Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Đại học Quảng Bình

MỤC LỤC

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

Khái quát về trường Đại hoc Quảng Bình

    Trường Đại học Quảng Bình có chức năng đào tạo cử nhân các ngành đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt; tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế và hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các tỉnh biên giới nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; xây dựng và phát triển Nhà trường, xây dựng đội ngũ và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật tiến tới tự chủ về tài chính. Ngoài số lượng giảng viên cơ hữu hiện có (năm 2015) là 195 người, nhà trường còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng gồm các nhà giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý ở các trường đại học, các viện nghiên cứu, các sở ban ngành rộng khắp trong cả nước thuộc các khu vực: Nghệ An, Thừa Thiên Huế ,Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đáp ứng yêu cầu về giảng dạy các môn học cơ bản, cơ sở cho hệ đào tạo tại chức tại các địa phương, báo cáo thực tế các môn học chuyên ngành, hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiêp. Căn cứ vào những nhiệm vụ trọng tâm được UBND tỉnh Quảng Bình và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao; mục tiêu, chương trình hành động của Ban Giám hiệu trong năm kế hoạch; kế hoạch hoạt động của các đơn vị trong toàn trường cùng các định mức chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước và trong Quy chế chi tiêu nội bộ, Nhà trường tiến hành đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ và dự toán NSNN năm trước, gồm: nhiệm vụ chi thường xuyên, không thường xuyên; các nhiệm vụ chi thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; các dự án tài trợ quốc tế; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển và kết quả thực hiện chế độ cải cách tiền lương và các mục tiêu khác của Nhà nước.

    Qua đó nhà trường xây dựng dự toán NSNN năm kế hoạch phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ, nguồn vốn vay nếu có) đảm bảo chi cho hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo chức năng của Nhà trường và các đơn vị trực thuộc; đảm bảo tính khả thi cao và sát thực tế; phù hợp với tiêu chuẩn, chế độ, định mức, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; thực hiện tốt chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng và chống tham nhũng. -Hàng năm khi nhận được quyết định giao dự toán chi tiết đến từng nhiệm vụ chi đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhiệm vụ khác của được UBND tỉnh Quảng Bình và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao và khi báo cáo tài chính năm được thẩm định, Nhà trường đều niêm yết công khai tại Văn phòng Công đoàn vào các kỳ đại hội CNVC, trong báo cáo tổng kết có một phần để đánh giá tình hình tài chính của năm gửi các đơn vị thảo luận và công khai trong hội nghị cán bộ công chức, viên chức và trên trang Web của nhà trường. Điều này cho thấy nhà trường đã đảm bảo yêu cầu công khai minh bạch về tình hình tài chính theo luật Ngân sách nhà nước 2015, hát huy quyền làm chủ của các cán bộ, giảng viên nhà trường, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    Nguồn thu từ học phí của sinh viên các hệ đào tạo chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu các nguồn thu ngoài NSNN của trường Đại học Quảng Bình giai đoạn 2015-2017 (chiếm 61%-67%), các năm qua Nhà trường đã không ngừng nâng cao chỉ tiêu tuyển sinh cùng với việc đảm bảo chất lượng đào tạo đầu ra cho sinh viên, do đó số lượng sinh viên theo học ngày càng tăng lên, góp phần nâng cao nguồn thu từ học phí cho Nhà trường. Cùng với đó Nhà trường đã tăng cường chủ động khai thác một cách có hiệu quả các cơ sở vật chất của Nhà trường như: phòng học, điểm thuê đặt máy ATM, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ căng tin, cho thuê mặt bằng kinh doanh, ký túc xá sinh viên,… Đây là những điểm tích cực trong hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và sử dụng tài sản hình thành từ các nguồn Ngân sách Nhà nước của Nhà trường trong thời gian qua, góp phần nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng tài sản cho việc thực hiện sứ mạng, nhiệm vụ được giao, đồng thời góp phần tạo ra nguồn thu gia tăng cho Nhà trường.

    Bảng 2.1: Tình hình dự tốn và thực hiện dự tốn ng̀n thu của trường Đại hoc Quảng Bình giai đoạn 2015-2017
    Bảng 2.1: Tình hình dự tốn và thực hiện dự tốn ng̀n thu của trường Đại hoc Quảng Bình giai đoạn 2015-2017

    Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại hoc Quảng Bình

      Tiếp tục quán triệt vai trò và ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính đến tất cả cán bộ viên chức trong toàn Trường về việc thực hiện chế độ tự chủ tài chính là chủ trương đúng đắn trong tình hình hiện nay, là một trong những giải pháp cải cách lớn của nhà nước về cơ chế quản lý tài chính công, chế độ tự chủ này là thiết thực, góp phần cải thiện thu nhập, tạo sự chủ động trong sử. -Quan tâm đến việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về nghiệp vụ cho CBVC, đẩy mạnh việc chuẩn hóa về trình độ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ và cán bộ lãnh đạo, có kế hoạch đào tạo lực lượng kế thừa đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện mới, khuyến khích tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn bằng cơ chế khen thưởng và đề bạt cán bộ. -Nhà trường có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với cán bộ, viên chức có thành tích xuất sắc thì được biểu dương, khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại, đối với cán bộ, viên chức có sai phạm thì tùy theo mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật.

      -Mức chi trả thu nhập tăng thêm cho các đối tượng không nên mang tính chất bình quân mà cần có khoảng cách đủ lớn, thể hiện được tính cạnh tranh và được dựa trờn một bộ tiờu chớ định lượng rừ ràng như học hàm, học vị, hệ số mức lương đang hưởng, thâm niên công tác, nhiệm vụ, chức vụ đảm nhận, sự đóng góp các công trình khoa học từ cấp Bộ, ngành trở lên. Tuy nhiên, ngoài chỉ tiêu đào tạo, việc cấp ngân sách chưa tính đến các nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học, đào tạo các ngành khác như sau đại học.Vì vậy khi lập dự toán kế hoạch ngân sách, trường Đại học Quảng Bình cần chú ý bám sát được các nhiệm vụ của nhà trường như: thu chi nguồn kinh phí đào tạo được lập và phân bổ trên cơ sở kế hoạch đào tạo và tuyển mới. Trường Đại học Quảng Bình cần chủ động xây dựng kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí tự chủ ngay từ đầu năm ngân sách với mục tiêu sử dụng tiết kiệm nguồn kinh phí tự chủ (trong đó Quy chế chi tiêu nội bộ được xem là tiêu chuẩn hữu hiệu để kiểm soát các khoản chi) đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả công việc ở mức cao nhất có thể và toàn bộ kinh phí tiết kiệm sẽ được sử dụng để tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

      Một số đề xuất, kiến nghị về phía Nhà nước

      Các trường cũng cần tiếp tục đổi mới toàn diện: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng; Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng người lao động. Trong đó, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ. Đặc biệt là phải xây dựng được chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở vật chất trong ngắn hạn và dài hạn.

      Thứ ba, song song với việc tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực tự chủ tài chính, Nhà nước cần ban hành đầy đủ các quy định về chuẩn mực chất lượng đào tạo và tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo. Các quy định này cần từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực, quốc tế và định kỳ thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo. Trong quá trình đào tạo cần yêu cầu các cơ sở đào tạo có trách nhiệm nâng cao chất lượng như đổi mới giáo trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất trang thiết bị; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng đào tạo thông qua các cơ quan quản lý nhà nước cũng như thông qua các tổ chức kiểm định độc lập.