Phân Tích Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Bối Cảnh Kinh Tế Hiện Nay

MỤC LỤC

LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Các lý thuyết liên quan đến nợ xấu

Vì vậy khi nợ xấu tăng cao buộc ngân hàng phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng và hạn chế các hoạt động tín dụng, chính điều này sẽ làm sụt giảm lượng vốn vào lưu thông, dẫn đến các thành phần của kinh tế như hộ sản xuất, doanh nghiệp, v.v gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, ở giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng hưng thịnh, các ngân hàng thường có xu hướng tăng cường hoạt động cho vay bởi vì GDP tăng đồng nghĩa với nguồn thu nhập của người dân tăng lên giúp tăng khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn, do đó có thể làm nguy cơ nợ xấu của ngân hàng giảm đi; ngược lại khi nền kinh tế suy thoái thì sẽ là nguyên nhân hạn chế tăng trưởng tín dụng vì rủi ro cao phát sinh nợ xấu cho ngân hàng.

Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm

Cùng với đó, nhóm tác giả không đồng thuận quan điểm với các công bố trước đây mà cho rằng tăng trưởng tín dụng có sự ảnh hưởng âm với nợ xấu, có thể lí giảng đều này qua lập luận sau: khi các ngân hàng đầy mạnh hoạt động tín dụng nhưng có sự chọn lọc trong đối tượng cho vay hoặc kiểm soát chất lượng các khoản vay tốt thì các ngân hàng vẫn sẽ hạn chế được rủi ro nợ xấu. Bên cạnh đó, tình trạng người lao động thất nghiệp cũng sẽ gián tiếp thông qua giảm khả năng thanh toán của người đi vay mà dẫn đến gia tăng vấn đề nợ xấu; song song đó trong giai đoạn kinh tế ổn định tăng trưởng, chất lượng các khoản cho vay cũng được cải thiện qua đó nguy cơ nợ xấu cũng giảm thiểu đáng kể. Thông qua hồi quy theo 3 cách: mô hình Pooled OLS, cùng FEM và REM thì kết quả thu được như sau: các yếu tố vĩ mô không tác động hoặc là rất ít đến tình trạng nợ xấu của NH, cụ thể lạm phát tác động ngược chiều đến nợ xấu trong các ngân hàng; còn tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng GDP không có tác động đáng kể nào tới nợ xấu.

Bên cạnh đó, đối với nhóm nội tại của ngân hàng thì đa số các biến đều có tác động khá mạnh mẽ tới nợ xấu, cụ thể tỷ lệ nợ xấu quá khứ, sự kém hiệu quả, kết quả kinh doanh ở quá khứ, quy mô NH và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đều có những biến động cùng chiều với nợ xấu của ngân hàng; còn giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản và nợ xấu thì tồn tại mối quan hệ ngược chiều.

Bảng 2.4: Tóm tắt kết quả một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Tác giả Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Bảng 2.4: Tóm tắt kết quả một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Tác giả Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến nợ xấu của các Ngân hàng thương mại 1. Các yếu tố nội tại

    Cụ thể khi một NHTM duy trì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao, tức là hoạt động tín dụng của ngân hàng đang chưa hiệu quả, hay rủi ro tín dụng của NH càng cao, đồng thời điều này cũng có nghĩa là NH có khả năng đang phải đối mặt với sự gia tăng của những khoản nợ khó đòi và nợ xấu. Quan điểm đầu tiên lập luận rằng khi hoạt động tín dụng được đẩy mạnh bởi các NHTM sẽ giúp cho các chủ thể kinh tế dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, qua đó cũng có nhiều cơ hội để mở rộng phạm vi sản xuất, kinh doanh đầu tư và tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn nữa, từ đó cũng góp phần cải thiện khả năng thanh toán nợ của người đi vay đồng thời giảm thiểu được tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế biểu hiện cho mức độ phát triển kinh tế của một đất nước, và có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, kinh doanh đầu tư của một số thành phần trong nền kinh tế, do đó sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế có những ảnh hưởng đáng kể.

    Mặt khác do lãi suất cho vay là thả nổi cho nên khi các NH điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm duy trì lãi suất thực áp dụng cho các khách hàng sẽ làm tăng các khoản lãi vay phải trả cho ngân hàng, từ đó phần nào gây khó khăn cho khách hàng trong việc hoàn trả đúng hạn các khoản nợ, kết quả là có thể sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.

    MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Giải thích các biến

    Xét theo gốc độ khác, với động lực từ sự hỗ trợ của NHNN thông thường các NHTM có tổng tài sản quy mô lớn ở Việt Nam thường tận dụng các điểm ưu thế của mình để tăng cường mở rộng các hoạt động tín dụng hay đầu tư vào danh mục nhiều rủi ro để gia tăng tối đa lợi nhuận, dẫn đến tăng trưởng tín dụng nóng và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho việc thu hồi nợ, từ đó gia tăng nợ xấu cho các ngân hàng. Nhưng chung quy lại trên thực tế và nghiên cứu khoa học từ Messai và Jouini (2013) cũng đã chỉ ra rằng NH thường trích lập tỷ lệ dự phòng dựa theo xem xét mức độ rủi ro mà các khoản cấp tín dụng có thể xảy ra, đồng nghĩa nếu tỷ lệ phải trích lập cho dự phòng rủi ro tín dụng càng lớn thì rủi ro gia tăng nợ xấu càng cao. Về mặt kinh tế học, khi một nền kinh tế ổn định tăng trưởng sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất cũng như đầu tư phát triển kinh doanh được diễn ra hiệu quả hơn, gia tăng thu nhập của các thành phần trong nền kinh tế, qua đó giúp người đi vay thanh toán các khoản nợ vay đúng hạn hơn, đồng thời giảm thiểu được nợ xấu cho các NHTM.

    Mặt khác, khi tình trạng suy thoái của kinh tế diễn ra sẽ khiến tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức thấp hoặc âm và cũng kéo theo các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị trì trệ, thua lỗ và gặp khó khăn, cũng như làm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lợi và giảm khả năng trả nợ của bên vay, chính điều này tạo điều kiện cho nợ xấu gia tăng.

    Bảng 3.1: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập
    Bảng 3.1: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập

    Dữ liệu nghiên cứu

    Đây cũng sẽ là cơ sở đề xuất một số kiến nghị cũng như hàm ý quan trị phù hợp với bối cảnh thực tiễn nhằm giúp hạn chế, giảm thiểu vấn đề nợ xấu tại NH trong tương lai.

    Phương pháp nghiên cứu

      Tiếp theo đó tác giả sẽ tiến hành kiểm định một số vi phạm khiếm khuyết trên cơ sở mô hình đã được lựa chọn gồm tự tương quan cũng như đa cộng tuyến và phương sai sai số thay đổi. Nếu hệ số VIF của biến nào cao hơn 10 thì chứng tỏ biến đó có khả năng làm mô hình xảy ra vấn đề đa cộng tuyến cao, khi đó cần loại bỏ biến đó ra khỏi mô hình. Đây là hiện tượng sẽ dẫn đến hệ quả các ước lượng hệ số của hồi quy mặc dù vẫn là các ước lượng không lệch, vững tuy nhiên sẽ không còn tính hiệu quả, đồng thời các kiểm định giả thuyết dựa trên phân phối t- statistic và F- statistic không còn độ tin cậy cao.

      Ngoài ra, cũng đã trình bày chi tiết về cơ sở dữ liệu (gồm 25 NHTMCP Việt Nam khoảng thời gian từ 2012- 2021) và xác định được phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này.

      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

        Điều này cho thấy trong giai đoạn 2012 đến 2021 các NHTM Việt Nam đã có những chính sách, quy trình hoạt động tín dụng hợp lý và đang kiểm soát khá tốt về vấn đề nợ xấu, tuy nhiên vẫn còn một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu khá cao khi vượt ngưỡng an toàn 3% theo quy định. Cụ thể, mỗi biến ROE có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa thống kê 5%; trong khi đó 3 biến còn lại gồm NPL1, LLR và INF đều có những biến động cùng chiều với nợ xấu (chi tiết như sau: mức ý nghĩa của NPL1 và LLR là 1%, còn INF được thống kê với mức ý nghĩa là 5%). Trong thực tế đối với hệ thống NHTM Việt Nam thì những biến động của nợ xấu không thể xử lí hoàn toàn triệt trong một thời gian ngắn mà có thể cần cả quá trình và cũng thường để lại những ảnh hưởng lâu dài đối với NH cũng như thị trường tài chính, do đó nợ xấu ở năm trước càng tăng sẽ là nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu ở hiện tại.

        Đồng thời cũng phù hợp với tình hình thực tế của hệ thống NHTM Việt Nam, khi đa số các ngân hàng có quy mô lớn thường có mạng lưới chi nhánh lớn, hay đảm bảo trình độ nguồn nhân lực có kinh nghiệm cao cũng như nguồn tài chính vững vàng các quy định cho vay khá khắt khe nên sẽ thường ưu tiên tập trung cho các đối tượng khách hàng lớn, có tài sản đảm bảo giá trị cao hoặc đảm bảo khả năng tài chính, do đó phần nào sẽ giảm thiểu rủi ro nợ xấu và ngược lại.

        Bảng 4.2: Kết quả ma trận tương quan giữa các biến
        Bảng 4.2: Kết quả ma trận tương quan giữa các biến