MỤC LỤC
Nghiờn cứu để làm rừ cơ sở lý luận về quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại trường đại học; khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng để tìm ra những ưu điểm và hạn chế về QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường ĐH trực thuộc BGTVT Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất được các giải pháp QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường ĐH trực thuộc BGTVT Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ ĐH đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong thực tiễn xã hội hiện nay.
Nếu nhận diện được các rào cản, phõn tớch được nguyờn nhõn cốt lừi, dựa trờn cỏc nguyờn tắc của quản lý sự thay đổi sẽ đề xuất được các giải pháp quản lý sự thay đổi trong quản lý đào tạo theo tiếp cận CDIO ở các trường này, từ quản lý phát triển CTĐT, hoạch định, thực hiện và thể chế hóa sự thay đổi, giúp các trường vượt qua các rào cản, thích ứng với sự thay đổi để thực hiện đào tạo theo tiếp cận CDIO đảm bảo yêu cầu, góp phần đào tạo nhân lực trình độ đại học đáp ứng tốt yêu cầu xã hội.
Với cách tiếp cận QLSTĐ sẽ xem xét nhận diện các thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại trường đại học, các rào cản, áp dụng các nguyên tắc và phương thức quản lý sự thay đổi để tác động nhằm thực hiện các thay đổi trong hoạt động đào tạo theo tiếp cận CDIO đúng hướng và đạt được các kết quả tích cực, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. + Điều tra bằng bảng hỏi với cựu SV sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis) với bảng hỏi sử dụng thang đo likert. Bảng hỏi này được thiết kế dựa trên 12 tiêu chuẩn của chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO tập trung vào sáu lĩnh vực 1) Chuẩn đầu ra, 2) Đào tạo tích hợp, 3) Trải nghiệm kỹ năng, 4) Phương pháp học tập và giảng dạy, 5) Năng lực giảng dạy và 6) Đánh giá kết quả học tập.
Luận án nghiên cứu sâu về Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO, một lĩnh vực khoa học quản lý giáo dục tiên tiến hoàn toàn mới và đang được phát triển tại Việt Nam; tham chiếu vào thực tiễn thực hiện ở một số trường đại học trực thuộc BGTVT Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả Luận án đưa ra các mô hình và giải pháp quản lý sự thay đổi dựa trên tình hình thực tế bao gồm tất cả các khía cạnh, từ cơ chế chính sách, nguồn nhân sự, nguồn lực tài chính, văn hóa đến các nguồn lực khác trong các cơ sở giáo dục ĐH đào tạo các lĩnh vực Giao thông vận tải của đất nước.
Phan Thanh Bình và cộng sự (2010) xác định mô hình khung có thể đạt được cho việc thực hiện đào tạo theo tiếp cận CDIO gồm ba mục tiêu chính:. a) Điều chỉnh các nguyên tắc của chương trình đào tạo CDIO để cải tổ một cách có hệ thống chương trình đào tạo của các Khoa/Ban chiến lược thuộc Đại học và cung cấp cho các sinh viên những kỹ năng, kiến thức, và tính cách được các bên liên quan mong đợi;. b) Áp dụng những kết quả từ việc thử nghiệm thực hiện chương trình đào tạo CDIO tại các Khoa/Ban chiến lược thuộc Đại học để phát triển những giải pháp tổng hợp có thể áp dụng tại các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và các trường đại học khác tại Việt Nam; đồng thời phát triển những Khoa/Ban chiến lược thuộc các trường đại học thành mô hình áp dụng chương trình đào tạo theo CDIO; và. c) Biến việc thử nghiệm áp dụng chương trình đào tạo CDIO tại cái Khoa/Ban chiến lược thuộc Đại học thành hạt nhân để phổ biến rộng rãi tới các trường đại học khác của Việt Nam, và, nhờ vậy, có tác động lớn đến nỗ lực của Việt Nam trong việc cải tổ giáo dục đại học. Dựa trên ba mục tiêu chính trên, nhóm tác giả này đã tiến hành thực hiện những chiến lược sau trong quản lý quá trình thay đổi chương trình đào tạo theo CDIO:. 1) Phối hợp với Bộ GDĐT Việt Nam, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cùng với các doanh nghiệp xã hội của các ngành công nghệ và các cựu sinh viên;. 2) Điều chỉnh chương trình đào tạo theo CDIO và thực hiện các tiêu chuẩn CDIO;. 3) Xây dựng các chiến lược để quản lý tiến trình thay đổi và khắc phục những trở ngại. Tác giả Nguyễn Thanh Phong (2015) [24] trong bài viết “Thực trạng và sự cần thiết của việc phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành kỹ thuật điện - điện tử trường đại học Tây Đô” đưa ra một số kiến nghị khi chuyển sang đào tạo theo tiếp cận CDO nhấn mạnh vào vai trò của lãnh đạo nhà trường trong việc chỉ đạo các bên liên quan thực thi nhiệm vụ chuyển đổi đào tạo; vai trò của GV trong việc tuân theo các phương pháp giảng dạy tiên tiến và đáp ứng các tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học, đồng thuận và sự hưởng ứng nhiệt tình trong quá trình triển khai thực hiện; tầm quan trọng của những điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của trường học; tăng cường thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc, hiểu được tầm quan trọng và vai trò của người kỹ sư.
