Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, do hạn chế về thời gian, nguồn tư liệu cũng như tầm hiểu biết, người viết chỉ tập trung nghiên cứu một số truyện ngắn viết sau 1975, đặc biệt ở giai đoạn 1980 trở đi với việc trình bày một số ý kiến của mình về một vài thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu đã khiến cho nhân vật của Nguyễn Minh Châu có chỗ đứng vững chắc trong lòng người đọc. Trước hết, chúng tôi tổng hợp những bài nghiên cứu, phê bình có liên quan đến con người và tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt chú ý đến những bài viết về nghệ thuật xây dựng nhân vật để tổng hợp, khái quát và có một cái nhìn tổng thể về việc tìm hiểu truyện ngắn của ông.

Cấu trúc luận văn

Phương pháp hệ thống được vận dụng để xem xét truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu như là một chỉnh thể nghệ thuật và được đặt trong bối cảnh hiện tại để nhìn nhận, đánh giá. Bên cạnh đó, chúng tôi dùng phương pháp so sánh - đặt truyện ngắn của ông trong mối tương quan với các nhà văn đồng đại, với nền văn học đương đại, có đối chiếu với văn học quá khứ và trong sự vươn lên hòa nhập với văn học thế giới.

TRUYỆN NGẮN VÀ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

Truyện ngắn là gì?

    Với hình thức tự sự cỡ nhỏ, người kể chuyện có quyền chỉ đề cập đến một trường hợp riêng lẻ xảy ra trong đời sống, một biến cố riêng của cuộc sống con người, cho nên truyện ngắn chỉ khắc họa một đến hai nhân vật có cá tính đặc sắc và trong một thời điểm nào đó đã bộc lộ tính cách một cách trọn vẹn. Nói như nhà văn Mỹ Wiliam Soroyan; "Chừng nào trên quả đất này còn nhà văn, và họ còn viết, truyện ngắn còn tìm được cách nhập vào mọi hình thức đề tài, chọn cho mình mọi dung lượng, mọi phong cách, và nó cũng có thể vượt ra, phá tung mọi hình thức, mọi khuôn khổ, phong cách đó.".

    Nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn

      Nếu như trong tiểu thuyết, nhân vật được miêu tả trong quá trình của một đời người trong quan hệ của nhiều sự kiện, nhiều vấn đề chồng chéo, đan xen thỡ ở truyện ngắn, nhõn vật chỉ thể hiện rừ mỡnh "vào một tỡnh thế phải bộc lộ cỏi phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại." 7 Như vậy, nhân vật trong truyện ngắn phải được xây dựng gắn với tình huống đặc biệt, tạo ấn tượng với hàng loạt chi tiết đậm đặc của đời sống. Do giới hạn của dung lượng truyện ngắn, nhân vật thường ít đối thoại mà nếu có thể thì "một mảnh con người họ tồn tại ở đây, đang đối thoại, song con người đích thực và toàn vẹn có khi không xuất hiện qua đối thoại."9 Độc thoại nội tâm thường được dùng như một thủ pháp đặc biệt quan trọng để khắc họa nhân vật trong truyện ngắn, có khi nó là biến thể của đối thoại: đối thoại với chính mình.

      CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

      Xét từ góc độ phẩm chất, đặc điểm tính cách nhân vật và việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu khắc họa thành công nhân

        Trước cái đói, trước cơn đau thể xác hoành hành và trước thử thách ghê người của bọn giặc, như một nhân vật trong Tình yêu cuộc sống của Jack London, bằng sức mạnh tinh thần phi thường, anh đã lê người giữa trưa nắng gắt trên dải gò đất tha ma đầy cỏ, đầy gai, có lúc phải gặm răng vào đất sỏi mà bò về đến. Trong những trang văn cuối cùng Ngồi buồn mà viết mà chơi (Văn nghệ Quân đội, 4/1989), Nguyễn Minh Châu đúc kết: "Vả lại cuộc sống trên trái đất này, thời nào và ở đâu cũng đầy rẫy oan khiên, oan khuất và cái ác bao giờ cũng mạnh mẽ và lẫm liệt, đầy mưu ma chước quỷ, còn cái thiện thì ngu ngư và ngây thơ, lại thường cả tin." Nếu như Lưu, Phác đại diện cho lực lượng chính nghĩa thì Toàn, Thái, Đĩnh tiêu biểu cho loại nhân vật phản diện trong truyện này.

