Đấu tranh ngăn chặn biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ đảng viên hiện nay

MỤC LỤC

Nội dung đấu tranh ngăn chặn biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Đây là quá trình đấu tranh với sự phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng, xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, làm cho những cái tốt, ưu việt của chế độ ta bị xuyên tạc trở thành méo mó, thực hư, thật giả, trắng đen lẫn lộn, bị lợi dụng để thực hiện mục đích cá nhân, biến cái tốt thành xấu từ đó cái xấu có cơ hội nảy nở, lấn át cái tốt. Suy thoái tư tưởng chính trị phản ánh sai lệch quan điểm, lập trường của người cộng sản; phản ánh sai lệch các chuẩn mực đạo đức, lối sống của người đảng viên, do lương tâm, danh dự của họ đã bị lu mờ, hoen ố; tự thõn, khụng thể nhận thức, phõn biệt rừ ràng phải trỏi, đỳng sai, không thể điều chỉnh thái độ, hành vi trong các quan hệ giao tiếp, ứng xử để đạt đến sự chuẩn mực đạo đức vốn có của người cộng sản. Quá trình Đảng ta lãnh đạo đổi mới đất nước, đã và đang mang lại những thành tựu to lớn về mọi mặt của đời sống xã hội, tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, vận hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm phát sinh những mặt tiêu cực, thách thức mà trước hết là nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp.

Lãng phí có thể xảy ra ở các ngành, các lĩnh vực, các địa phương, ở mọi cấp từ Trung ương, đến cơ sở; ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, trong các gia đình và từng người dân. Từ việc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng ta bàn về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay, các thế lực thù địch bên ngoài đã lợi dụng một số người có quan điểm bất đồng, thậm chí đối lập với Đảng, Nhà nước ta để xuyên tạc sự thật, thổi phồng khuyết điểm, khuếch đại thiếu sót, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta.

Phương thức đấu tranh ngăn chặn biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở đảng viên

- Thông qua tạo lập dư luận xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng: Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn, nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ. + Định hướng ở cấp độ cá nhân là việc cung cấp thông tin, cơ sở chứng cứ, lý lẽ phù hợp với nhận thức của chủ thể có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi trạng thái nhận thức: từ không hiểu đến hiệu, từ chưa nhận thức rừ đến nhận thức rất rừ, từ phản đối đến tỏn thành ..hoặc quỏ trỡnh chuyển đổi trạng thái tâm lý, như: Từ ghét đến yêu, từ không chấp nhận đến chấp nhận,. Ngược lại, nếu nội dung các sản phẩm truyền thông khụng mang tớnh định hướng rừ ràng hoặc tớnh định hướng về tư tưởng, về giỏ trị không cao sẽ có thể phản tác dụng việc định hướng dư luận thậm chí tạo ra những tâm trạng hoang mang, lo lắng trong dư luận xã hội vì vậy việc giám sát hoạt động truyền thông đang là vấn đề hết sức quan trọng hiện nay.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên nhất là đảng viên có chức, có quyền: Công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của đảng viên, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, tránh các nguy hại sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân của Đảng cầm quyền, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Trung ương, của cấp ủy. Từng bước hoàn thiện, quan điểm, nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong tình hình mới; đồng thời gắn chặt với công tác tư tưởng, công tác tổ chức và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phải thực hiện toàn diện, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng.

Thực trạng đấu tranh ngăn chặn biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

Khi tiếp nhận các nguồn thông tin không chính thống này, một số đảng viên đã không giữ vững được lập trường, tự nguyện rời bỏ lý tưởng của Đảng, thậm chí còn công khai chỉ trích lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta, phủ nhậm vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Một là, Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng tại hội nghị Trung ương IV khúa XI ngày 31/12/2011 đó chỉ rừ: “Một bộ phận khụng nhỏ cỏn bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài,…”. Hai là, Nghị quyết Trung ương 4 ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã tổng kết những việc đã làm được và chưa được của Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, trong đó nhấn mạnh “chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhưng tình trạng suy thoái, "tự diễn biến",.

Trong buổi khai mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh vai trò của công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, gắn với xây dựng hệ thống chính trị, ngăn ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hệ thống chính trị. Những kết quả này đã bước đầu có sức mạnh răn đe đối với cán bộ, đảng viên trong chấp hành kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, đồng thời lấy lại lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào kết quả cuộc đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực, suy thoái trong tổ chức Đảng và bộ máy chính trị. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển hết sức mạnh mẽ và hội nhập quốc tế sâu rộng, công tác đấu tranh ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở đội ngũ đảng viên của toàn Đảng, toàn dân ta đã đạt được những kết quả hết sức tích cực, song với sự thay đổi không ngừng của tình hình trong nước và quốc tế và yêu cầu nhiệm vụ phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngày một cao thì công tác vẫn còn nhiều những hạn chế cần phải được khắc phục kịp thời.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường đi đôi với những tác động tiêu cực của tình hình thế giới, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch kéo theo đó là sự suy thoái về tư tưởng đạo đức của một bộ phận đảng viên đã khiến cho công tác đấu tranh ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gặp phải nhiều thách thức.

Giải pháp đấu tranh ngăn chặn biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

Việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực của đội ngũ đảng viên chưa được thường xuyên, đồng bộ; nhiều nơi còn chưa thực sự nghiêm túc thực hiện. Luôn đổi mới nội dung để phù hợp với tình hình thực tế, chú trọng phổ biến, quán triệt đường lối, chớnh sỏch của Đảng để mỗi cỏ nhõn, tổ chức đều nắm được rừ nội dung, nhiệm vụ của mình, có cơ sở, nhận thức đúng đắn để hoàn thành tốt trách nhiệm, kiên quyết đấu tranh loại bỏ cái sai, tiêu cực trong nội bộ tổ chức Đảng và trong quá trình lãnh đạo quần chúng nhân dân. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, rèn luyện với tự giáo dục, tự rèn luyện, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cả về phẩm chất và năng lực, phương pháp, tác phong công tác, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, vừa “hồng” vừa “chuyên” như Bác Hồ đã dạy.

Tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch, đặc biệt là trong công tác lựa chọn, sắp xếp, bố trí cán bộ, lựa chọn những người đủ tài đức vào tổ chức Đảng; bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp quyết liệt, nhanh chóng để loại bỏ những cá nhân suy thoái, biến chất khỏi cơ quan, tổ chức. Đổi mới hình thức, phương pháp trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng tình hình cụ thể, đề cao lợi ích của nhân dân, giảm thiểu tối đa những mâu thuẫn còn tồn tại trong xã hội, tạo môi trường hòa bình, ổn định, không để cho những phần tử phá hoại có cơ hội để thực hiện âm mưu của mình.