: 01 Phó trưởng ban Ban phòng chống thiên tai và TKCN cấp xã (kiêm Phó chủ tịch UBND xã Phước Nam); 01 cán bộ phụ trách công tác nông nghiệp và PTNT của xã; 01 cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ của xã; 01 cán bộ Hội Nông dân; 03 trưởng thôn; 01 cán bộ phụ trách thống kê của xã; 01 đại diện Đoàn TNCS HCM của xã nhằm tìm hiểu quan điểm và kinh nghiệm của họ về tình hình thiên tai ở địa phương và công tác ứng phó với thiên tai, hiểu biết về giới, công tác tập huấn và mức độ tham gia tập huấn về nông nghiệp, PCTT và TKCN, các hỗ trợ trong phòng chống thiên tai cho người dân ở địa phương. Nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát đối với những cá nhân tham gia trả lời bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm (trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2017 và tháng 10 đến tháng 11 năm 2019) trên cơ sở quan sát những biểu hiện thái độ, hành vi của họ để đánh giá tính xác thực của thông tin thu thập được cũng như điều chỉnh nội dung thông tin cần thu thập; quan sát điều kiện cơ sở vật chất của hộ gia đình nhằm mục đích đánh giá điều kiện và nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất cũng như khả năng ứng phó với thiên tai trong trồng trọt và chăn nuôi của hộ gia đình.
Ngoài ra, nội dung Chương 2 cũng đã nêu các luận điểm chính của cách tiếp cận giới, tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực, cách tiếp cận văn hóa để phân tích vấn đề nghiên cứu trong Chương 3 và Chương. Cuối cùng, luận án đã trình bày các phương pháp nghiên cứu nhằm thu thập dữ liệu đầu vào cho luận ỏn cũng như cỏch phõn tớch cỏc dữ liệu để làm rừ tỡnh hỡnh thiờn tai diễn ra ở địa phương, sự khác biệt của nam và nữ nông dân trong ứng phó với thiên tai cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giới đó trong các chương nội dung tiếp theo.
Trong quá trình xảy ra hạn hán với thời gian kéo dài 2- 6 tháng có những thời kỳ nắng nóng xảy ra trong giai đoạn này gây nên hiện tượng thiếu nước trầm trọng, trong thời gian dài do không có mưa và cạn kiệt nguồn nước. Ngập lụt gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, làm hoa màu, cây trồng bị hư hỏng khi bị ngâm trong nước; lương thực, thực phẩm đã thu hoạch hoặc dự trữ bị ướt, nấm mốc, mọc mầm, hư hỏng; vật nuôi gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, dịch bệnh bùng phát gây chết hàng loạt.
Là một xã thuần nông nên hiện trạng sử dụng đất ở xã Phước Nam cho thấy, phần lớn đất được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Diện tích nuôi trồng thủy sản ở địa phương chiếm tỷ lệ không đáng kể (Biểu 3.2).
Theo số liệu thống kê của UBND xã Phước Nam thì đây là mức sụt giảm thấp kỷ lục trong vòng 20 năm trở lại đây mà nguyên nhân là do tình trạng hạn hán gây nên. Như vậy, diện tích cây trồng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong những năm thời tiết thất thường và xuất hiện nhiều thiên tai như hạn hán, mưa lớn gây ngập lụt tại địa phương.
Vụ đông xuân vốn được coi là thời điểm mưa thuận gió hòa nhất trong năm, tuy nhiên vào các năm hạn nặng như 2014-2015 thì các hộ gia đình trong xã Phước Nam cũng phải quyết định dừng hầu hết các diện tích canh tác, chỉ có 83 ha lúa đông xuân ở ruộng trũng thấp được gieo trồng nhưng năng suất và sản lượng không đáng kể. Năm 2014-2015 rơi vào chu kỳ hạn hán khốc liệt nhất từ trước đến nay ở địa phương và sau đó là một đợt mưa lớn kéo dài với lượng mưa đạt kỷ lục khiến ngập lụt cục bộ nhiều khu vực trong xã gây thiệt hại nặng đối với cây trồng, năng suất lúa giảm nghiêm trọng.