Với nghiên cứu Tiếp cận CDIO để đổi mới chương trình đào tạo cho thủy thủ viễn dương để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghê 4.0 (Approaching CDIO to Inovate the Training Program for Seafarers to Meet the Requirements of the Industrial Revolution 4.0), tác giả đề xuất một mô hình QLSTĐ thiết thực để linh hoạt áp dụng triết lý giáo dục CDIO vào chương trình đào tạo cho thủy thủ viễn dương ngành Hàng hải qua việc sử dụng chuẩn đầu ra và việc đánh giá kết quả học tập, giảng dạy, cơ sở vật chất sử dụng vào việc đào tạo để liên tục điều chỉnh, cải tiến chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một số nghiên cứu đã đưa ra mô hình quản lý sự thay đổi vận dụng trong quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO với quy trình 3 bước, 11 bước; đề xuất các chiến lược thực hiện sự thay đổi, nhấn mạnh vai trò quan trọng của cán bộ quản lý, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, các phòng chức năng và các khoa chuyên môn.
Theo tác giả Nguyễn Lộc (2010): “Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có để đạt những mục tiêu của tổ chức” [18]. Định nghĩa này đã xác định các nhóm công việc chính mà chủ thể quản lý cần làm để tác động đến các thành viên trong tổ chức, sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu của tổ chức. Nhưng tác giả này chỉ đề cập sử dụng nguồn lực có sẵn mà chưa đề cập đến việc tạo ra nguồn lực để triển khai hoạt động đưa tổ chức đặt đến mục tiêu. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, các học giả đã đưa ra những cách định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lý. Nhìn chung, không có định nghĩa nào thực sự đưa ra một quan điểm cụ thể hay “định nghĩa” về việc quản lý mà chỉ là những biến thể của nhau [47], [79]. Trong một chừng mực nào đó để hiểu khái niệm quản lý, ba yếu tố được đề cập nhiều nhất trong các định nghĩa trên là 1) tập hợp các từ lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, phối hợp và kiểm tra được sử dụng phổ biến nhất, 2) sử dụng nhân lực và các nguồn lực khác, và 3) nhắm đến việc đạt được kết quả hoặc mục tiêu đề ra [81]. Theo định nghĩa của các tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và Lê Vũ Hà (2021). “Quản lý sự thay đổi là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra sự đổi mới của tổ chức theo hướng thích nghi được với những thay đổi của môi trường hoặc đạt được những mục đích mới” [10]. Trong Luận án này, tác giả sử dụng khái niệm sau: QLSTĐ là một hoạt động có hệ thống để chuẩn bị cho việc thay đổi tổ chức và thực hiện thay đổi liên tục trong một hoạt động cụ thể, QLSTĐ là hoạch địch các chiến lược đổi mới và thực hiện các hoạt động nhanh chóng để đối phó với những thay đổi đột ngột hoặc có dự đoán từ trước. Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO. Quản lý thay sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến các bên liên quan, bao gồm các giai đoạn 1) Quản lý việc hoạch định thay đổi có hệ thống từ đào tạo hiện hành sang đào tạo theo tiếp cận CDIO, thực hiện quản lý các các hoạt động: tập huấn và nâng cao năng lực về phương pháp học chủ động, sáng tạo, tích cực trong học tập cho SV; khảo sát các bên có liên quan, tổ chức tọa đàm, hội thảo để xây dựng chuẩn đầu ra chi tiết và chương trình đào tạo tích hợp đáp ứng các chuẩn đầu ra; 2) Quản lý việc tổ chức và thực hiện những thay đổi liên tục trong triển khai hoạt động đào tạo theo CDIO, thực hiện quản lý việc xây dựng đề cương môn học theo CDIO, nâng cao trình độ, kỹ năng cho toàn bộ cán bộ, giảng viên; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá với các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo CDIO, 3) Quản lý việc rà soát, bổ sung những thay đổi về xây dựng chương trình đào tạo theo CDIO đảm bảo sự vận hành chu trình liên tục của các hoạt động hình thành ý tưởng đào tạo theo CDIO, thiết kế, triển khai, vận