Phân tích cơ hội và thách thức khi xuất khẩu tấm lót đường sang thị trường Châu Âu của Công ty CP BWG Mai Châu trong giai đoạn thực hiện EVFTA

MỤC LỤC

Khoảng trống nghiên cứu

John Marsh (2007), “New bamboo industries and pro-poor impact: learning from China”: Bài viết này gợi ý rằng các cơ hội phát triển ngành trong một thị trường tự do hóa phụ thuộc vào ba yếu tố quan trọng: 1) Triển vọng, phân khúc và quy mô nhu cầu, 2) Khả năng cạnh tranh của phía sản xuất địa phương để giành và duy trì thị phần, và 3) Bản chất và sự phân bổ của kết quả tác động đối với người nghèo chủ yếu thông qua nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp và lao động. Tóm lại, từ những nghiên cứu trước đó, đi từ tổng quát đến chi tiết, có thể thấy rằng thấy rằng, khi một doanh nghiệp xuất khẩu một mặt hàng sang một thị trường cụ thể trong bối cảnh thực thi Hiệp định tự do sẽ đối mặt với những cơ hội tương đối giống nhau.

Mục tiêu nghiên cứu

Phương pháp này trước hết là thu thập nhiều dữ liệu liên quan đến xuất khẩu sản phẩm tre công nghiệp như ván ép tre, ván sàn tre, tấm lót đường, các số liệu thống kê từ các nguồn thông tin chính thống, những thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề nghiên cứu này hay các kết quả nghiên cứu đã được công bố trước đó. Việc thu thập dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho người nghiên cứu cũng như thực hiện phương pháp hiệu quả giúp cho bài viết nghiên cứu có tính khoa học cao, thêm vào đó, dữ liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu khoa học giúp cho bài viết mang tính hệ thống cao khi các dữ liệu sơ cấp cũng như thứ cấp thực hiện bài bản.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG

Cơ sở luận về xuất khẩu 1 Khái niệm về xuất khẩu

Các quốc gia xuất khẩu mạnh có thể có ảnh hưởng lớn trong việc định hình các quy tắc thương mại, hình thành các liên minh kinh tế và tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế. - Xuất khẩu tăng cường sự hợp tác giữa các nước, góp phần phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời cũng là cầu nối quan trọng hướng đến toàn cầu hoá, tạo thị trường chung và thống nhất trong thương mại.

Mô hình phân tích cơ hội và thách thức xuất khẩu của doanh nghiệp trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do

Với động lực chi phí, không chỉ các nước đang phát triển mà cả các nước phát triển cũng được hưởng lợi khỏi quá trình toàn cầu hóa khi các doanh nghiệp hiện có thể tiếp cận nguồn cung ứng một cách hiệu quả và việc thay đổi công nghệ hiện nay nhanh hơn bao giờ hết. Tổ chức có thể sử dụng những điểm mạnh, như kỹ thuật tiên tiến, quy trình sản xuất chất lượng cao, hoặc nguồn lực đội ngũ nhân viên tài năng, để phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Trên cơ sở đánh giá sự phù hợp, mô hình TOWS được xem là mô hình tối ưu hơn trong việc xem xét các yếu tố nội bộ và ngoại vi đồng thời đề xuất các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp nhằm tối ưu mối quan hệ của cả 4 yếu tố: Thời cơ, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu.

Hình 2.1: Mô hình bốn yếu tố
Hình 2.1: Mô hình bốn yếu tố

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TRE CÔNG NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY

Thực trạng xuất khẩu sản phẩm tre công nghiệp của CTCP BWG Mai Châu

Bên cạnh việc nhập khẩu nội khối, việc nâng cấp tiêu dùng nội địa và cải thiện khả năng bố trí sản xuất của chuỗi cung ứng xuyên quốc gia của các công ty xây dựng và sản xuất nội thất, quy mô nhập khẩu tre công nghiệp của Châu Âu từ các nước như Trung Quốc và Đông Nam Á vẫn tiếp tục mở rộng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, với độ bền và chịu lực không cao như tre nhiệt đới, loài tre Moso được đánh giá không phải là giải pháp tối ưu nhất cho các sản phẩm ứng dụng trong công nghiệp để thay thế gỗ cứng hay bê tông, khiến nhiều doanh nghiệp Châu Âu bắt đầu chuyển hướng sang các nước Đông Nam Á khác như Việt Nam, Indonesia,…. Trước tiên hết là do ảnh hưởng hậu COVID-19, lạm phát và lãi suất cao khiến các nền kinh tế phát triển thắt chặt chi tiêu, thứ hai là do công ty chưa có chiến lược chủ động tiếp cận khách hàng, nên các đơn hàng đến rất nhỏ lẻ và rời rạc, chủ yếu đến từ các đối tác quen thuộc.

