Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng nấm Hầu thủ và ảnh hưởng của đất hiếm lên sinh trưởng và phát triển của nấm Hầu thủ

MỤC LỤC

Giá trị dược học của nấm Hầu thủ – hoạt chất dược tính

Các báo cáo của Mizuno (1998) cho thấy 4 loại hợp chất Hericenone C, D, E, F được tách ra từ nấm Hầu thủ là các chất có hoạt tính xúc tiến sinh tổng hợp các yếu tố tăng trưởng thần kinh, điều này có liên quan đến khả năng điều trị bệnh lú lẫn Alzheimer của người già theo phương pháp trắc nghiệm mới (Bioassay) [22]. Hợp chất Hericerin ở nồng độ 100 mg/l được tách ra từ nấm Hầu thủ có tác dụng ức chế sự phát triển sinh hoa của hoa trà và thông đen, có thể dùng hợp chất này như một loại nông dược hay một nhóm chất điều hòa sinh trưởng thực vật.

Công dụng chất sợi của nấm Hầu thủ H. erinaceum

Dùng quả thể non, hệ sợi, dung dịch lọc môi trường nuôi hệ sợi của nấu Hầu thủ để điều chế, phân đoạn các cao phân tử rồi khảo sát hiệu quả của 3 loại chế phẩm trên đối với các dòng tế bào miễn dịch. Thêm nữa các thành tố làm tăng hương vị, khẩu vị của nấm Hầu thủ như các dẫn xuất của adenosine, guanosine, adenine acid (5-AMP) – guanine acid (5-GMP), các dẫn xuất nucleoside, có tác dụng kháng huyết tụ, có hiệu quả đề phòng các bệnh co rút cơ bắp, tai biến mạch máu não, nghĩa là rất hiệu dụng cho người cao tuổi mắc các bệnh về tim mạch.

GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT HIẾM

Đất hiếm trong tự nhiên

Ở Việt Nam tổng trữ lượng đất hiếm (chủ yếu dạng nhẹ chiếm khoảng 20% tổng trữ lượng trên thế giới, tập trung ở các quặng mỏ (Bảng II.11) và vùng sa khoáng ven biển miền Trung [9].

Bảng II.11: Các nguyên tố đất hiếm tồn tại tập trung trong một số quặng  mỏ ở Việât Nam
Bảng II.11: Các nguyên tố đất hiếm tồn tại tập trung trong một số quặng mỏ ở Việât Nam

Ứng dụng của đất hiếm

Kết quả thu được đều cho thấy phân bón vi lượng đất hiếm đã thúc đẩy mạnh mẽ tới quá trình sinh trưởng, phỏt triển của cõy chố, năng suất và chất lượng tăng lờn rừ rệt từ 20,5-38,4%, tán chè phát triển dày, xanh, búp mập hơn, rễ phân tán mạnh , đặc biệt chất lượng chè có sự thay đổi tích cực : không mất mùi, tỉ lệ chè khô trong chế biến cao, độ đắng giảm, chè có thêm vị thơm [5]. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên tố đất hiếm tới lợn sinh trưởng và vỗ béo cũng như ảnh hưởng tới các biến đổi sinh hóa trong huyết thanh, sự tích lũy đất hiếm trong các cơ quan của lợn được nuôi dưỡng bằng khẩu phần ăn có bổ sung đất hiếm cho thấy kết quả làm tăng trọng lượng của lợn lên 6% và rút ngắn được thời gian nuôi dưỡng.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Nghiên cứu tác động của đất hiếm lên nấm Hầu thủ

    Đun sôi các thành phần của môi trường và để đông lại, đổ dung dịch vào đĩa petri hoặc ống nghiệm sau đó cấy giống nấm đem vào buồng ủ. Môi trường được hấp khử trùng trong autoclave ở nhiệt độ 121o C , áp suất 1,2 atm trong vòng 15-20 phút, lấy ra đem vào phòng vô trùng, rót vào các đĩa petri. Theo dừi sự sinh trưởng và phỏt triển của hệ sợi, tỡm độ tuổi thớch hợp nhất của giống sản xuất mang lại chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

    Nghiên cứu và triển khai công nghệ nuôi trồng nấm Hầu thủ Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu triển khai ở Đà Lạt, các huyện lân cận và kiểm tra so với các vùng trồng có nhiệt độ khác nhau. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường gồm : nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng lên sự sinh trưởng và phát triển của của nấm Hầu thủ H. Khi tiến hành thử nghiệm trên môi trường nuôi cấy hệ sợi, chúng tôi đã chọn mụi trường tốt nhất để cấy giống và ủ trong cựng một thời điểm và theo dừi trong cùng một điều kiện giống nhau để giảm bớt tối đa sai số ngẫu nhiên làm ảnh hưởng đến kết quả.

    Theo dừi tốc độ lan của hệ sợi trên giá thể, quan sát sự hình thành và phát triển của thể quả, xác định trọng lượng thể quả thể tươi và khô.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM HẦU THỦ H. ERINACEUM

    • Sự sinh trưởng và phát triển của nấm Hầu thủ trên giá thể tổng hợp
      • Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sự sinh trưởng và phát triển của nấm Hầu thủ H. erinaceum

        Sau khi lấy giống trên các loại môi trường M1, M2, M3, M4 cấy vào giá thể nuôi trồng thì chúng phát triển rất tốt, tốc độ sinh trưởng phát triển của hệ sợi tốt hơn và cho quả thể lớn không kém quả thể thu được trong thí nghiệm của tác giả T. Bờn cạnh đú, chỳng tụi cũng tiến hành theo dừi tốc độ tăng đường kớnh của khuẩn lạc trên các môi trường M1, M2, M3, M4 ở các thời điểm khác nhau để xác định thời điểm sợi nấm sinh trưởng tốt nhất và thích hợp nhất để cấy vào giá thể hoặc cấy chuyền giữ giống. Tốc độ lan nhanh hay chậm là do ảnh hưởng của hàm lượng các chất dinh dưỡng được bổ sung vào khối cơ chất, đặc biệt là cám gạo làm ảnh hưởng mạnh đến tốc độ lan của hệ sợi nấm, cụ thể làm rút ngắn thời gian sinh trưởng, giúp nâng cao hiệu suất nuôi trồng.