hành các hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường theo tiếp cận CDIO nhằm đạt được mục tiêu đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đến nay dự án áp dụng chương trình đào tạo của bốn trường ĐH trên rất phổ biến và được nhiều trường ĐH trên thế giới áp dụng và khẳng định tính hiệu quả thực sự với định hướng hình thành ý tưởng (Conceive), thiết kế ý tưởng (Design), thực hiện (Implement) và vận hành (Operate) trở thành tên gọi của chương trình:. Chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO được phát triển dựa trên quan điểm, nhu cầu, tư duy của các học viện nghiên cứu, các ngành công nghệ, các kỹ sư thực hành, và SV [92]. Nền tảng quan trọng cho việc đào tạo công nghệ theo chuẩn CDIO là mỗi SV khi tốt nghiệp là một kỹ sư có khả năng “nắm vững cách hình thành ý tưởng - thiết kế - thực hiện - vận hành những hệ thống công nghệ phức hợp được liên tục nâng giá trị trong quá trình sử dụng trong một môi trường công nghiệp hiện đại làm việc nhóm và đồng thời là những con người trưởng thành, có tư duy chín chắn trong cuộc sống [48]. Chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO đã làm thay đổi hoạt động đào tạo ĐH đang có xu hướng giảm chất lượng về mặt tư duy sáng tạo trong công việc của SV tốt nghiệp do hệ quả của các chương trình đào tạo trước đây. Theo các tác giả này, trước thập niên 1950 việc giảng dạy các ngành kỹ thuật tập trung vào thực hành, sau đó chuyển sang tính cân bằng giữa thực hành và lý thuyết trước thập niên 1960, tiếp theo là sự tập trung nhiều hơn vào lý thuyết hay khoa học vào thập niên 1980, khiến tư duy sáng tạo của SV khi làm việc có chiều hướng giảm. Sự xuất hiện của chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO đã làm thay đổi xu hướng này [48]. Thực hành &. Tư duy sáng tạo Tính cách,. Ứng xử và Kỹ năng xây dựng hệ thống. Hình 2.1: Xu thế chuyển đổi tư duy sáng tạo với chương trình đào tạo CDIO. Từ nhu cầu nền tảng cho chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO đã trình bày ở trên, chiến lược để thực hiện đào tạo theo theo tiếp cận CDIO gồm có bốn điểm quan trọng sau [42],[92]. - Chương trình đào tạo cần đảm bảo tất cả SV có cơ hội để nâng cao kiến thức, kỹ năng, và tính tự chủ để nhận thức và thiết kế những hệ thống và sản phẩm phức tạp;. - Cải thiện phương pháp giảng dạy và học tập để phù hợp với việc hiểu biết sâu sắc về kiến thức kỹ thuật chuyên môn và kỹ năng thực hiện;. - Môi trường học tập cần cung cấp cho SV kinh nghiệm thực hành với đầy đủ cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm, các cơ xưởng; và. - Phương pháp đánh giá kết quả học tập chính xác để xác định chất lượng cũng như để cải thiện quá trình học tập. Đào tạo theo tiếp cận CDIO kết hợp bởi ba yếu tố, 1) công nghệ và khoa học cho một xã hội ngày càng tiến bộ hơn, 2) tôn trọng bản thân và thế giới chung quanh; và 3) loại bỏ những sản phẩm không giá trị, phế phẩm. Với định hướng cho chương trình đào tạo theo theo tiếp cận CDIO nêu trên, hướng tiếp cận chương trình đào tạo theo CDIO được đặt trọng tâm lên con người (human-centered approach) để thiết kế sản phẩm theo vòng đời của sản phẩm đưa ra quy trình ngày càng nâng cao năng suất sản phẩm và hình thành các dịch vụ [50], [82],[122]. Hai điểm quan trọng cho hướng tiếp cận đặt trọng tâm lên con người của mục tiêu đào tạo theo tiếp cận CDIO được nhấn mạnh là “vòng đời của sản phẩm”. khi mục tiêu này định hướng sản phẩm được thực hiện bao gồm cả việc bảo trì, cải tiến và khấu hao hư hỏng, thậm chí đến khi không còn sử dụng được, và “sản phẩm được liên tục nâng cao giá trị qua việc cải tiến hình ảnh và tiếp thị ”. Bên cạnh hai mục tiêu trên, hướng tiếp cận đặt trọng tâm con người của mục tiêu đào tạo theo tiếp cận CDIO còn được thể hiện qua việc đào tạo các kỹ sư công nghệ tương lại có tính cách và ứng xử phù hợp trong môi trường làm việc nhóm [50]. Chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO hướng đến ba mục tiêu chủ yếu để đào tạo SV[50]:. 