Đánh giá hiện trạng sử dụng điện mặt trời mái nhà tại hộ gia đình ở tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

Tình hình sử dụng điện mặt trời tại Việt Nam

Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có tiềm năng đáng kể về năng lượng mặt trời. Với vị trí địa lý dưới vĩ tuyến 17, lượng bức xạ mặt trời tại Việt Nam không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt thời gian cả năm, giảm 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Việt Nam có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào cường độ bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m và phía nam là 5,9 kWh/m.

Hệ thống điện mặt trời áp mái được lắp đặt trên mái nhà của các hộ dân, là nơi thoáng đãng và tập trung nhiều ánh nắng mặt trời. Việc lắp đặt điện mặt trời ở những vị trí như vậy giúp làm giảm nhiệt hấp thụ từ mái nhà, giảm bức xạ mặt trời tác động trực tiếp giúp không gian trong nhà thoải mái hơn, tận dụng tối đa khoảng không gian ít khi sử dụng ở mái nhà. Với lợi ích này, ngôi nhà sẽ trở nên mát mẻ hơn, giảm tác động của thiên nhiên đến phần mái, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng cao điểm, hoặc ở những khu vực có tia cực tím và bức xạ mặt trời cao hơn bình thường.

Ngày nay, lượng điện năng được tạo ra hầu hết đến từ nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá và khí đốt tự nhiên. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch để tạo ra điện rất tốn kém và có hại cho môi trường. Ô nhiễm và khí nhà kính từ các hoạt động sử dụng nhiên liệu đang gây ra những thay đổi lớn với trái đất: nhiều đợt nắng nóng, hạn hán kéo dài, lượng mưa và lũ lụt tăng, những cánh rừng băng tại Bắc Cực ngày càng thu hẹp.

Việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt tạo ra CO , khí nhà kính góp phần 2 vào sự nóng lên của toàn cầu. Mặc khác, nguồn nhiên liệu hóa thạch cần hàng triệu năm để tạo ra, trong khi tốc độ sử dụng, khai thác của con người lại rất nhanh khiến nguồn nhiên liệu này ngày càng trở lên cạn kiệt. Vì vậy, cần có các nguồn năng lượng tái tạo để có thể thay thế dần các nguồn năng lượng trên.

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo hứa hẹn, nó có thể thay thế một phần năng lượng từ các nguồn nhiên liệu không tái tạo được và đóng vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường từ sự tăng nhiệt toàn cầu. Khi sử dụng điện mặt trời mái nhà các hộ gia đình sẽ thể hiện ý thức về việc sử dụng năng lượng xanh, năng lượng sạch, an toàn góp phần bảo vệ mội trường và gia tăng nhận thức của mỗi người trong gia đình cũng như các hộ dân xung quanh. Trong quá trình vận hành, hệ thống sẽ không phát thải khí nhà kính (CO ) vì điện được tạo ra từ ánh sáng mặt trời. 2 Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng xanh, sạch, giảm phát thải khí CO2. Trong quá trình sử dụng, những ưu điểm của hệ thống sẽ được các hộ gia đình ghi nhận và lan tỏa đến các hộ gia đình xung quanh, giúp công nghệ năng lượng sạch đến gần hơn với cuộc sống, góp phần nâng cao ý thức của mọi người. * Tuổi thọ của các tấm pin cao, chi phí bảo hành không quá lớn. Để hệ thống điện mặt trời hoạt động, cần có một lượng ánh sáng chiếu vào các tấm pin quang điện, do đó, chi phí năng lượng đầu vào của hệ thống gần. như bằng không. Hệ thống điện mặt trời có tuổi thọ khá cao và chi phí bảo hành không quá lớn. Tuổi thọ của các tấm pin có thể kéo dài đến 30 năm ngay cả khi tiếp xúc với điều kiện thời tiết xấu. Hầu hết các nhà sản xuất pin năng lượng mặt. trời cung cấp bảo hành lâu dài, thường là bảo hành sản phẩm có giới hạn 12 năm và bảo hành hiệu suất điện năng có giới hạn 25 năm. Về mặt bảo trì, sẽ không tiêu tốn quá nhiều vào việc bảo trì hoạt động. Khi sử dụng một thời gian, có thể cần phải làm sạch bề mặt các tấm pin đảm bảo bụi, bẩn, lá cây.. để không cản trở các tia nắng mặt trời. Điều này cũng là một yếu tốc thúc đẩy các hộ gia đình sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn. 3.2.3 Đặc điểm thuận lợi và khó khăn riêng của các hộ dân tại tỉnh Bắc Giang a) Thuận lợi. Không gian, diện tích lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Hầu hết các hộ gia đình đã sử dụng điện mặt trời áp mái sử dụng loại nhà mái bằng có diện tích, không gian mái lớn, ít sử dụng; thuận lợi cho lắp đặt cũng như vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng. Sự đa dạng về nhà phân phối. Qua phiếu sát thu được có thể thấy các hộ gia đình sử dụng đa dạng các nhà phân phối pin măt trời như Solar Tech, JA, ….Điều này làm người dân có nhiều sự lựa chọn trong việc lắp đặt các hãng pin khác nhau, làm tăng thêm sự cạnh tranh về giá thành sản phẩm. Giúp cho việc lắp đặt và sử dụng của các hộ gia đình tại tỉnh Bắc Giang trở nên thuận tiện hơn và các hộ dân lắp đặt có được lợi ích kinh tế cao nhất. b) Khó khăn Lắp đặt. Trong quá trình sử dụng, các hộ dân thường lựa chọn lắp đặt điện mặt trời nối lưới không có lưu trữ, điều này ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Trong quá trình sử dụng, với lượng điện năng dư thừa sẽ được bán lại cho EVN đảm bảo hiệu quả kinh tế. Vào ban đêm, lượng điện năng sản xuất ra không đủ để cung cấp cho các hộ gia đình sử dụng. …Việc này, làm các hộ gia đình sử dụng điện mặt trời vẫn phụ thuộc vào điện lưới. Cụ thể, khi có sự cố điện lượng đồng thời lượng điện mặt trời sản xuất ra không đủ làm các hộ gia đình gặp khó khăn với lượng điện năng sản xuất ra không đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Một bộ phận người dân sau khi lắp đặt và sử dụng điện mặt trời áp mái vẫn chưa thấy được lợi ích của việc sử dụng năng lượng sạch. Họ chưa nhận ra. sự tiện lợi và hiệu quả về kinh tế cũng như việc nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng điện mặt trời áp mái. 3.3 Khuyến nghị, đề xuất giải pháp. Dựa vào những phân tích ở trên, để thúc đẩy lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các hộ gia đình t3i tỉnh B c Giang trong đi@u ki n h3n chế các nguTn lGc, các gi)i pháp u tiEn sH h ,ng đến các yếu t tác đ'ng c% m(c đ' m3nh h:n. ĐMTMN s d ng ti@n từ các Quỹ tài chInh khI h0u gi=p các NHTM gi)m.