Số liệu biểu 3.9 cho thấy, vào năm 2025 thiên tai hạn hán xảy ra đặc biệt nghiêm trọng ở địa phương, sản lượng cây lương thực có hạt nói chung và sản lượng lúa nói riêng đã giảm tới mức thấp nhất với 458 tấn lương thực trong đó có 433 tấn lúa. Năm 2020 là một năm điển hình về mưa lớn và ngập lụt ở miển Trung và khu vực Nam Trung bộ thì sản lượng lúa đạt được của địa phương cũng chưa bằng ẳ so với bốn năm trước đú.
Năng suất và sản lượng cây trồng ở xã Phước Nam cũng ảnh hưởng đáng kể do thiên tai. Sản lượng này chỉ bằng 1/6 sản lượng trung bình của các năm còn lại trong vòng một thập kỷ gần thời điểm nghiên cứu.
Người dân dần chuyển đổi sang các loại cây chịu hạn và mạng lại giá trị kinh tế cao hơn như ngô, một số loại cây họ đậu và cây ăn quả.
Như vậy, có thể thấy dưới tác động của thiên tai (hạn hán và ngập lụt) hoạt động trồng trọt của nông dân ở địa bàn nghiên cứu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt thiên tai đã làm suy giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp, giảm diện tích cây có hạt, đe dọa an ninh lương thực, giảm năng suất, sản lượng cây trồng khiến đời sống và sinh kế của người dân trở nên khó khăn hơn. “Thiên tai làm giảm sức đề kháng của cây trồng, vật nuôi, phát sinh nhiều dịch bệnh, giảm khả năng tăng trưởng, sinh sản, giảm nguồn thức ăn, giảm năng suất và sản lượng” (PVS. Cán bộ NN & PTNT xã Phước Nam).
Thời tiết cực đoan như hạn hán, mưa lớn gây ngập lụt do mùa khô kéo dài, lượng mưa phân bố không đều cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản của vật nuôi do thiếu dưỡng chất. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Ninh Thuận phải đối mặt với tình trạng hạn hán khốc liệt nhất, điển hình vào năm 2014-2015, UBND tỉnh đã ra quyết định công bố tình trạng thiên tai hạn hán trên toàn địa bàn.
Nguồn thức ăn xanh, tươi bị thiếu hụt trầm trọng khiến con vật trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh, sức đề kháng suy giảm và dễ bệnh chết. Thiên tai làm sụt giảm diện tích, năng suất, sản lượng của cây trồng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sinh kế của nông dân, làm gia tăng tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong những năm xảy ra thiên tai nghiêm trọng.
Sản xuất nông nghiệp là loại hình sinh kế phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và khí hậu, vì vậy các biện pháp phòng ngừa trước khi thiên tai xảy ra là rất quan trọng để giảm thiểu thiệt hại liên quan đến cây trồng, vật nuôi và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Xem xét các hoạt động được nam, nữ nông dân chuẩn bị trước khi thiên tai hạn hán và lũ lụt xảy ra ở địa phương (biểu đồ 3.18) cho thấy có sự khác biệt đáng kể về giới theo hướng nữ giới tham gia với tỷ lệ cao hơn nam ở hầu hết các hoạt động ứng phó.
Đối với hoạt động thu hoạch sớm sản phẩm để phòng tránh thiệt hại do thiên tai cũng cho thấy sự phân công lao động giữa hai giới có xu hướng tương tự (tỷ lệ này ở hoạt động thu hoạch sớm sản phẩm là 56,5% đối với nữ; 25,2% đối với nam). Thực tế này cũng khá phù hợp với mô hình phân công lao động truyền thống trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương và cũng được khẳng định thêm qua các kết quả phân tích dữ liệu định tính thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
Về các hoạt động ứng phó trong chăn nuôi trước khi thiên tai xảy ra, kết quả nghiên cứu ở xã Phước Nam cho thấy, nam giới chiếm ưu thế trong việc thực hiện các hoạt động như phòng bệnh và sơ tán gia súc. Cụ thể, nam giới sẽ là người đảm nhiệm việc tìm hiểu, tìm kiếm và áp dụng các phương pháp phòng chống bệnh dịch cũng như đảm nhiệm việc chuẩn bị lùa đàn gia súc đi xã khác, thậm chí huyện khác để trỏnh hạn, tỡm kiếm nguồn thức ăn, nước uống.