1) nắm vững kiến thức có chiều sâu về kỹ thuật;. 2) biết sáng tạo và vận hành sản phẩm theo vòng đời sản phẩm, phương pháp ngày càng nâng cao năng suất sản phẩm và hệ thống hoạt động mới; và. 3) hiểu biết tầm quan trọng và những ảnh hưởng về mặt chiến lược của các nghiên cứu và việc phát triển kỹ thuật đối với xã hội. Để đạt được mục tiêu đào tạo trên, chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO lấy con người là trọng tâm với từng mục tiêu một cách cụ thể [50]:. - Mục tiêu 1): Với mục chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO, quan tâm tạo cho các kỹ sư tương lai khả năng ứng dụng kiến thức được cung cấp vào những tình huống, trường hợp chưa hề xẩy ra. Vì thế, với việc học không phải là ghi nhớ những sự việc hay các định nghĩa và cũng không phải là những áp dụng đơn giản của các nguyên tắc hay khái niệm. Với mục tiêu đào tạo theo tiếp cận CDIO, SV kỹ thuật được hướng dẫn xây dựng kiến thức của riêng họ và, ngay cả, đối đầu cùng giải quyết những nhận định sai lầm của họ. - Mục tiêu 2): Với mục tiêu “hướng dẫn SV biết sáng tạo và vận hành sản phẩm theo vòng đời sản phẩm, phương pháp ngày càng nâng cao năng suất sản phẩm và hệ thống hoạt động mới” [50], chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO định hướng việc giảng dạy tập trung vào việc hình thành tính cách và thái độ ứng xử trong công việc cùng với kỹ năng thiết kế những sản phẩm thực sự có giá trị cho SV kỹ thuật làm việc trong ngành công nghệ. Tính cách và thái độ ứng xử trong công việc liên quan đến tính chính trực, có trách nhiệm, tò mò, chấp nhận thử thách, và linh hoạt; kỹ năng thiết kế sản phẩm có giá trị liên quan đến việc hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, và vận hành các sản phẩm và hệ thống trong bối cảnh của tổ chức làm việc và của cả xã hội. Những mục tiêu cụ thể này cũng được đưa vào chuẩn đầu ra để thúc đẩy SV học tập. - Mục tiêu 3): hiểu biết tầm quan trọng và những ảnh hưởng về mặt chiến lược của các nghiên cứu và việc phát triển kỹ thuật lên xã hội, mục tiêu đào tạo theo tiếp cận CDIO một lần nữa thể hiện rừ hướng tiếp cận lấy con người làm trọng tâm khi đặt xã hội là một mối quan tâm của người kỹ sư công nghệ và xem đó là trách nhiệm của họ [42],[49],[82],[95].
Trạng thái tiếp theo của đối tượng được yêu cầu thay đổi là cố gắng tiến hành thử nghiệm những yêu cầu thay đổi để hòa nhập vào sự thay đổi, tiến hành sự thay đổi tích cực dần để rồi khi thấy những hiệu quả trong việc thay đổi thì đối tượng được yêu cầu thay đổi trở nên nhiệt tình, đầy năng lượng khi tiến hành những công việc để có thể đạt được hiệu suất làm việc cao nhất ở giai đoạn cuối cùng trong quá trình thay đổi bản thân theo sự thay đổi chung [71]. Thuận lợi của phương pháp tiếp cận này là nó rất cụ thể, tập trung vào các công việc quản lý quan trọng; ngược lại, bất lợi của phương pháp tiếp cận này tạo ra một khoảng khác biệt giữa đối tượng thực hiện sự thay đổi về chiến lược và đối tượng được dự định kế thừa QLSTĐ cũng như có thể khiến cho kế hoạch của tổ chức cần phải có thêm một thay đổi khác khi kết thúc việc thay đổi này [131].
Mô hình quản lý sự thay đổi ADKAR được Jeff Hiatt công bố vào năm 2006 trong quyển sách “ADKAR: A Model for Change in Business, Government and Our Community- ADKAR: Mô hình Thay đổi trong Kinh doanh, Chính quyền và Cộng đồng” sau khi nhà nghiên cứu này cùng đội ngũ của ông thực hiện một nghiên cứu dài hạn với hơn 900 tổ chức, công ty. Mô hình 3 giai đoạn mà tác giả Luận án đề xuất là sự tổng hợp chọn lọc nội dung của năm mô hình nghiên cứu phổ biến, đó là một mô hình hệ thống vòng tròn với sự vận động thay đổi liên tục của các giai đoạn mà giai đoạn này luôn là kết quả của giai đoạn trước nhưng cũng là động lực thúc đẩy giai đoạn sau.
