MỤC LỤC
Luận văn đã: (1) hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ CĐCS; vai trò, đặc điểm, phân loại cũng như yêu cầu đối với cán bộ CĐCS; số lượng, chất lượng cán bộ CĐCS; (2) phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở của Công đoàn Viên chức tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012-2015; đánh giá những thành công, hạn chế và các nguyên nhân chủ yếu; (3) đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm. Nguyễn Văn Đông, tạp chí Lao động và Công đoàn, số 546, tháng 4/2014; đã đề cập tới một số nội dung mà các tổ chức công đoàn cần phải làm tốt: (1) đi đôi việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cần phải chú ý tới đội ngũ cán bộ công đoàn kế cận, chú ý tới những cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức chính trị và tâm huyết với tổ chức; (2) tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng, tạo điều kiện để người cán bộ công đoàn được thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; (3) làm tốt công tác tuyển chọn, bố trí, quy hoạch và bổ nhiệm trong tổ chức công đoàn các cấp [4, tr18-22].
Phần lớn, các công trình nghiên cứu tập trung vào nội dung chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn theo đơn vị công tác hoặc theo từng giai đoạn, từng thời kỳ. Giải pháp mà các đề tài tập trung, nhấn mạnh chính là quá trình đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, năng lực thực thi công vụ cũng như phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ công đoàn.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: tác giả sẽ phát phiếu khảo sát đối với 02 đối tượng: cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn trong khoảng thời gian tháng 4, 5 năm 2018. Tổng số phiếu phát ra đối với cán bộ công đoàn là 170 phiếu: 50 người là cán bộ công đoàn chuyên trách, 50 người thuộc cán bộ CĐCS cơ quan hành chính nhà nước, 50 người là cán bộ công đoàn đơn vị sự nghiệp công lập, 20 người là cán bộ công đoàn của doanh nghiệp ngoài nhà nước.
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng trong chương 1 khi nghiên cứu các công trình của Việt Nam và một số nước khác;. Tổng số phiếu phát ra đối với đoàn viên công đoàn là 170 phiếu, tại các tổ chức công đoàn khác nhau.
- Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ gồm: Các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức để nắm các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi mình phụ trách; hiểu biết về pháp luật gồm: am hiểu về chính sách pháp luật của nhà nước về lĩnh vực được phân công; thông hiểu các thủ tục hành chính, nghiệp vụ của ngành mình quản lý. Vai trò của người cán bộ công đoàn là cầu nối giám sát đưa các chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam đến với các công đoàn viên để họ hiểu và thực hiện đúng pháp luật; là người trực tiếp thực hiện giao tiếp, trao đổi thông tin, tiếp nhận thông tin từ xã hội, rồi tiến hành phản hồi những thông tin nhận được, giao tiếp với cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp, đoàn viên công đoàn.
Ứng xử văn hóa được thể hiện ở lòng yêu tổ quốc, trung thành với tổ quốc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tinh thần yêu thương, đùm bọc đồng bào; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có lối sống cần, kiệm, liêm chính, giản dị, hòa đồng, không cách biệt; tinh thần làm việc chí công, vô tư, công tâm, tân tụy với CNVCLĐ; không tham nhũng và sẵn sàng đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật, không cơ hội, không vụ lợi, trung thực, đoàn kết đấu tranh xây dựng, vị tha, ôn hòa và gần gũi, gắn bó với mọi người. + Nhận thức chính trị của cán bộ công đoàn là sự hiểu biết về đường lối, quan điểm chính trị, về nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, sự hiểu biết và tin tưởng vào mục đích, lý tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ công đoàn, hình thành tình cảm, ý chí cách mạng của cán bộ công đoàn.
Môi trường công tác và rèn luyện của cán bộ công đoàn có tác động quan trọng đến việc nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn, nếu công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ công đoàn khách quan, hợp lý, môi trường hoạt động của cán bộ công đoàn thật sự dân chủ, tập thể đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau và tạo điều kiện cho nhau học tập, công tác và cống hiến thì sẽ là động lực mạnh mẽ, khuyến khích, động viên mọi cán bộ công đoàn gắn bó với tổ chức, không ngừng khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của tổ chức giao cho. Thực hiện Chương trình 1468/CTr-TLĐ ngày 09/10/2013 của Tổng LĐLĐ Việt Nam “Về nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể” và “Năm vì lợi ích đoàn viên” năm 2017, LĐLĐ tỉnh tích cực hướng dẫn, đôn đốc các cấp công đoàn nên việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ở cơ sở ngày càng được quan tâm, chú trọng hơn, có nhiều chuyển biến tích cực hơn.