Để đánh giá đầy đủ, toàn diện về vai trò chuẩn bị ứng phó với thiên tai của nam và nữ nông dân, ngoài việc xem xét các hoạt động ứng phó trong trổng trọt và chăn nuôi, nghiên cứu còn đo lường sự khác biệt giới trong hoạt động chuẩn bị ứng phó trước khi thiên tai lũ lụt trên 6 loại hoạt động chuẩn bị cơ bản là: Tích trữ lương thực, thực phẩm; tích trữ nước uống; cất đồ đạc; chuẩn bị các vật dụng thiết yếu; gia cố, chằng chống lại nhà cửa; sơ tán người. Nam giới chủ yếu đảm nhiệm chuẩn bị những công việc liên quan đến gia cố nhà cửa (94,6%) Kết quả này cho thấy, trong công việc chuẩn bị ứng phó với thiên tai, có sự phân công lao động theo vai trò giới truyền thống, như ý kiến một số nam, nữ trong thảo luận nhúm ở địa phương quan niệm rằng: ômột số cỏc cụng việc đú nữ giới thường làm là phù hợp hơn với nữ và một số công việc khác đòi hỏi sức lực nhiều hơn là phù hợp hơn đối với nam, nam giới sẽ cú kỹ năng làm việc đú tốt hơnằ.
“Khi có thông tin về thiên tai lũ lụt, phụ nữ trong gia đình mà chủ yếu là người vợ có trách nhiệm chuẩn bị các nhu yếu phẩm trong sinh hoạt của hộ gia đình như thức ăn, nước uống, thu dọn đồ đạc, chuẩn bị thuốc men, mì tôm, dầu nóng, đèn pin…nam giới đảm nhiệm việc kiểm tra lại nhà cửa, chuồng trại xem có điểm nào xung yếu cần gia cố, sửa chữa, đưa vật nuôi đến nơi an toàn hơn … Những việc nặng thì nam giới làm, chị em phụ nữ làm những việc nhẹ phù hợp với sức khỏe hơn” (TLN nam, xã Phước Nam). Phân tích một số hoạt động ứng phó trong giai đoạn xảy ra thiên tai cho thấy, phụ nữ không chỉ gánh vác rất nhiều trách nhiệm chăm sóc gia đình, nội trợ mà còn đóng vai trò quan trọng cùng với nam giới trong việc chăm sóc cây trồng, góp phần tăng khả năng chống chịu và phục hồi cho sinh kế nông nghiệp của hộ gia đình.
Không đâu mà đi đánh bạc với ông trời, bao nhiêu công sức bỏ ra rồi giờ miếng ăn sắp đến miệng lại để rơi, cứ mang về, kể cả người không ăn được thì cho gà vịt ăn cũng còn hơn để ngâm ở ngoài đồng" (PVS nam nông dân, 32 tuổi, xã Phước Nam). Người dân chăm sóc cây trồng để ứng phó với nắng nóng và hạn hán bằng cách thu gom, tận dụng những phế phẩm nông nghiệp như cây đỗ khô..để làm màng phủ chống nắng nóng, giúp duy trì độ ẩm và nhiệt độ đất, tiết kiệm nước, rút ngắn thời gian sinh trưởng cho cây để giảm thiệt hại.
Việc thực hiện các hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất trong thời gian thiên tai nói riêng là do cả nam và nữ (vợ và chồng trong gia đình đảm nhiệm), phụ nữ thậm chí đảm nhiệm nhiều hơn ở một số công đoạn và làm nhiều thời gian hơn so với nam giới, tuy nhiên, quyền quyết định trong việc điều chỉnh lịch thời vụ để ứng phó với tình hình thiên tai gia tăng thì chủ yếu lại do người chồng trong gia đình. Như vậy, trong phương thức thay đổi giống cây trồng để ứng phó với thiên tai ở quy mô hộ gia đình, người dân chủ yếu dựa vào định hướng của chính quyền địa phương, qua đó lựa chọn từng loại giống cho phù hợp với qui mô và đặc điểm của ruộng đất của hộ gia đình để đáp ứng mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực trong trường hợp xảy ra thiên tai vừa đáp ứng với nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
Đối với một số cây trồng giá trị cao như măng tây, nho, táo để hạn chế thiệt hại do thiên tai, ngoài việc lựa chọn giống tốt, người dân còn sử dụng qui trình canh tác hiện đại theo hướng giảm vật tư đầu vào, tăng chất lượng, giá trị sản phẩm đầu ra như áp dụng qui trình sản xuất VietGAP, sản xuất nông sản hữu cơ, nông nghiệp thông minh 4.0. Phân tích các số liệu liên quan đến ứng phó với những tác động tiêu cực của thiên tai đối với vật nuôi tại xã Phước Nam cho thấy, việc tham gia cùng chăm sóc chính cho vật nuôi trong thời gian diễn ra thiên tai chiếm tỷ lệ đáng kể với 42,3% cả nam và nữ cùng tham gia trong thời gian ngập lụt và 39,6% cùng tham gia chăm sóc chính trong thời gian hạn hán.