Chẳng hạn, nếu GV lo sợ thất bại, cần cú lộ trỡnh thực hiện rừ ràng với bước đi thớch hợp, chứng minh bằng những thành công ngắn hạn hoặc có ví dụ cụ thể về các trường hợp đã thực hiện thành công; Nếu rào cản là những lực lượng trực tiếp thực hiện thiếu kiến thức, kỹ năng, cần tổ chức các hoạt động tập huấn; Nếu rào cản là sự lo ngại mất quyền kiểm soát hay sợ ảnh hưởng đến lợi ích, cần công khai minh bạch thông tin về cơ chế quản lý, làm rừ trỏch nhiệm, quyền hạn của từng bờn, làm rừ cỏc lợi ớch cú được từ việc thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO, bao gồm lợi ích chung và riêng…. Ở đây, hiệu trưởng cần tổ chức xây dựng, cụ thể hóa quy định về đào tạo theo tiếp cận CDIO áp dụng trong trường, các hướng dẫn và yêu cầu về đề cương chi tiết học phần, phương pháp dạy học, chính sách đánh giá kết quả học tập, công tác cố vấn học tập; quy định về cơ chế phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong quá trình đào tạo…Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo theo hướng mở, thông qua sự hợp tác, chia sẻ với các trường ĐH khác và đơn vị sử dụng lao động.
Cơ sở vật chất bao gồm việc xây dựng trường lớp, không gian học tập và các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập và các hoạt động khác liên quan đến bồi dưỡng, đào tạo tại trường nhằm giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy và học sinh nâng cao khả năng tiếp thu, lĩnh hội, trải nghiệm kiến thức, đồng thời rèn luyện và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập tại trường.Tiêu chuẩn 6 của đào tạo CDIO đề cập đến cơ sở vật chất, không gian làm việc kỹ thuật và các phòng thí nghiệm hỗ trợ và khuyến khích học tập thực hành trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống; kiến thức chuyên ngành;. Thứ ba là tiếp cận theo thời gian tập trung thực hiện thay đổi của tổ chức ngắn hạn theo dự án thay đổi hay dài hạn; Và thứ tư là tiếp cận thay đổi theo việc quản lý của tổ chức gồm nhiều cách tiếp cận khác nhau như quyết định thay đổi của tổ chức là nguyện vọng của toàn bộ tổ chức hay là chủ trương của nhà quản lý, hoặc thay đổi định hướng quá trình hay định hướng mục tiêu, hoặc thay đổi trong một vài đơn vị của tổ chức hay của toàn bộ tổ chức, hoặc thay đổi do tác động bắt buộc hay thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra.
Thu hút các bên liên quan tham gia quá trình thay đổi và phát huy nỗ lực tập thể để cải thiện chất lượng giáo dục, đảm bảo. Đây là các bài học quan trọng được xem xét để áp dụng vào thực tiễn quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO ở các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam.
Các ngành/chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.
Trong Quyết định số 02/QĐ-HĐTĐH GTVT ngày 16 tháng 09 năm 2019 của Hội đồng trường Trường ĐH Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh “Trường phấn đấu trở thành trường ĐH đào tạo nhân lực trình độ cao theo hướng ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải của khu vực phía Nam và cả nước.
Trường đi tiên phong trong hội nhập khu vực và quốc tế; là thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường ĐH Hàng hải Châu Á - Thái Bình Dương (AMETAP), Hiệp hội các Trường ĐH Hàng hải Quốc tế (IAMU) và Hiệp hội Vận tải Biển Quốc tế. Trường ĐH Hàng hải Việt Nam hiện đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền kinh tế biển của đất nước với việc đảm nhận đào tạo tất cả các chuyên ngành có liên quan đến kinh tế biển, bao gồm hàng hải, đóng tàu, Kinh tế vận tải biển, Công trình thủy và thềm lục địa, Môi trường biển.
Chuyên ngành Quản lý Kỹ thuật công nghiệp Chuyên ngành Máy và tự động công nghiệp Chuyên ngành Khai thác máy tàu biển Chuyên ngành Máy tàu thủy.
