MỤC LỤC
Kết quả phân tích cho thấycông tác thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN trên địa bàn thị xã có sự tăng trưởng đột biến trong giai đoạn 2018- tháng 9/2023phát huy tác dụng lan tỏa, dẫn dắt của KCN đối với sự phát triển kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực của cả thị xã. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế trong việc quy hoạch và xây dựng các KCN;Cơ cấu XTĐT chưa hợp lý, chưa tạo ra những thay đổi lớn về cơ cấu sản xuất (nói chung), cơ cấu sản xuất công nghiệp trên địa bàn (nói riêng); Hệ thống cơ chế chính sách về phát triển KCN và thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn chồng chéo, chưa phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn của địa phương.
Từ các quan điểm trên, tác giả đề án rút ra khái niệm khu công nghiệp như sau: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp, các khu công nghiệp đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào khu công nghiệp”. Tóm lại, từ các quan điểm trên, có thể rút ra khái niệm vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp như sau: Vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp là nguồn vốn kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ ra, tự thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp, hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lý, cùng với đối tác nước sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro tại các khu công nghiệp địa phương.
Để thực hiện một dự án vốn đầu tư nước ngoài vào một quốc gia, các nhà ĐTNN không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu (công nghệ cứng) và vốn vô hình như công nghệ, tri thức, khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường… (công nghệ mềm) cũng như đưa chuyên gia nước ngoài vào hoặc đào tạo các chuyên gia bản xứ về các lĩnh vực cần thiết phục vụ hoạt động của dự án… Cho nên việc lựa chọn quốc gia, vùng lãnh thổ để thu hút đầu tư là rất quan trọng. Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN phản ánh việc phát triển sản xuất kinh tế công nghiệp, tạo ra giá trị kinh tế, thu nhập cho địa phương, từ đố tạo ra nguồn đóng góp quan trong cho NSNN địa phương thông qua các khoản thuế như xuất khẩu, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, giá trị gia tăng, tiêu thu đặc biệt… cho nên kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài được phản mức độ tăng trưởng và tỷ lệ tăng trưởng giá trị đóng góp vào NSSN hàng năm.
Cơ sở hạ tầng KCN cần phải được xây dựng đồng bộ bao gồm: hệ thống đường nội bộ, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và các hệ thống dịch vụ khác như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, lao động… Cơ sở hạ tầng KCN thường được đầu tư xây dựng bởi các nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nếu chính phủ thực hiện chính sách cởi mở hơn nữa thì chỉ làm giảm khả năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, cá biệt có trường hợp trong chiến tranh vẫn thu hút được vốn đầu tư nước ngoài song đó chỉ là trường hợp ngoại lệ đối với các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự muốn tìm kiếm cơ hội buôn bán các phương tiện chiến tranh hoặc là sự đầu tư của chính phủ thông qua hình thức đa phương hoặc song phương nhằm thực hiện mục đớch riờng.
Ngoài việc thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài theo đúng quy định của Chính Phủ; thành phố Thái Bình đã đưa và áp dụng một số chính sách khuyến khích đầu tư và đang được các nhà đầu tư ghi nhận như cải tiến quy trình tiếp nhận dự án, bố trí nguồn ngân sách cho công tác xúc tiến, vận động đầu tư, hỗ trợ cho các DN thông qua mức thuế và các quy định nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB. Thành phố cũng áp dụng việc miễn tiền thuê đất đối với một số dự án (kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành đưa dự án đi vào hoạt động), cụ thể: 15 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn, dự án thuộc danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư; 11 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn KT-XH khó khăn, dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư theo Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Việc tăng diện tích trên địa bàn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam tập trung chủ yếu tại những nơi có vị trí thuận lợi, có thương hiệu trong quá trình thu hút đầu tư và là điểm đến hấp dẫn của các nhà đâu tư như tại: khu công nghiệp Đồng Văn I mở rộng 150ha, khu công nghiệp Đồng Văn II mở rộng 18ha; khu công nghiệp Đồng Văn III mở rộng 223 ha, khu công nghiệp Đồng Văn IV 300ha (có thể mở rộng lên 600ha). Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam Các ngành nghề chủ yếu đang hoạt động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Duy Tiên gồm: Sản xuất vật liệu xây dựng và trang trí nội thất như gạch men, gạch blốc, gốm sứ; sản xuất và chế biến thực phẩm như bia, rượu, nước giải khát, mì ăn liền, bún, bánh kẹo, thức ăn gia súc; sản xuất gia công cơ khí như lắp ráp ôtô, sản xuất các sản phẩm cơ khí, cán kéo thép, sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị giao thông; sản xuất hàng tiêu dùng, hoá chất và vật tư công nghiệp như may mặc xuất khẩu, giầy xuất khẩu, kính xây dựng; sản xuất hàng mộc gia dụng xuất khẩu, gỗ ván ép, sản xuất hàng mây tre đan thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ điện, lắp ráp điện tử, thiết bị điện.
