Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Lý thuyết và áp dụng thực tiễn pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC

Bố cục của khóa luận

Tác giả tập trung phân tích các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về vấn đề mang thai hộ. Chương này đưa ra thực trạng của tình trạng mang thai hộ, thực tiễn áp dụng pháp luật và đƣa ra kiến nghị.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ VÀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

    Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiểu là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con (Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Chẳng hạn, ở Việt Nam để thực hiện việc mang thai hộ, trước hết phải đăng ký với trung tâm thực hiện kỹ thuật (bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Mỹ Đức thành phố Hồ Chí Minh) để đƣợc xét duyệt, vì thế cơ quan chức năng có thể nắm đƣợc nhu cầu muốn mang thai hộ hiện nay, từ đó tiến hành thực hiện quản lý nhà nước thông qua đánh giá thực trạng xã hội đất nước như: nếu như số hồ sơ đăng kí mang thai hộ ngày càng tăng đồng nghĩa với chất lượng sức khỏe sinh sản của người dân có chiều hướng xấu, tỉ.

    QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

    Nguyên tắc áp dụng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    Đồng thời, việc tuân thủ nguyên tắc này cũng góp phần giúp cho hoạt động quản lý nhà nước trong vấn đề mang thai hộ được hiệu quả hơn, phòng ngừa được các tình huống tiêu cực xảy ra nhƣ mang thai hộ “chui”, các bên trong quan hệ mang thai hộ tìm đến các cơ sở y tế không có đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ không chỉ tổn thất tài sản mà còn gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng…. Việc tư vấn y tế và tâm lý giúp cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ hiểu rừ tỡnh trạng sức khỏe của bản thõn để chuẩn bị tõm lý lường trước những tình huống không như mong đợi có thể xảy ra đồng thời được tƣ vấn về pháp lý để quá trình mang thai hộ vì mục đích nhân đạo diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, chịu sự quản lý của nhà nước, tránh được những tình huống tiêu cực do không hiểu biết pháp luật phát sinh.

    Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    Như vậy, trong trường hợp người phụ nữ độc thân có nguyên nhân vô sinh giống người vợ trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, họ không thể sinh con bằng con đường tự nhiên và ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, họ không kết hôn do sợ ảnh hưởng đến người khác thì họ cũng không có quyền nhờ người khác mang thai hộ vì họ không thuộc đối tƣợng do luật quy định. Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi trình Quốc hội ngày 27/5/2014, Ủy ban thường vụ Quốc Hội cho rằng: dự thảo Luật (Điều 97) đã quy định bên mang thai hộ “có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ”, vì vậy, trường hợp người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ không có quyền nhận mang thai hộ.

    Trình tự, thủ tục mang thai hộ

    (v) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đƣợc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;. (vi) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đƣợc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP và đã từng sinh con;.

    Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ

    Quyền và nghĩa vụ này thực chất là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái của mình, cụ thể là quyền và nghĩa vụ khai sinh cho con, chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục con; quan tâm đến sức khỏe, sự phát triển bình thường của con…Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.[14]. Khi bên mang thai hộ thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của họ nhƣ tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế; chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dƣỡng đứa trẻ cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ… thì dù đứa trẻ đƣợc sinh ra khỏe mạnh hay không may bị khiếm khuyến cơ thể hay mắc các bệnh về bẩm sinh thì bên nhờ mang thai hộ phải có nghĩa vụ nhận con.

    Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

      Thêm vào đó, trong thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, các bên phải thỏa thuận về việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chƣa đƣợc giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan. Do đó, bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ phải cùng hợp tác, giúp đỡ nhau thực hiện tốt việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo này, phải đảm bảo quyền lợi cho bên mang thai hộ một cách tốt nhất và hiệu quả nhất, nhƣng đồng thời những thỏa thuận này phải nằm trong khả năng đáp ứng của bên nhờ mang thai hộ về việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; chi trả các chi phí khám bệnh, chăm sóc sức khỏe,.

      THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO VÀ

      Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

      Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Minh Châu – Trưởng Khoa Hiến muộn Bệnh Viện phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh có chia sẻ: “Hầu hết các hồ sơ không đủ yêu cầu và phải làm lại là do chưa chứng minh được mối quan hệ thân thích cùng hàng của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ.” Về kỹ thuật thực hiện mang thai hộ thì không gặp nhiều khó khăn. So với Luật Hôn nhân và Gia đình trước đây thì việc mang thai hộ bị cấm hoàn toàn, nay Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã "mở một cửa" giúp cho những cặp vợ chồng rơi vào hoàn cảnh vô sinh, hiếm muộn có thêm hy vọng vào tiếng cười trẻ thơ, tránh đổ vỡ trong hôn nhân gia đình.

      Những bất cập của pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

      Và theo Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 01 năm 2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo xác định: “Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ”. Tuy nhiên, nếu xét dƣợc góc độ bảo vệ quyền và lợi ích của bên nhờ mang thai hộ quy định này còn một vấn đề nhƣ sau: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bên nhờ mang thai hộ sẽ là người chịu trách nhiệm chăm sóc đứa trẻ đó từ thời điểm trẻ được sinh ra cho đến khi trưởng thành và được công nhận là cha mẹ của trẻ.

      Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

      Do đó, pháp luật hôn nhân và gia đình cần điều chỉnh quy định người thân thích cùng hàng được phép mang thai hộ theo hướng: “Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Chị, em gái cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; chị, em gái con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ”. Về quyền quyết định số lượng bào thai, tiếp tục hay không tiếp tục mang thai Phỏp luật cần phải cú văn bản hướng dẫn cần phải xỏc định rừ hai trường hợp, nếu việc mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người được nhờ mang thai hộ thì việc quyết định tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ là do người được nhờ mang thai hộ quyết định.