Xác định mức độ thực hiện quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO thể hiện ở việc thực hiện các giai đoạn Hoạch định, Triển khai và Thể chế hóa thay đổi trong xây dựng và áp dụng đào tạo theo tiếp cận CDIO của bốn trường thuộc phạm vi nghiên cứu (Phụ lục 3). Đối tượng khảo sát. Luận án đã khảo sát cựu sinh viên, giảng viên, cán bộ lãnh đạo/ quản lý các trường ĐH trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam, cụ thể như sau:. Địa bàn khảo sát. Luận án khảo sát tại 4 trường ĐH trực thuộc Bộ GTVT bao gồm Trường ĐH công nghệ giao thông vận tải có các cơ sở tại Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên;. Trường ĐH Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh có các cơ sở tại Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Đồng Nai; Trường ĐH Hàng hải Việt nam có cơ sở tại Hải Phòng và Học viện hàng không Việt nam có cơ sở tại T.p Hồ Chí Minh. Cựu SV các Trường làm việc trên địa bàn trong nước và nước ngoài. Thực trạng mức độ đáp ứng của các chương trình đào tạo truyền thống với yêu cầu công việc của cựu Sinh viên. Sáu thang đo được áp dụng để đánh giá mức độ phù hợp gồm 1)Chuẩn đầu ra; 2)Đào tạo tích hợp; 3)Trải nghiệm thiết kế - triển khai; 4)Phương pháp giảng dạy và học tập; 5)Năng lực giảng dạy của giảng viên; và 6)Đánh giá kết quả học tập. Phân tích hồi quy đa biến tuyến tính (multivariable regression) được thực hiện nhằm đưa ra mô hình hồi quy (regression model) thể hiện tác động của từng thang đo lên dữ liệu trả lời cho Câu hỏi 07 phần 1 của bảng hỏi cựu SV về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo với yêu cầu công việc với bảy đề mục cho thang đo Likert từ Hoàn toàn không đáp ứng đến Hoàn toàn đáp ứng. Trong việc phân tích hồi quy đa biến tuyến tính, dữ liệu trả lời về mức độ đáp ứng là biến phụ thuộc với biến nhân tố của sáu thang đo là sáu biến độc lập. Mô hình hồi quy sẽ cho thấy tác động của từng thang đo lên mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo với yêu cầu công việc mà các cựu SV đang thực hiện. Kết quả phân tích hồi quy đa biến tuyến tính cho ba bảng sau 1) tóm tắt mô hình, 2) kết quả phân tích phương sai (Analysis of Variance, viết tắt ANOVA), và 3) mô hình tác động của từng thang đo, biến độc lập, lên mức độ phù hợp, biến phụ thuộc.
“hướng đồng ý” đều cao hơn hẳn hướng ngược lại như Các môn học về lý thuyết trong chương trình trình đánh giá kết quả học tập bằng các bài thi viết trong lớp nhận được sự đồng ý đến 57.37% so với 35.58% ở hướng ngược lại; và Việc đánh giá kết quả học tập cho các môn học và cả thi tốt nghiệp rất căng thẳng và buộc SV phải thật tập trung với 54.17% cựu SV xác nhận “đồng ý” so với 37.18% chọn hướng ngược lại. Với yêu cầu của QLSTĐ, phản hồi của 317 giảng viên được khảo sát với Câu hỏi 01 trong bảng hỏi cho thấy các chiến lược đang áp dụng tại bốn trường ĐH trong nghiên cứu với giai đoạn Hoạch định thay đổi chưa thể thuyết phục được toàn bộ cỏc giảng viờn nắm được những cốt lừi của chương trỡnh đào tạo được ỏp dụng để có thể huy động toàn bộ năng lực của các nhân sự thực hiện sự thay đổi như đòi hỏi của Luecke (2003).
Câu hỏi 01: Quan điểm của giảng viên được khảo sát về việc chuyển đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO.
Như vậy, có thể nhận thấy khi thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO, các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam đã gặp phải các rào cản từ phía GV- trong đó chủ yếu là rào cản về năng lực phát triển và thực hiện CTĐT theo tiếp cận CDIO, gắn với yêu cầu chú trọng việc hướng dẫn SV kỹ năng thực hành, trải nghiệm nghề nghiệp và đánh giá kết quả theo CĐR chưa đáp ứng, nên dẫn đến sự thiếu sẵn sàng thay đổi; rào cản về phía SV chủ yếu do sức ì, thiếu chủ động trong học tập; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng…Các phát hiện từ thực trạng này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu khác về quản lý sự thay đổi trong đào tạo đã thực hiện. Thâm niên (năm) Công việc liên quan trực tiếp đến công tác. Đào tạo Ngành. Lãnh đạo Quản lý. Dựa trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nội dung các buổi phỏng vấn tập trung vào ba chủ đề 1) Những yếu tố quản lý sự thay đổi ảnh hưởng đến việc xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO; 2) Những nhận thức và kỹ năng trong công tác quản lý sự thay đổi để đạt được mục tiêu ứng dụng đào tạo theo tiếp cận CDIO; và 3) Những chiến lược quản lý sự thay đổi đã và cần áp dụng để triển khai thành công đào tạo theo tiếp cận CDIO tại Trường. Cả ba chủ đề trên được phát triển với mục tiêu tìm hiểu về thực trạng QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại bốn trường ĐH trong nghiên cứu. Thực trạng thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO được rút ra từ nội dung phỏng vấn CBLĐQL các cấp tại bốn trường ĐH trong nghiên cứu được phát triển với hai nội dung gồm 1) nhận thức về thay đổi và QLSTĐ và 2) thực trạng việc thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO.
