Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2016-2020

MỤC LỤC

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Trong những năm gần đây công tác Giáo dục và đào tạo là một trong những vấn đề “nóng” được xã hội quan tâm, trong đó đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng đã có nhiều công trình khoa học, bài báo, luận văn thạc sĩ nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và đã đạt được những thành tựu nhất định. Đặc biệt là theo tinh thần của Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì Luật dạy nghề hiện nay được thay thế bằng Luật giỏo dục nghề nghiệp năm 2014 và cỏc nghiờn cứu đú đều làm rừ về tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ và quản lý nhà nước về công tác dạy nghề, trong đó đề cập đến đối tượng lao động nông thôn tại đề án 1956/TTg.

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu khác…Như vậy các đề tài nghiên cứu nêu trên ở phương diện lý luận và thực tiễn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, đề tài luận văn của tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2017 - 2022.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn phân tích, đánh giá hoạt động QLNN về ĐTN cho LĐNT, thực trạng QLNN, đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho công tác quản lý đối với hoạt động này tại đia phương. - Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên Phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 1. Ý nghĩa về lý luận

Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ

Vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nó cũng góp phần trong việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã, với bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế xã hội, và thực hiện công vụ phục vụ mục tiêu phát triển CNH-HĐH và hội nhập nông nghiệp và nông thôn. Trình độ giáo dục thấp, đặc biệt là khi kết hợp với sự phụ thuộc vào nông nghiệp có tính chất mùa vụ, có thể dẫn đến tình trạng một phần của lực lượng lao động nông thôn dễ dàng rơi vào các vấn đề xã hội tiêu cực như sử dụng ma túy, tham gia cá cược, hoặc lạm dụng rượu chè, gây ra tác động tiêu cực không chỉ đối với bản thân họ mà còn đến gia đình và xã hội xung quanh.

Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn 1. Hệ thống văn bản quản lý

Việc tạo lập môi trường hành lang pháp lý và các điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động ĐTN cho LĐNT là nhiệm vụ tiên quyết thông qua việc ban hành phê duyệt các chính sách như: chính sách đối với người học, chính sách đối với đội ngũ ĐTN, chính sách đối với cơ sở ĐNT, chính sách quy định về việc phân cấp, phân quyền các cơ quan quản lý đối với hoạt động ĐTN cho LĐNT và quy định các biện pháp để thực hiện việc quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT có hiệu quả. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về đào tạo nghề như Luật Dạy nghề được Quốc hội nước ta thông qua năm 2006 và Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội thông qua năm 2014 là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐTN ở nước ta cú những chuyển biến và thay đổi rừ nét; thực hiện theo đúng mục tiêu, đúng định hướng, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Mục tiêu của các hoạt động thanh tra và kiểm tra liên quan đến ĐTN và nói chung là mọi hoạt động kiểm tra, là phát hiện và giải quyết các hạn chế trong cơ chế quản lý, chính sách và pháp luật, đồng thời đề xuất các biện pháp khắc phục và ngăn chặn tình trạng này. Pháp luật về LĐNT cho LĐNT đang từng bước hình thành từ chính sách chung và không ngừng xây dựng thành một chế định trong hệ thống pháp luật, bao gồm các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ sở ĐTN cho LĐNT, người sử dụng lao động với người học nghề, địa vị pháp lý của mỗi bên cũng như điều chỉnh vấn đề QLNN về lao động đối với hoạt động ĐTN cho LĐNT.

Kinh nghiệm của một số địa phương (cấp huyện) và bài học cho huyện Vĩnh Linh

Sau khi có Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn” của Ban Bí thư Trung ương Đảng, căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Huyện ủy; UBND huyện Đăk Hà đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện tốt công tác ĐTN cho LĐNT tại địa phương; ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện trên địa bàn huyện. 2025”; UBND huyện đã xây dựng Chương trình số 30/CTr-UBND, ngày 28/6/2013 về thực hiện Kế hoạch số 43-KH/TU, ngày 16/4/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương; thành lập Tổ triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Đăk Hà và thường xuyên củng cố, kiện toàn; chỉ đạo xây dựng kế hoạch ĐTN hàng năm và 5 năm; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về triển khai công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện và triển thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 1. Vị trí địa lý

Khu vực đồng bằng và vùng trung du: bao gồm Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Long, Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú, Vĩnh Trung, Vĩnh Kim, Vĩnh Nam, Vĩnh Hoà, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thành, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, trung tâm thị trấn Hồ Xá, cùng một phần của các xã Vĩnh Thái và Vĩnh Thạch, với diện tích tự nhiên là 30.454 ha. Đá, cát sạn, đất sét là những loại khoáng sản phổ biến xuất hiện ở nhiều vùng, có trữ lượng khá lớn, đặc biệt là đá Bazan và đá Granit, tuy nhiên, chúng đều chung một nhược điểm là nằm ở tầng dưới của nước ngầm hoặc bị phủ kín bởi các tầng che phủ dày.

Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 1. Tình hình dân số

    Phòng LĐ – TB&XH dựa trên mục tiêu và chỉ tiêu của Đề án, Kế hoạch, và Nghị quyết để thực hiện các công việc sau: Tư vấn UBND huyện trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức ĐTN nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động; xây dựng cơ chế liên kết và phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đơn vị sử dụng lao động trong quá trình đào tạo và tuyển dụng lao động; hợp tác với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh để thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi thông tin và hội chợ việc làm nhằm tạo cơ hội gặp gỡ giữa người lao động và nhà tuyển dụng, đồng thời nắm bắt nhu cầu thị trường lao động; đảm nhận vai trò chủ đạo và phối hợp với các cơ quan và ban ngành liên quan cùng với UBND cấp xã để thường xuyên đánh giá tình hình nguồn nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển KT- XH. Tiêu biểu có mô hình chăn nuôi gà thả vườn của bà Lê Thị Phương Loan ở thôn Liêm Công Tây, xã Hiền Thành, trung bình khoảng 2 - 3 tháng cho xuất 1.000 con gà, thu nhập bình quân đạt 6 - 7 triệu đồng/ tháng; nuôi giun quế kết hợp chăn nuôi gà của ông Hoàng Phương ở thôn Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang; sản xuất nước mắm của bà Nguyễn Thị Chiếm và bà Trần Thị Lý ở thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, trung bình khoảng 1,5 - 2 tháng làm ra được 170 - 200 lít nước mắm, thu nhập bình quân từ 4 - 6 triệu đồng/ tháng; mô hình làm hương của Hội Người mù huyện Vĩnh Linh ở thị trấn Hố Xá, mang lại thu nhập hàng tháng từ 3 - 4 triệu đồng cho mỗi lao động.

    Đánh giá các yếu tố tác động

    Việc thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra đều đặn, liên tục và chuyên nghiệp là quan trọng để đảm bảo rằng công tác ĐTN cho LĐNT ở huyện Vĩnh Linh được thực hiện một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu của nó, đảm bảo rằng chất lượng của các chương trình. Việc đánh giá các yếu tố này cùng với tìm hiểu về tình hình cụ thể tại huyện Vĩnh Linh sẽ giúp xác định các biện pháp cần thiết để cải thiện QLNN về ĐTN cho LĐNT tại địa phương này.

    Đánh giá chung về quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Vĩnh Linh

    UBND các xã, thị trấn đã xây dựng các kế hoạch và chương trình cụ thể nhằm thực hiện Nghị quyết của Đảng ở các cấp; hướng dẫn và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cũng như hội nghề nghiệp để tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ĐTN cho LĐNT; tiếp cận và hỗ trợ miễn phí về học nghề, việc làm, đồng thời khuyến khích hoạt động tham gia học nghề từ thành viên trong cộng đồng. Đảm bảo phát triển ổn định trong lĩnh vực giáo dục thông qua quy mô hợp lý và bao quát; xây dựng đội ngũ CCVC đạt chuẩn về trình độ, năng lực, và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có tâm huyết và sẵn sàng thích ứng chủ động với hệ thống giáo dục mở và tiên tiến; đầu tư vào cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại; tạo ra môi trường giáo dục an toàn, văn minh, và thân thiện, điều này phản ánh xu thế hội nhập quốc tế; nâng cao năng lực của người học theo đúng chuẩn đầu ra của hình thức ĐTN cho LĐNT thời kỳ mới; khuyến khích phát triển năng khiếu và sở thích cá nhân, kỹ năng sống, và tôn vinh bản sắc văn hóa và truyền thống đặc biệt của nhân dân Quảng Trị cho tất cả học viên; duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để duy trì vị thế hàng đầu trong tỉnh.

    Các giải pháp

    Những phương hướng và giải pháp đề xuất trong nghiên cứu này bao gồm tăng cường nguồn lực tài chính, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, thúc đẩy tích hợp kinh tế với thị trường lao động, cải thiện quản lý nhân lực và đội ngũ giáo viên, thúc đẩy tích hợp xã hội, và cải thiện quản lý và điều hành…. Chúng tôi tin rằng việc thực hiện các phương hướng và giải pháp này sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực, và đảm bảo rằng họ có khả năng tham gia vào thị trường lao động với kỹ năng và kiến thức phù hợp.