        Do đó cho rằng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm không cần ánh sáng, thậm chí ánh sáng còn làm chậm đi quá trình phát triển của tơ nấm, sự nảy mầm của bao tử vì làm tăng quá trình hô hấp CO2 (Cocharan,1958) [3]. Đối với các vùng lân cận như Đức Trọng, Lâm Hà…, mặc dù nằm trong địa phận tỉnh Lâm Đồng nhưng nhiệt độ trung bình thường cao hơn Đà Lạt, khoảng 24-25 oC, những nơi này cũng có tiềm năng phát triển quy mô nuôi trồng nấm Hầu thủ tuy năng suất không bằng ở Đà Lạt. Nấm Hầu thủ nuôi trồng khá đơn giản, nguồn nguyên liệu làm giá thể rất sẵn có ở các địa phương, nhiệt độ trong hai pha phát triển chênh lệch không nhiều, không cần số nhiệt trong pha tạo quả thể như nấm Hương, do đó rất thuận lợi cho nuôi trồng đại trà.

        Tuy nhiên trong quá trình nuôi trồng nấm Hầu thủ thì yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến năng suất, nhưng bù lại thì giới hạn nhiệt độ để nấm phát triển tương đối rộng (19-32oC), thậm chí có thể trồng ở nhiệt độ thấp ≥15oC (T.Mizuno,1998) nên có thể đưa vào nuôi trồng quanh năm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam. Trong quá trình phát triển của thể quả nếu để nhiệt độ quá cao(>30oC), cường độ ánh sáng quá mạnh (>300 lux), phòng nuôi có độ thoáng khí kém sẽ gây ức chế sự hình thành và phát triển quả thể làm quả thể bị biến dạng, khô hay thối non, chết lụi… Vì vậy cần thiết kế trang trại, nhà trồng phù hợp nơi mát mẻ, cường độ thoáng khí cao, chỉ nên cho nấm tiếp xúc với nguồn ánh sáng khuyếch tán cường độ thấp. Cũng cần chú ý nấm Hầu thủ là một trong những loài nấm tái sinh kém, hiệu suất chủ yếu tập trung ở lần thu hoạch đầu tiên, do đó trong nuôi trồng nên áp dụng phương thức hợp lý ví dụ chỉ sử dụng lượng cơ chất 200-250 g/bịch để tránh lãng phí nguyên liệu.

        Bảng IV.2.: Tốc độ tăng đường kính của khuẩn lạc nấm
        Bảng IV.2.: Tốc độ tăng đường kính của khuẩn lạc nấm

        ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẤT HIẾM LÊN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM HẦU THỦ H. ERINACEUM

          Các thí nghiệm bổ sung đất hiếm được lặp lại giống như trên nhưng thay môi trường nuôi cấy bán rắn (có bổ sung agar) bằng môi trường dịch thể, sử dụng môi trường M1 không bổ sung agar với mục đích thu sinh khối hệ sợi sau 15 ngày sau khi cấy giống. Cấy giống và tiến hành đo tốc độ lan của tơ nấm trên giá thể ở pha ủ sợi (sau thời gian 15 ngày nuôi cấy) để xác định mức độ ảnh hưởng của đất hiếm lên sự tăng trưởng của hệ sợi. Qua kết quả trên có thể nhận thấy rằng với từng nồng độ đất hiếm khác nhau sẽ có tác động khác nhau lên sự sinh trưởng và phát triển của hệ.

          Tương tự thử nghiệm trên môi trường nuôi cấy thuần khiết, ở nông đô 0,1-0,2 g/kg thì đất hiếm cô tầc dung kích thích sự tầng trương cua hệ sợi, nông đô 0,2 g/kg chô hiệu quầ cầô nhất. Tác động của đất hiếm lên sự hình thành quả thể nấm Hầu thủ Chúng tôi đã đưa các bịch giá thể được bổ sung đất hiếm với các nồng độ từ 0,1-0,8 g/kg trong thí nghiệm trước tiếp tục nuôi cho ra quả thể. Với liều lượng đất hiếm bổ sung thích hợp từ 0,1-0,2 g/l sẽ có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, đẩy nhanh tốc độ phát triển của hệ sợi, gia tăng sinh khối từ pha ủ sợi đến pha tạo quả thể, mang lại hiệu quả khá cao, năng suất thu hoạch quả thể thử nghiệm tăng hơn 15% so với mẫu đối chứng.

          Vì vậy trong quá trình nuôi trồng nấm Hầu thủ có thể sử dụng chế phẩm đất hiếm như một nguồn phân bón vi lượng để tăng hiệu suất nuôi trồng.

          Bảng IV.12: Ảnh hưởng của đất hiếm lên sinh khối hệ sợi nấm Hầu thủ
          Bảng IV.12: Ảnh hưởng của đất hiếm lên sinh khối hệ sợi nấm Hầu thủ

          KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU

          Qua bảng kết quả phân tích có thể thấy rằng các nguyên tố đất hiếm đều có khả năng hấp thu tốt trên nấm, trong đó Ce và La được hấp thu nhiều nhất.