        Dựa vào nội dung cốt truyện, trong xu hướng vận động của nhân vật, truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu tập trung vào nhân vật bình thường

          Bằng một sự liên tưởng, cho dù có khập khiễng, ta thấy chị có một điểm giống với Thị Nở: khi yêu thương Chí Phèo, bỗng một lúc Thị giật mình rằng hình như mình còn có một bà cô ở trên đời, còn chị Hằng ở đây, khi bản thân ở trong cảnh neo đơn mới "sực nhớ ra mình vẫn có một bà mẹ"!. Anh trở về quê đón nhận sự thật phũ phàng: em trai hy sinh, tên mình được khắc trên bia mộ, người cha già cô độc sống nương nhờ trong một căn nhà xa lạ và người vợ yêu nay đã thành vợ người ta, đã có một gia đình bộn bề để lo toan, cáng đáng, một cuộc sống riêng mà lương tâm anh không cho phép xen vào.

          Căn cứ vào cấu trúc nội dung nhân vật, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xây dựng các loại nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng

            Lão Khúng ham làm giàu, có đầu óc tư hữu và khôn khéo tính toán, sắp đặt cuộc sống và đề đạt được điều đó, lão "bóc lột" chính công sức của mình, một mình cật lực gầy dựng những mầm xanh trên đất chết, tạo một cuộc sống sung túc, đầy đủ thay thế cho "ổ gấu chó" ban đầu còn chân ướt chân ráo. Nó là kết quả của sự vật vã âm thầm, của những cơn bão nội tâm của người họa sĩ, cũng chính là sự trăn trở, giằng xé, vật lộn trong lòng nhà văn để truyền tải tư tưởng của mình: "Lời đề nghị rụt rè xin mọi người hãy tạm ngưng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự duy suy nghĩ về chính mình.”.

            CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYÊN MINH CHÂU

            Thể hiện nội tâm, tính cách nhân vật bằng một vài nét miêu tả ngoại hình độc đáo, có tính chất biểu trưng

            Trong truyện 24 giờ trong đời một người đàn bà của Xtefan Xvaig, nhà văn đã miêu tả hai bàn tay tuyệt đẹp, nó "dài và mảnh dẻ lạ thường, nhưng lại có những cơ bắp rắn rỏi - những bàn tay trắng trẻo, phía đầu từ những móng tay nhàn nhạt, bóng như xà cừ, cắt tròn -thanh nhã" nhưng lại rất kinh hãi: "một bàn tay phải và một bàn tay trái ngoắc vào nhau, như những con thú đang cắn nhau, siết chặt lấy nhau, chống lại nhau một cách dữ tợn, phũ phàng, co quắt lại làm các đốt ngón tay kêu rất gọn như tiếng một quả hạt dẻ bị bóp vỡ phát ra." Đôi bàn tay xoắn xuýt lấy nhau như vậy thể hiện một sự đam mê cuồng nhiệt của một con người tràn trề sức mạnh nhưng đã tập trung tất cả sự đàm mê của mình vào đầu các ngón tay, cho cơ thể không bùng nổ được, dồn tất cả tâm trí và tinh thần vào sòng Cadinô. Ở đây, với một khả năng cảm nhận rất nhạy bén và sự quan sát tinh tế, Nguyễn Minh Châu đã mô tả hoạt động của một đôi bàn tay có tinh thần kỳ lạ: "Toàn nắm lấy tay phải của tôi rất lâu, đầy vồ vập và đầy hồ hởi, mười ngón tay của anh ôm trùm lên và xoắn xít lấy bàn tay quen cầm bút vốn rất hay rụt rè nhưng lại đầy nhạy cảm của tôi, tưởng như mười ngón tay của cái "bàn tay sắt" cứ bấu lấy tôi suốt đời, ít nhất là trong ý nghĩ của tôi ngay lúc bấy giờ, có ngón tay cứ mát rượi trong những cái vuốt ve, có ngón cứ thít chặt lấy như một sợi dây buộc, trong lúc ngón tay cái vô cùng rắn chắc cứ quắp chặt vào, như mỏ một con chim ác "Quả là một đôi bàn tay hết sức giảo hoạt, bộc lộ một sự thèm khát sôi sục và dễ áp đảo đối phương.