Như vậy, trong giai đoạn ứng phó khi thiên tai xảy ra cho thấy, cả nam và nữ đã có những đóng góp đáng kể để chăm sóc cho vật nuôi nhằm tăng cường sức chống chịu và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực gây thiệt hại cho hoạt động chăn nuôi của hộ gia đình. “Trước tình hình thiên tai ngày càng tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi, từ năm 2003 đến nay, Trung tâm khuyến nông Ninh Thuận đã thực hiện chương trình "Luân chuyển cừu đực giống" giữa các vùng trong tỉnh kết hợp nhiều biện pháp khác nhằm giảm sự đồng huyết trong đàn” (PVS Cán bộ phòng NN PTNT xã Phước Nam).
Do ảnh hưởng của hạn hán, nguồn thức ăn tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm, vì vậy, để giảm sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên, nông dân ở địa phương đã chủ động nhiều giải pháp như tự trồng cỏ, tách đàn, giảm đàn, tận dụng những phụ phẩm trồng trọt và mua thêm thức ăn bổ sung dưỡng chất để chăm sóc đàn gia súc trong mùa hạn hay mùa mưa, ngập lụt. Để đảm bảo thức ăn đối phó với thiên tai thì ngoài dự trữ rơm, rạ, mua thêm mật mía, cám ngô, cám gạo, thức ăn tổng hợp chế biến sẵn từ cửa hàng thức ăn chăn nuôi thì việc trồng cỏ hay cung cấp thêm lá cây tươi từ phụ phẩm trồng trọt cũng rất quan trọng để bổ sung nguồn dưỡng chất tự nhiên và vitamin cho gia súc” (TLN Nữ nông dân xã Phước Nam).
Các hộ gia đình ở Phước Nam đã có những thay đổi đáng kể trong phương thức chăn nuôi để ứng phó với thiên tai, tuy nhiên, cách chăm sóc gia súc của người dân vẫn chủ yếu theo phương thức kết hợp nửa nuôi nhốt, nửa chăn thả; nguồn thức ăn (đồng cỏ, nguồn nước..) vẫn phụ thuộc đáng kể vào tự nhiên. Trong mùa hạn, chúng tôi sẽ lọc ra những con có thể trạng kém hơn để nuôi nhốt thì có điều kiện chăm sóc tốt hơn, trong những giai đoạn hạn khốc liệt thì bò cũng được ưu tiên để nuôi nhốt hay vào mùa mưa, thời tiết lạnh thì dê cũng được nhốt trong chuồng và cung cấp thức ăn bổ sung để tránh cho dê bị đau bụng, thương hàn ốm chết hàng loạt.
“Ở đây, chăn nuôi theo mô hình trang trại chưa phát triển, cả xã Phước Nam chưa có trang trại chăn nuôi nào, tuy nhiên cũng có một số hộ chăn nuôi theo đàn lớn, hàng trăm con vì nhà họ ngoài đất nông nghiệp còn có cả đất lâm nghiệp” (TLN cán bộ thôn, xã ở Phước Nam). Tuy người dân đã áp dụng nhiều biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và khả năng thích nghi với khí hậu, môi trường nhưng thực tế cho thấy phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng công nghệ cao còn nhiều hạn chế, phát triển theo hướng hàng hóa nhưng chuyển dịch cơ cấu vẫn còn chậm, việc áp dụng các kỹ thuật canh tác mới vẫn còn nhiều hạn chế, canh tác thiếu bền vững và dễ tổn thương trước thiên tai.