Để triển khai thành công thay đổi sang đào tào theo tiếp cận CDIO, các trường cần tập trung áp dụng đào tạo CDIO cho một số ngành trọng điểm trước khi triển khai đồng bộ đào tạo theo CDIO trên quy mô tổng thể; cần phát triển một mô hình quản lý thay đổi riêng cho lĩnh vực giáo dục đại học dựa trên cơ sở các mô hình quản lý thay đổi hiện có và điều chỉnh các giai đoạn, các chiến lược thực hiện để phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường, đồng thời áp dụng các giải pháp phù hợp cho công tác quản lý thay đổi đối trong chuyển đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO. Vì thế việc thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO được đề xuất trong nghiên cứu này vẫn tiếp tục duy trì và đồng bộ với hệ thống đào tạo đang được thực hiện, kế thừa những thành công đã đạt được từ hoạt động đào tạo đang được áp dụng tại các trường, phát hiện và khắc phục các khâu yếu, thực hiện các chuyển đổi cần thiết theo tiếp cận CDIO để nâng cao thêm chất lượng đào tạo theo nguyên tắc cải tiến liên tục, lấy khách hàng làm trung tâm.
(2007) chính là “Sự tham gia và quyền sở hữu” [44], thực chất là thiết kế lại CTĐT theo một quy trình nhất định; căn cứ CĐR để lựa chọn đầu vào, xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo một cách hoàn thiện, hiệu quả nhất. Quy trình xây dựng CTĐT theo tiếp cận CDIO với sự tham gia của các bên liên quan gồm có 8 bước sau: 1) Thành lập nhóm chuyên gia xây dựng CTĐT; 2) Dự kiến khung chương trình đào tạo CDIO; 3) Xây dựng CĐR tiếp cận CDIO; 4) Xây dựng Ma trận phát triển kiến thức kỹ năng. 4) Xây dựng đề cương chi tiết môn học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV 5) Xây dựng CTĐT tiếp cận CDIO (mục tiêu chương trình; cấu trúc chương trình; lộ trình và kế hoạch đào tạo); 6) Tổ chức hội thảo rộng để lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan. 7) Thẩm định, đối chiếu chương trình đào tạo;. 8) Ban hành CTĐT, rà soát, điều chỉnh, bổ sung CTĐT theo học kỳ, năm học. - Bước 1: Chủ nhiệm khoa thành lập nhóm và chỉ định trưởng nhóm chuyên gia xây dựng chương trình đào tạo. Thành phần nhóm chuyên gia gồm các đại diện cho: các cơ sở sử dụng SV tốt nghiệp; giảng viên; cán bộ quản lý các cấp; các chuyên gia trong và ngoài nước liên quan đến ngành đào tạo; đại diện SV và cựu sinh viên. - Bước 2: Nhóm chuyên gia nghiên cứu các chương trình hiện hành của ngành, đề xuất các ý kiến tham khảo chuyên gia và dựa vào chuẩn đầu ra dự kiến khung chương trình đào tạo với các khối kiến thức hoặc các module các môn học trong từng khối kiến thức/module và mối liên hệ giữa các môn học. - Bước 3: Tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra cho từng môn học trong theo chuẩn đầu ra đã được phê duyệt theo trình tự sau:. 1) Chủ nhiệm khoa tổ chức hội thảo về xây dựng chuẩn đầu ra cho các môn học trong chương trình. 2) Từ chuẩn đầu ra của chương trình, chủ nhiệm bộ môn tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra cho từng môn học. Ở khâu thứ 2 này, các chủ nhiệm bộ môn cần tiến hành các hoạt động:. a) Khảo sát, phân tích nhu cầu đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra. b) Xác định vị trí việc làm mà SV có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:. Chuyên viên làm việc tại các công ty xây dựng cầu hầm, tập đoàn xây dựng giao thông đường bộ, đường sắt, tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng dân dụng; hành nghề độc lập như một chuyên gia tư vấn về xây dựng các công trình giao thông. c) Xây dựng Chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO. Tổ chức nghiên cứu bối cảnh xã hội, cơ cấu tổ chức và nhu cầu sử dụng nhân lực của cơ quan, doanh nghiệp để xây dựng chuẩn đầu ra theo 4 bậc như sau:. Hình 4.2: Bốn bậc xây dựng chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO 3) Chủ nhiệm khoa tổ chức họp Hội đồng khoa học đánh giá chuẩn đầu ra các môn học. 4) Chủ nhiệm bộ môn tổ chức điều chỉnh chuẩn đầu ra theo kết luận của Hội đồng khoa học. - Đối với đội ngũ Giảng viên: Giảng viên là những người trực tiếp xây dựng CTĐT, trên cơ sở cùng xây dựng CTĐT, đội ngũ giảng viên có cơ hội làm việc với các giảng viên, chuyên gia đến từ thị trường lao động, như vậy sẽ có sự gắn kết chặt chẽ với thị trường lao động để từ đó cập nhật “đổi mới và xây dựng CTĐT và chỉnh sửa cho phù hợp đối với tài liệu giảng dạy và nội dung môn học, thiết kế, biên soạn tài liệu giảng dạy, học phần, phát triển và thực hiện các phương pháp giảng dạy mới, thiết kế tiến trình giảng dạy của từng môn học bao gồm các phần lí thuyết, thực hành, thực tập; thực hiện giảng dạy, hội nghị chuyên đề, hướng dẫn học thuật;.
