Đánh Giá Hiện Trạng Sử Dụng Đất Của Thị Trấn Đăk Tô Để Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Đất

MỤC LỤC

Kh tình hình sử dụng đất ở Huyện Đăk Tô 1. Đánh giá chung tình hình quản lý, sử dụng đất

- Về hiện trạng sử dụng đất: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp phần lớn đã được giao cho các hộ nông dân, các tổ chức đang dần được sử dụng ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá, những vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Những năm qua, xu hướng biến động đất đai trên địa bàn phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, thay đổi diện mạo của nông thôn và đô thị.

Kết quả tình hình sử dụng đất ở thị trấn Đăk Tô(bỏ)

Những năm qua, xu hướng biến động đất đai trên địa bàn phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân trong thị trấn .Tuy nhiên trong những năm tới cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng đất đai cho các lĩnh vực kinh tế đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh. Do vậy cần phải tăng cường công tác quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng đất lúa có năng xuất cao, vừa đáp ứng yêu cầu về an ninh lương thực, sử dụng đất cho các mục đích khác đạt hiệu quả cao nhất.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thị trấn Đăk Tô 1. Điều kiện tự nhiên

  • Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 1. Tăng trưởng kinh tế
    • Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tới hiện trạng sử dụng đất tại địa phương

      Trong những năm tới thị trấn cần đầu tư, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, mở ra hướng mới trong khai thác dịch vụ du lịch, tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện, tiếp tục giảm dần và giữ ở mức ổn định tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản. Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thị trấn, trong thời gian qua thị trấn đã có nhiều chủ trương về đầu tư cho các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các hành lang cơ chế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên ngành nông nghiệp của thị trấn phát triển khá toàn diện. Bằng những nỗ lực trong quản lý điều hành hoạt động kinh tế thị trường, cộng với các ưu thế về điều kiện tự nhiên đã thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng.

      Phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của những năm tới là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị của địa phương. Cùng với đời sống tinh thần nhân dân ngày càng được cải thiện, phong trào thể dục thể thao cũng đã thu hút được quần chúng nhân dân tham gia tập luyện, cùng với việc phát động phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được duy trì, ngày càng nhiều số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên. Hiện tại hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị (giao thông, cấp. thoát nước, cấp điện..) vẫn còn chắp vá, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật; kiến trúc không gian dân cư nhiều khu vực xây dựng tự phát, chưa đúng quy định làm ảnh hưởng chung đến cảnh quan đô thị.

      Bảng 2: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính trong ngành trồng trọt
      Bảng 2: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính trong ngành trồng trọt

      Tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại Thị trấn Đăk Tô

        - Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn còn chậm, trình độ nhận thức của nhân dân trong xã chưa cao, một số chỉ tiêu kế hoạch chưa đạt chỉ tiêu so với kế hoạch huyện giao. - Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, chưa khai thác, tận dụng hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương, một số diện tích sản xuất không đạt kế hoạch, đời sống của nhân dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. - Công tác quản lý đất đai trên địa bàn chưa chặt chẽ, chưa có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp xâm phạm trái phép trên địa bàn. - Hiện tại cảnh quan môi trường đã, đang bị xâm hại do tập quán sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đây là vấn đề cần được quan tâm đầu tư đảm bảo môi trường luôn trong sạch, bền vững. Chính phủ), là cơ sở pháp lý làm tài liệu để các cấp chính quyền sử dụng thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính ở địa phương. Luật đất đai 2003 đã cho phép quyền sử dụng đất tham gia vào thị trường bât động sản, đây là một trong những nội dung mới của Luật đất đai 2003 so với những Luật trước đó, bước đầu giúp cho việc quản lý thị trường bất động sản chặt chẽ hơn trong đó có quyền sử dụng đất. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi chuyển nhượng vẫn không có sự công nhận của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai vì vậy phần nào gây khó khăn cho công tác cấp GCNQSDĐ, dẫn đến những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng gây khó khăn cho công tác quản lý về đất đai.

        Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai đã giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai hợp tình, hợp lý qua đó còn tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về luật đất đai, giúp các nhà làm luật hiểu sâu sắc hơn sự phức tạp của mối quan hệ đất đai, từ đó có chính sách điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn quản lý.

        Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của Thị trấn Đăk Tô 1.* Cơ cấu sử dụng đất (đầu mục lúc đậm lúc ko đậm?)

        Do nhiều nguyên nhân, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn còn xảy ra; Việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện rất khó khăn. Cơ sở hạ tầng được củng cố phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với định hướng chung của thành phố Kon Tum – đô thị vừa được công nhận là đô thị loại 4 trực thuộc Tỉnh Kon Tum. - Đây là địa bàn khá phức tạp, là khu vực tập trung khá đông dân tộc anh em sinh sống, đa tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tiên lành….), trình độ dân trí phát triển không đồng đều dẫn đến khả năng nắm thông tin về pháp luật còn hạn chế.

        - Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thị trấn luôn biến động, thị trường bất động sản diễn biến khá phức tạp, khó kiểm soát, nhiều vụ giao dịch chỉ mang tính chất thỏa thuận, nhiều hợp đồng chưa mang tính pháp lý…đã gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

        Bảng 4: Diện tích, cơ cấu các loại đất năm 2010
        Bảng 4: Diện tích, cơ cấu các loại đất năm 2010

        Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

          Một diện tích đất lớn được dành ra cho các công trình phúc lợi công cộng: Đất giao thông, đất xây dựng trường học, khu tiểu thủ công nghiệp…đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Tiến hành giãn dân và giao đất ở mới cho người dân có nhu cầu về đất ở các khu tập trung để thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, xã hôi. - Để quản lý và sử dụng một cách hợp lý cần đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm gánh trách nhiệm và quyền lợi với người sử dụng đất với thửa đất mà họ đang dử dụng.

          - Tập chung phát triển mạnh mạng lưới giao thông, kể cả các trục đường lô gia cư và vùng sản xuất, bảo đảm vận chuyển thông suốt hai mùa mưa nắng.

          Kiến nghị

          Các ngành, UBND thị trấn, trên địa bàn huyện xây dựng quy hoạnh sử dụng đất đai cụ thể trên phạm vi lãnh thổ của đơn vị mình, trong khung tổng thể quy hoạch sử dụng đất đai của huyện, đảm bảo các mục tiêu quy hoạch phát triển chung của ngành, địa phương mình. Chú ý đến hiệu quả sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và người sử dụng đất, tạo cơ sở để giải quyết cơ bản tình trạng tranh chấp đất đai; đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.(đây đâu phải kết quả đạt được). Sau khi được phê duyệt cần tuyên truyền, phổ biến công khai các số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 để các cấp, ban ngành, người dân trong thị trấn, huyện thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

          Các cơ quan có chức năng hang năm tổ chức các đợt kiểm tra đất đai giúp cơ quan nhà nước phát hiện ra những sơ hở, yếu kém, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất ở địa phương, Trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục khuyết điểm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất đai, đưa việc quản lý, sử dụng đất đai vào nề nếp: Khai thác sử dụng có hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.