            Miêu tả tâm lý nhân vật một cách tinh tế, xác thực bằng cách dùng nhiều thứ ánh sáng để soi chiếu từ những góc độ khác nhau

            Một kẻ phản bội như Quang (Cơn giông) cũng có tấm lòng "cao thượng", đã không trực tiếp nả súng vào Thăng vì còn chút lòng tự trọng khi nghĩ đến Hân; Hạnh (Bên đường chiên tranh) với gàu nước lạnh tạt thăng vào mặt cô gái lẳng lơ chọc ghẹo An - cách đánh ghen ngộ nghĩnh và táo bạo của một cô bé 15 tuổi - lại là một người đàn bà hiền hậu, quý phái với trái tim thủy chung son sắt suốt 30 hăm dài chờ đợi; những chị hàng xóm với Thoan (Đứa ăn cắp) sống hồn nhiên trong tính tật của mình, dễ xúc động, thương yêu nhưng cũng lắm lời, nhiều chuyện, gây phiền nhiễu cho người khác mà chính họ không ý thức điều đó. Từ tâm trạng bấn loạn "như một kẻ đang chạy trốn một cuộc tàn sát đầy tàn nhẫn" khi nhìn thấy những mảng thi thể bò đến cái "giật nảy mình" khi thây con Khoang đen lại quay trở về cho lão bắc cái ách lên vai chuyển sang tâm trạng chỉ biết "đưa mắt nhìn người bạn đời làm ăn thân thiết bằng cái nhìn đầy sầu não và phiền muộn là cả một quá trình biến chuyển, xáo động tâm lý mà Nguyễn Minh Châu đã thể hiện rất đặc sắc.

            Khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật qua những biểu hiện đa dạng của thủ pháp độc thoại nội tâm

            Ông đã trung thực và mạnh dạn soi rọi với chính mình để nhận chân cuộc sống rằng "con người ta thường xuyên không hoàn hảo" và "có những phút vụng dại, yếu ớt và ngu ngóc đến mức không thể tưởng tượng được." Những điều đúc kết chín chắn ấy khiến ông thấm thía sự độ lượng của cuộc đời và giá trị của tình người để từ đó vượt qua khỏi những cái tầm thường nhỏ bé, sống xứng đáng hơn và hoàn thiện mình hơn. Từ những dòng suy nghĩ miên man, hỗn độn, nhập nhằng trên cả mót quãng đường dài từ nhà ra chợ, lão đã nói chuyện với con vật biết bao điều: Lúc thì thủ thỉ với con vật về những kỷ niệm đã qua, lúc thì hậm hực,gắt gỏng để che giấu những bối rối trong lòng và dồn nén tình cảm, lúc lại lầm rầm với giọng hơi cau có khi thả con bò vào rừng hoang với ước mơ giải phóng cho số kiếp khốn khổ của con vật Tất cả những điều đó đã diễn tả những biến động lớn lao trong tâm hồn với những nét tâm lý và tính cách rất mực lão Khung.

            PHẦN BA: KẾT LUẬN

            Vẫn là các thủ pháp thông thường trong việc miêu tả ngoại hình, khắc họa tâm lý và độc thoại nội tâm nhưng Nguyễn Minh Châu đã có ý thức đào sâu vào các tầng bậc của bản thể con người, phát hiện và lý giải một cách sau sắc những điều tưởng như rất bình thường trong cuộc sống mà có lúc không khỏi làm bạn đọc giật mình. Chính sự lao động miệt mài trong sự đổi mới tư duy nghệ thuật đã tạo nên những tác phẩm có chỗ đứng vững chắc trong lòng người đọc và cũng chính bầu nhiệt huyết của một tài năng đó đã tạo cho ông trở thành một con người mở đầu cho một giai đoạn văn học mới.

            THƯ MỤC THAM KHẢO

              SÁCH VÀ BÁO CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC I. Sách

                NGÔ VĨNH BÌNH, Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn”, Văn nghệ quân đội, 1999.