Kết quả Giải pháp 3 “Tổ chức triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO với sự tham gia của các bên liên quan” được đánh giá tính cần thiết với điểm đánh giá cao nhất, ĐTB là 4,18, và có 77,3 % số người được khảo sát đánh các giá giải pháp này rất cần thiết và cần thiết. Kết quả khảo sát ở các bảng trên cho thấy các CBQL và GV đánh giá khá cao tính khả thi của các giải pháp được đề xuất, với ĐTB lần lượt là 4,09 và 4,14.
Tổ chức thử nghiệm giải pháp 3 tại trường đại học Giao thông vận tải. Thành phần nhóm chuyên gia gồm các đại diện cho: các cơ sở sử dụng SV tốt nghiệp ….; giảng viên; cán bộ quản lý các cấp; các chuyên gia trong và ngoài nước liên quan đến ngành kỹ thuật công trình giao thông; đại diện SV và …cựu sinh viên. - Bước 2: Nhóm chuyên gia nghiên cứu chương trình ngành kỹ thuật công trình giao thông hiện hành, đề xuất các ý kiến tham khảo chuyên gia và dựa vào chuẩn đầu ra dự kiến khung chương trình đào tạo với các khối kiến thức hoặc các module các môn học trong từng khối kiến thức/module và mối liên hệ giữa các môn học. - Bước 3: Tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra cho từng môn học trong CT theo trình tự sau:. 1) Chủ nhiệm khoa tổ chức hội thảo về xây dựng chuẩn đầu ra cho các môn học trong chương trình ngành Kỹ thuật công trình giao thông. 2) Từ chuẩn đầu ra của chương trình, chủ nhiệm bộ môn tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra cho từng môn học. Ở khâu thứ 2 này, hướng dẫn các chủ nhiệm bộ môn tổ chức cho GV trong bộ môn cần tiến hành khảo sát, phân tích nhu cầu đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra;. Xác định vị trí việc làm mà SV có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp: Chuyên viên làm việc tại các công ty xây dựng cầu hầm, tập đoàn xây dựng giao thông đường bộ, đường sắt; hành nghề độc lập như một chuyên gia tư vấn về xây dựng các công trình giao thông. Xây dựng Chuẩn đầu ra ngành Kỹ thuật công trình giao thông theo hướng tiếp cận CDIO. Tổ chức nghiên cứu bối cảnh xã hội, cơ cấu tổ chức và nhu cầu sử dụng nhân lực của cơ quan, doanh nghiệp để xây dựng chuẩn đầu ra theo 4 bậc như nêu trong giải pháp 3. 3) Chủ nhiệm khoa tổ chức họp Hội đồng khoa học đánh giá chuẩn đầu ra các môn học. 4) Chủ nhiệm bộ môn tổ chức điều chỉnh chuẩn đầu ra theo kết luận của Hội đồng khoa học Khoa. Các giải pháp vận dụng mô hình QLSTĐ lấy yếu tố ‘chia sẻ’ làm trung tâm trong phát triển đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường ĐH trực thuộc BGTVT Việt Nam, hoạch định chiến lược QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO phù hợp với chiến lược phát triển của Nhà trường, tổ chức triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO với sự tham gia của các bên liên quan, tháo gỡ các thách thức và rào cản trong triển khai thực hiện các thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO và thể chế hóa các thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO được CBQL và GV đánh giá sự cần thiết và khả thi ở mức độ cao.
Giảng viên cần đầu tư nhiều thời gian để thiết kế bài giảng sao cho có thể đạt được mục tiêu của môn học, chọn lọc phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá phù hợp với nội dung bài giảng, đồng thời kết nối các vấn đề của thực tiễn với lý thuyết của môn học và tổ chức các hoạt động cùng SV giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Xu hướng đào tạo ĐH theo CDIO là đào tạo chuyên sâu kết hợp với cung cấp tư duy liên ngành, đa ngành, đa lĩnh vực và đa văn hóa vì chính những kiến thức này sẽ giúp người lao động thích nghi tốt trong các bối cảnh làm việc nhóm, dự án - mà ở đó họ sẽ phải cộng tác với cá nhân từ các chuyên ngành rất khác biệt để cùng nhau giải các bài toán đa lĩnh vực.
Vũ Thị Lan Anh (2021), Application of Information Technology in Teaching Maritime English at Ho Chi Minh City University Of Transport, Journal of Education Management, No.