Bảng 3.2. Nguồn cung HS 4421 và HS 4418 tại Châu Âu
Bảng 3.2. Nguồn cung HS 4421 và HS 4418 tại Châu Âu

Cơ hội khi xuất khẩu tre công nghiệp sang thị trường Châu Âu trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA của CTCP BWG Mai Châu

Nếu tính toán về giá trị có thể thấy hiện nay mặt hàng gỗ nói chung và tre công nghiệp nói riêng mới chiếm khoảng 1% nhu cầu của thị trường EU, khi rào cản thuế được dỡ bỏ, xuất khẩu chỉ cần nâng lên 2%-3%, có nghĩa là tăng hai, ba lần giá trị hiện nay, là chúng ta đã có thêm khoảng hai, ba tỷ USD từ xuất khẩu. Trước tiên, khi tham gia vào thị trường rộng lớn như Châu Âu, công ty đang được tiếp cận với chuỗi giá trị mới trong khu vực, với lợi thế là uy tín của ngành gỗ và tre công nghiệp Việt Nam và uy tín của chính công ty, công ty hoàn toàn có thể trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị khu vực mới này. Ba yếu tố gồm: Thuế suất giảm xuống còn 0% cho hầu hết tất cả các mặt hàng tre có nguồn gốc từ Việt Nam, tận dụng triệt để quá trình chuyển giao công nghệ từ đối tác và nắm bắt được sự phức tạp của ngành tre công nghiệp Trung Quốc cũng như những ưu thế từ chính sản phẩm của công ty trong thời điểm hiện tại.

Thách thức khi xuất khẩu tre công nghiệp sang thị trường Châu Âu trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA của CTCP BWG Mai Châu

Sửa đổi, điều chỉnh các TBT, SPS đang có hiệu lực theo hướng tăng dần về mức độ yêu cầu “xanh, bền vững” ví dụ như các điều chỉnh liên quan tới các định mức tối đa, tối thiểu một số loại hoá chất, dư lượng kháng sinh trong hàng hoá, mở rộng các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm/ hạn chế sử dụng,…. Theo đó, hàng hoá của BWG sẽ phải trải qua nhiều khâu kiểm tra hơn với những quy định khắt khe hơn do bên phía Châu Âu đã ban hành những tiêu chuẩn cụ thể đối với hàng tre công nghiệp, do vậy công ty sẽ phải đáp ứng được đầy đủ những tiêu chuẩn trên nếu muốn tăng cường xuất khẩu sang thị trường này. So với tre luồng của Việt Nam, tre thân thảo (tre Moso) của Trung Quốc có lợi thế hơn rất nhiều về mặt thẩm mỹ và giá thành sản xuất, tuy nhiên về mặt độ bền và phù hợp dùng trong các ngành công nghiệp (Ví dụ ván sàn, ngoại thất, tấm lót đường, pallet) thì tre luồng Việt Nam được đánh giá là vượt trội hơn hẳn.

Bảng 3.5. So sánh cạnh tranh về mặt sản phẩm giữa CTCP BWG Mai Châu và các  đối thủ Trung Quốc
Bảng 3.5. So sánh cạnh tranh về mặt sản phẩm giữa CTCP BWG Mai Châu và các đối thủ Trung Quốc

Đánh giá điểm mạnh và hạn chế của công ty khi xuất khẩu sản phẩm tre công nghiệp sang Châu Âu trong giai đoạn từ năm 2021 – 2023

Công ty đã khẳng định được vị thế là một người dẫn đầu thị trường, thể hiện sự chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về ngành công nghiệp này với nhà máy sản xuất tre công nghiệp có quy mô lớn nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á với công suất tối đa đạt 120,000 m3/năm và vùng nguyên liệu tại huyện Mai Châu, Hoà Bình có diện tích lên tới 16,000ha đã được cấp chứng chỉ FSC. Các sản phẩm của Nhà máy luôn được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các tập đoàn lớn trên thế giới như IKEA (Thuỵ Điển), Crocodile Products (Canada), TOKAI (Nhật Bản), LOWES (Mỹ), CARREFOUR (Pháp), Daiwoo (Hàn Quốc)..Sản phẩm của Nhà máy đã được xuất khẩu đi khắp thế giới tới các thị trường khó tính như Châu Âu, Bắc. Ngoài ra, gắn sản xuất kinh doanh với mô hình doanh nghiệp xã hội, hình ảnh của BWG không chỉ dừng lại ở các sản phẩm thân thiện với môi trường, mà còn đồng hành với phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho bà con vùng cao, đồng thờichú trọng đến việc bảo tồn và phát triển văn hoá bản sắc của các dân tộc nơi các nhà máy hoạt động.

TRIỂN VỌNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ ĐIỂM MẠNH KHI XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TRE CÔNG

    Thứ hai, tập trung sản xuất chuyên môn hóa các sản phẩm phôi tre với kích thước tiêu chuẩn cung cấp trong và ngoài nước, đồng thời đầu tư sản xuất lớn dòng sản phẩm ép khối (ván sàn, tấm lót đường, lót sàn xe tải..) do các sản phẩm này nhờ công nghệ ép cán dập nên có thể tận dụng tối đa nguyên liệu đầu vào nhờ đó tối đa hiệu quả sản xuất. Là nhà máy hiện đại hàng đầu Việt Nam có khả năng sản xuất cả các dòng tre ép thanh và ép khối, đồng thời ưu thế về vùng nguyên liệu rộng hơn 10.000 ha đã có chứng chỉ FSC, cơ hội của BWG là vô cùng lớn trước những cơ hội thị trường, đón đầu là xu hướng chuyển từ các sản phẩm gỗ truyền thống sang các nguồn nguyên liệu tái tạo và bền vững. Nhận thấy những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của công ty khi xuất khẩu sản phẩm tre công nghiệp sang thị trường này trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA, bài luận mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức, đồng thời đưa ra một số kiến nghị cho Nhà nước và CTCP BWG Mai Châu nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm tre công nghiệp của công ty sang thị trường Châu Âu đạt hiệu quả cao nhất.