MỤC LỤC
Trong những năm qua, quán triệt và thực hiện Nghị quyết 86, 93,94 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), việc đổi mới quá trình giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực quân sự ở các trường đại học quân sự đã được tiến hành đồng bộ, toàn diện trong đó có việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách phát triển giáo dục đại học quân sự. Trờn thực tế, nhiều trường chưa cú ý niệm rừ ràng về công tác bảo đảm chất lượng và thậm chí còn hiểu khác nhau giữa các khái niệm như: đánh giá chất lượng giáo dục đại học quân sự, kiểm định chất lượng giáo dục đại học quân sự và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học quân sự. Sự bất cập của chính sách chất lượng giáo dục đại học quân sự dẫn đến tình trạng: chất lượng một bộ phân học viên vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp xây dựng quân đội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chưa hòa nhập với chuẩn chung của Việt Nam và quốc tế.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chưa theo kịp nhu cầu, đòi hỏi của công cuộc đổi mới để giáo dục đại học quân sự phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội nhiều các kịch bản chính sách phát triển giáo dục đại học quân sự dài hạn, đặc biêt trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các cơ quan quản lý, điều hành hoạt động giáo dục trong các trường đại học quân sự của Bộ Quốc phòng chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tác dụng của giáo dục đại học, chưa kịp thời đề ra các chủ trương và giải pháp có hiệu quả để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ở đại học quân sự phát triển. Số lượng cán bộ làm chính sách thiếu về số lượng, cơ cấu; nhất là về chất lượng và hiệu quả công tác chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình đổi mới giáo dục đại học quân sự trong giai đoạn mới.
Việc thực hiện và theo dừi việc thực hiện chính sách, điều chỉnh và bổ sung chính sách, đề ra chính sách hay giải pháp mới theo sự xuất hiện các yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách và đánh giá kết quả chính sách giáo dục đại học quân sự cũng có nhiều hạn chế. Trước hết cần tập trung đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao nhận thức cho các lực lượng sư phạm, lực lượng quản lý giáo dục ở đại học quân sự về vai trò, tầm quan trọng, yêu cầu, nội dung và quy trình tiến hành xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển giáo dục ở đại học quân sự. Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển giáo dục đại học quân sự trong nền kinh tế thị trường của các nước và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi trong nước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển giáo dục đại học quân sự.
Bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giáo dục đại học quân sự trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế trong giáo dục đại học nói chung và giáo dục đại học quân sự nói riêng phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam và thực tiễn hoạt động quân sự. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong thực hiện các chính sách phát triển giáo dục đại học quân sự kết hợp với đổi mới quy trình xây dựng chính sách phát triển giáo dục đại học quân sự trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đổi mới nội dung chính sách chất lượng phát triển giáo dục đại học quân sự cần tập trung mô đun hoá nội dung các chương trình môn học thành các học phần (tương tự như hệ thống tín chỉ); chia quá trình học đại học thành 2 giai đoạn (giai đoạn đại cương và giai đoạn chuyên môn hoá); đa dạng hoá các loại hình đào tạo theo thời gian và hình thức tổ chức khoá học: dài hạn, ngắn hạn, tập trung, không tập trung, chính quy, không chính quy, đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng theo chuyên môn chức danh đối với học viên quân sự và theo chuyên ngành đào tạo đối với sinh viên ngoài quân đội để giúp cho người học hoặc các sinh viên đã tốt nghiệp thích nghi với điều kiện hoạt động của các đơn vị và nhu cầu nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường.
Phát triển chương trình đào tạo vừa theo định hướng nghiên cứu, vừa theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng; nâng mặt bằng kiến thức của các chương trình đại học lên ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới; chú trọng đào tạo đồng thời cả về khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn và khoa học-công nghệ quân sự; thực hiện liên thông giữa các trình độ đào tạo trong toàn hệ thống;. Triển khai áp dụng rộng rãi trong các trường đại học và cao đẳng quân sự phương pháp giảng dạy tích cực để tăng cường tính chủ động của học viên, sinh viên và sử dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu, máy vi tính, video, multimedia để tiết kiệm thời gian của hoạt động giảng dạy trên giảng đường. Thường xuyên coi trọng nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đại; xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ đội ngũ giảng viên và cơ chế huy động, khuyến khích cán bộ khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài quân đội tham gia giảng dạy.
Thường xuyên xây dựng các chương trình hợp tác và liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước có uy tín, tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các nước một cách chọn lọc; mạnh dạn sử dụng các chương trình tiên tiến về khoa học, công nghệ của các nước phù hợp với yêu cầu trong nước, nhiệm vụ quân đội. Xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế với một lộ trình cụ thể, khoa học, thiết thực ở cả cấp hệ thống và cấp trường, trên cơ sở đó sắp xếp lại cơ cấu, chiến lược phát triển hệ thống và nhà trường để nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm hội nhập một cách hiệu quả.