Những đơn thư liên quan trực tiếp đến quyền lợi người lao động đã được cán bộ kiểm tra tiếp nhận, tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban chấp hành công đoàn cùng cấp tham gia với các ngành chức năng giải quyết kịp thời, thỏa đáng, đúng pháp luật, đảm bảo được quyền lợi của người lao động [16]. Tỷ lệ cán bộ công đoàn có trình độ Đại học; trình độ Tin học; ngoại ngữ còn chưa tương xứng với đội ngũ CNVCLĐ của tỉnh Cao Bằng; một số cán bộ còn ngại học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, năng lực cho bản thân nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của cán bộ công đoàn nói chung và năng lực quản lý của đội ngũ này nói riêng.
“Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn giai đoạn 2010-2020”, Chương trình số 1644/CTr-TLĐ ngày 04/11/2013 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn”, Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam và Chương trình số 60/CTr-LĐLĐ ngày 28/02/2013 của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Cao Bằng về “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”. Nguyên nhân của những hạn chế đó là do: (1) một bộ phận cán bộ công đoàn không phải do công nhân lao động bầu trực tiếp mà do các tổ chức chính trị - xã hội cơ cấu trước rồi đưa vào đại hội, (2) đa phần cán bộ công đoàn đều là kiêm nhiệm nên ở một số cơ sở, cán bộ công đoàn không có nhiều thời gian dành cho tổ chức, (3) nội dung bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ công đoàn cơ sở chưa liên hệ và gắn kết nhiều với thực tiễn hoạt động ở cơ sở, (4) nguồn ngân sách dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn còn hạn hẹp, (5) chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công đoàn chưa được thỏa mãn, (6) công tác đánh giá cán bộ công đoàn chưa được thường xuyên.
Như vậy đối với cán bộ công đoàn nhất thiết phải được tuyển chọn, sàng lọc từ phong trào công nhân, hoạt động công đoàn, phải thông qua phong trào công nhân, hoạt động công đoàn để đánh giá, phát hiện ai là người có năng lực, phẩm chất đạo đức, ai là người có phương pháp tổ chức vận động quần chúng và giám đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ. Quán triệt quan điểm nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng về công tác cán bộ, Đại hội lần thứ XV công đoàn tỉnh Cao Bằng đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ công đoàn đoàn trong giai đoạn mới là: "Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trình độ, năng lực, có kiến thức pháp luật, nắm vững nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp hoạt động công đoàn;.
Yêu cầu về kỹ năng và nghiệp vụ công tác công đoàn: đây là yêu cầu quan trọng đối với cán bộ công đoàn cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi cán bộ công đoàn cơ sở phải có khả năng và phương pháp tuyên truyền vận động, thuyết phục để tập hợp đoàn viên và người lao động, đặc biệt là phải có kỹ năng thương lượng, đàm phán với người sử dụng lao động để đại diện bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và tập thể người lao động. Trên cơ sở mục tiêu và phương hướng đó, luận văn đưa ra một số giải pháp chung: (i) hoàn thiện luật pháp của Nhà nước, các cơ chế, chính sách và những quy định liên quan đến công đoàn và cán bộ công đoàn; (ii) cán bộ công đoàn cần đổi mới nếp nghĩ, cải cách lề lối làm việc, tránh hành chính hoá các hoạt động công đoàn, (iii) tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ với các tổ chức công đoàn quốc tế và 05 nhóm giải pháp cụ thể: (1) nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, quy hoạch, sử dụng và luân chuyển cán bộ công đoàn, (2) đẩy mạnh công tác đánh giá năng lực cán bộ công đoàn , (3) tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức và các kỹ năng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn, (4) hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công đoàn, (5) tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao năng lực quản lý của cán bộ công đoàn.
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TỈNH CAO BẰNG (phiếu dành cho cán bộ công đoàn). Cuộc thăm dò này nhằm nghiên cứu năng lực quản lý của cán bộ công đoàn tỉnh Cao Bằng.
Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, quy hoạch, sử dụng và 1 2 3 4 5 luân chuyển cán bộ, công tác đánh giá năng lực cán bộ công. Tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách về lợi ích vật 1 2 3 4 5 chất và tinh thần cho cán bộ công đoàn.