Hiện nay về cơ bản, cơ sở kết cấu hạ tầng của các KCN trên địa bàn thị xã đã hoàn thiện với đầy đủ diện tích mặt bằng, hạ tầng giao thông, cầu cảng (cạm cảng Yên Lệnh Hà Nam), hệ thống xã thải, hệ thống điện công nghiệp…Với sự hoàn thiện và sẵn sàng cơ sở kết cấu hạ tầng KCN đã giúp thị xã Duy Tiên tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các KCN địa phương. Hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất đã góp phần hạn chế được những khe hở cho tiêu cực, lãng phí và thất thoát trong quá trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp.Nhìn chung, hệ thống pháp luật về ĐTNN của Việt Nam ngày càng được bổ sung đầy đủ, được cộng đồng quốc tế đánh giá là khá thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm: máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. Xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu tư: Trung tâm Xức tiến đầu tư, các BQL của từng KCN thị xã đã kiến nghị Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà nam chủ động thiết lập quan hệ và trao đổi thông tin với các cơ quan ngoại giao, kinh tế, thương mại của các nước (Đại sứ quán Nhật Bản, Jetro, Jica – Nhật Bản; Đại sứ quán Hàn Quốc, Kotra, Koica – Hàn Quốc) đồng thời phối hợp chặt chẽ với Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc để tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào thị xã.
Liên kết ngành trong KCN bước đầu đã có những kết quả nhất định thực hiện trong phạm vi nội bộ KCN bởi những ngành nghề bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong KCN đã tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp KCN hoặc bản thân các doanh nghiệp trong các KCN có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xung quanh KCN. Với thế mạnh về công nghệ, thiết bị hiện đại, phương pháp quản lý tiến bộ, các doanh nghiệp này sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định, các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài trong KCN đã và đang tác động tích cực tới yếu tố chất lượng sản phẩm của công nghiệp địa phương, góp phần giúp công nghiệp địa phương từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính đã vươn ra thị trường cả nước và xuất khẩu.
Hỗ trợ thông tin liên quan đến đầu tư và khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh: Cung cấp thông tin chung về quy hoạch, kế hoạch phát triển; Triển khai các chương trình, hoạt động thu hút đầu tư vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN thị xã Duy Tiên; Xây dựng và thực hiện các cơ chế phối hợp, hợp tác giữa Duy Tiên với cỏc bộ, ngành và cỏc địa phương theo hướng rừ lĩnh vực, rừ việc, tạo điều kiện mở rộng thị trường, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN Duy Tiên với các doanh nghiệp trong nước. Về vấn đề này, cần có một số giải pháp: Thị xã ủy, UBND cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể để khi quy hoạch KCN phải quy hoạch khu nhà ở cho công nhân, cũng như các công trình phục vụ công cộng khác; Cần khuyến khích các nhà đầu tư, các công ty kinh doanh nhà ở đầu tư nhà ở cho công nhân các KCN bằng cách miễn tiền thuê đất 3 năm, 7 năm, 11 năm, 15 năm tùy theo địa bàn đầu tư; Khuyến khích người công nhân mua nhà trả góp, rồi trừ dần vào thu nhập hàng tháng, đây là hình thức gắn chặt các thế hệ của người công nhân làm việc lâu dài với các doanh nghiệp trong KCN.