Trong điều kiện thiên tai hạn hán, tình trạng thiếu nước, thiếu thức ăn tự nhiên kéo dài, nhiều hộ dân ứng phó bằng cách, thường là những người chồng, người nam giới trong gia đình đưa đàn dê, cừu đi sơ tán; hoặc thay đổi tập quán đi chăn bằng cách lùa đàn gia súc đi ăn sớm hơn để chúng có thể kiếm được nhiều thức ăn hơn. Điều này cũng góp phần làm hạn chế hơn năng lực ứng phó và các cơ hội để phụ nữ có thể phát huy tốt hơn năng lực cải thiện nguồn thu nhập tại chỗ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình cũng như hạn chế các cơ hội đa dạng hóa thu nhập, chuyển đổi nghề và di cư lao động để nâng cao thu nhập của bản thân phụ nữ và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Những bà con được phổ biến thông tin thường có sự chuẩn bị, phòng ngừa tốt hơn nên thiệt hại cũng đi giảm đáng kể" (PVS trưởng thôn Nho Lâm, xã Phước Nam). Qua thảo luận nhóm cán bộ xã Phước Nam cũng được biết, thôn Nho Lâm là thôn tập trung chủ yếu người Kinh sinh sống và nằm ở vùng trũng và gần bờ sông. Vì thế khi có mưa lớn thì đây là địa điểm xung yếu và ngập lụt đầu tiên cũng là nơi nước rút cuối cùng. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây chịu thiệt hại nhiều hơn bởi lũ lụt so với. các khu vực khác. Chính vì vậy, mức độ chịu thiệt hại bởi thiên tai cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến nhận thức của người dân về các biện pháp PCTT. mô hình hồi qui logistic đối với nam giới). Về yếu tố cú tham gia tập huấn sản xuất, kết quả phõn tớch đa biến cho thấy, đối với nhóm nữ nông dân trả lời có tham gia tập huấn về sản xuất có với hệ số chênh khá cao trong quyết định đầu tư chi phí cho trồng trọt để ứng phó với thiên tai so với nhóm chưa từng tham gia các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng sản xuất, đặc biệt là tập huấn về kiến thức trồng trọt (tỷ số chênh 6,457 so với nhóm đối chứng là 1) (với mức ý nghĩa thống kê: p<0,001) và tỷ số chênh lệch này ở nhóm nam là 3,305 so với nhóm đối chứng là 1 (với mức ý nghĩa thống kê: p<0,05).
Theo như nghiên cứu của Naila Kabeer và cộng sự đã chỉ ra, "phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động sản xuất có năng suất và thu nhập cao thông qua quá trình cải cách kinh tế nhưng khi tham gia các hoạt động kinh tế ở môi trường này, nhiều phụ nữ còn thiếu kỹ năng cơ bản, trình độ công nghệ thấp, cơ hội tiếp cận tín dụng và giáo dục đào tạo bị hạn chế” (Naila Kabeer, Trần Thị Vân Anh, Vũ Mạnh Lợi, 2005). Như vậy, quyền quyết định chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của nam chịu sự tác động chủ yếu của các yếu tố liên quan đến nguồn vốn nhân lực như tuổi, học vấn, mức sống…đối với nữ, ngoài những yếu tố tác động tương tự như nam giới thì còn chịu sự tác động của một số các yếu tố khác liên quan đến vai trò giới trong lao động nội trọ, khả năng tiếp cận thông tin về thời tiết và cơ hội đào tạo tập huấn.
Nhúm thanh niờn trẻ dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi hoặc tìm kiếm công việc phi nông nghiệp trong khi những người lớn tuổi do đã gắn bó với sản xuất nông nghiệp lâu năm, mặc dù thiên tai có đem lại những khó khăn, thách thức đáng kể cho công việc của họ nhưng họ cũng không dễ dàng để tìm kiếm một công việc khác do những yêu cầu về tuổi tác trong tuyển dụng. Hiệu quả kinh tế từ lao động nữ di cư có xu hướng cao hơn so với nam do phần lớn phụ nữ thường hay chi tiêu tiết kiệm nên khoản dành dụm mang về thực tế không kém hơn nam giới cho dù tiền công trung bình của lao động nữ di cư thường thấp hơn nam“Nữ thường làm các công ty may mặc hay chế biến thực phẩm, nam giới có thể xin việc được ở nhiều công ty hơn, mức lương trả cho nam cũng thường cao hơn nữ nhưng nam giới mất nhiều chi phí cho các khoản chè, thuốc…nữ thường tằn tiện hơn nên, nhất là các chị em đã có gia đình” (TLN Nam Nữ, xã Phước Nam).