MỤC LỤC
Ngoài NHTM,còn có định chế tài chính phi ngân hàng như các công ty tài chính,công ty cho thuê tài chính,công ty bảo hiểm,các công ty chứng khoán,các quỹ đầu tư…. Các công ty này tham gia thị trường mở để đa dạng hóa danh mục đầu tư,tìm kiếm lợi nhuận và tối thiểu rủi ro.
Ngân hàng Nhà nước quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu;. Tổ chức tín dụng đăng ký dự thầu khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán theo mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước thông báo;. Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng bằng hoặc thấp hơn khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu bằng khối lượng của các tổ chức tín dụng đặt thầu và khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng là khối lượng dự thầu của tổ chức tín dụng đó;.
Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán thì khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu bằng khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán và khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng được phân bổ theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng và được tính đến đơn vị đồng. ● Giấy tờ có giá có tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán thấp hơn;.
Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu của một tổ chức tín dụng có nhiều loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán, Ngân hàng Nhà nước xét thầu xác định theo thứ tự từng loại giấy tờ có giá như quy định tại điểm 1.6 khoản 1 Điều này.
+ Xét thầu: Chương trình tự động xét thầu theo thời hạn mua,bán trên cơ sở khối lượng thông báo của BĐH với khối lượng đăng ký hợp lệ của các thành viên (theo số tiền thanh toán) theo nguyên tắc khối lượng trúng thầu không vượt quá khối lượng NHNN cần mua hoặc cần bán. + Xét thầu: Chương trình tự động xét thầu theo thời hạn mua, bán trên cơ sở khối lượng NHNN cần mua cần bán với khối lượng đăng ký hợp lệ của các thành viên (theo số tiền thanh toán) theo nguyên tắc khối lượng trúng thầu không vượt. Khi nhận được "Thông báo kết quả đấu thầu" hoặc "Phụ lục kèm theo Hợp đồng mua lại GTCG" đó được các bên ký kết, bên bán phải chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho bên mua; đồng thời, bên mua phải thanh toán tiền mua GTCG cho bên bán.
Vào ngày kết thúc thời hạn của giao dịch mua, bán có kỳ hạn, bên mua và bên bán sẽ thực hiện chuyển giao quyền sở hữu GTCG và thanh toán theo cam kết của các bên tại "Phụ lục kèm theo Hợp đồng mua lại GTCG". Các tổ chức tín dụng là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở không cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 7 Quy chế này sẽ bị tạm đình chỉ tham gia mua, bán trong thời gian 1 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước thông báo vi phạm.
Trường hợp sau 15h30, thành viên trúng thầu chưa hoàn tất Phụ lục 03.1/TTM, NHNN sẽ xử lý vi phạm theo quy định. Theo thông báo kết quả của từng giao dịch, SGD thực hiện hạch toán vào tài khoản của thành viên và thực hiện việc chi trả lãi định kỳ, cuối kỳ theo quy định hiện hành của NHNN. Trường hợp ngày mua lại hoặc ngày đến hạn thanh toán của GTCG trựng với ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ và nghỉ tết, thì ngày thanh toán và chuyển giao GTCG được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Ngày giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở được tính theo ngày làm việc, không tính ngày cuối tuần, ngày lễ và nghỉ tết. Trường hợp ngày mua lại hoặc ngày đến hạn thanh toán GTCG trùng với ngày nghỉ, ngày lễ và nghĩ tết thì ngày mua lại và chuyển giao GTCG được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Như vậy, khi các TCTD thiếu hụt nghiêm trọng vốn khả dụng thì thị trường mở thực sự là “phao” hỗ trợ cho các TCTD này, bảo đảm khả năng thanh toán cho các TCTD trong trường hợp thị trường có những biến động đột xuất. Khi cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán, các TCTD có thể sử dụng các GTCG trong các giao dịch OMO cũng như các nghiệp vụ thị trường tiền tệ nói chung, tạo điều kiện cho các TCTD điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ suất đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Qua theo dừi, phõn tớch cỏc kết quả hoạt động OMO được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin, các TCTD có thể tham khảo về diễn biến thị trường để quyết định việc tham gia các hoạt động thị trường tiền tệ, nắm bắt tín hiệu về định hướng điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) để có hướng cân đối nguồn vốn thích hợp.
Nhất là trong thời điểm các TCTD gặp khó khăn về vốn khả dụng, OMO đã được kết hợp sử dụng đồng bộ với các công cụ CSTT khác như nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, nghiệp vụ cho vay cầm cố để hỗ trợ kịp thời cho các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán, góp phần duy trì ổn định tiền tệ và thực hiện mục tiêu CSTT. Mặc dù lãi suất thị trường mở mang tính thị trường nhưng NHNN vẫn phải áp dụng lãi suất chỉ đạo mang tính hành chính trong một số phiên giao dịch OMO, để qua đó có thể can thiệp tới lãi suất của thị trường.
Đó là các thành viên tham gia các giao dịch có liên quan đến MSBs và các chứng khoán được BOK xác định vào tháng 8 hàng năm, căn cứ vào các tiêu chí về kết quả tham gia đấu thầu OMO, kết quả giao dịch MSBs trên thị trường thứ cấp,. BOK hiện nay có hai công cụ cho hoạt động thị trường mở: Trái phiếu ổn định tiền tệ (MSBs) và các nghiệp vụ thị trường mở, bồm hai hình thức là các giao dịch mua- bán hẳn và các hợp đồng mua lại (Repos). Mức lãi suất trên một MSB được đưa ra bởi đấu giá cạnh tranh được áp dụng bình đẳng cho tất cả các tổ chức ký nhận trong phương thức đấu giá kiểu Hà Lan, trong khi đó, lãi suất bán trực tiếp được xác định tại một mức độ cạnh tranh lãi suất thấp hơn để khuyến khích sự tham gia tích cực của các tổ chức tài chính trong việc trả giá thầu cạnh tranh.
Các Repos được sử dụng khi dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng mang tính tạm thời hoặc lãi suất ngắn hạn cần phải điều chỉnh, trong khi các giao dịch mua, bán thẳng (và các MSBs) được sử dụng khi dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng được xác định là một hiện tượng cơ cấu (structủal phenomenon). Ngược lai, BOK lựa chọn phương pháp cổ truyền khi thực hiện thanh toán trước hạn MSBs (về nguyên tắc, MSBs không được thanh toán trước hạn, việc thanh toán trước hạn MSBs chỉ được thực hiện khi Hội đồng chính sách tiền tệ xét thấy cần thiết).
- Các nghiệp vụ được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh qua mạng BOK-Wire. - BOK sử dụng phương pháp xét thầu thống nhất trong trường hợp bán các thoả thuận mua lại hoặc phát hành trái phiếu ổn định tiền tệ. - NHNN áp dụng phương thức xét thầu thống nhất và phương thức xét thầu riêng lẻ trong các phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở trong từng thời kỳ khác nhau.
Tuy theo Quyết đinh 26/2014/VBHN-NHNN thì hàng hóa giao dịch trên thị trường mở bao gồm cả GTCG ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc đa dạng hóa hàng hóa giao dịch ở đây không chỉ dừng lại là số lượng chủng loại các GTCG này mà còn phải đa dạng cả kỳ hạn của chúng. Tương tự như ở Hàn Quốc, tuy về loại GTCG không hơn gì chúng ta nhưng mỗi loại lại có rất nhiều kỳ hạn để các tổ chức lựa chọn, đáp ứng được nhu cầu khác nhau của các đối tượng tham gia thị trường mở.