MỤC LỤC
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này để xem xét các vấn đề tâm lý, xã hội và các góc độ, quy định, giá trị và chuẩn mực đặc thù nghề nghiệp của khối nghề khoa học sức khỏe nói chung và của ngành y khoa nói riêng, những yêu cầu thực tế sinh viên ngành y khoa phải trãi nghiệm để chuẩn bị tốt cho sự nghiệp của mình. Nguyên tắc tiếp cận nghề nghiệp là rất quan trọng, nguyên tắc này bao gồm việc sinh viên ngành không chỉ học kiến thức lý thuyết, mà còn phải tham gia tích cực vào các hoạt động thực hành lâm sàng.
Luận án đã đánh giá được thực trạng 5 kỹ năng thành phần trong kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến kỹ năng thực hành lâm sàng. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các trường đại học có đào tạo ngành y khoa, là cơ sở khoa học góp phần vào việc cải tiến chương trình đào tạo sinh viên ngành y khoa nói chung và đào tạo kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa nói riêng có hiệu quả hơn.
Những nghiên cứu về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa Những nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa rất đa dạng bao gồm những nghiên cứu về phương pháp giảng dạy các kỹ năng thực hành lâm sàng, về phương pháp học các kỹ năng thực hành lâm sàng và về đánh giá kỹ năng thực hành lâm sàng ở sinh viên ngành y khoa. Có thể thấy các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về kỹ năng thực hành lâm sàng cho các kết quả tương đối khác nhau, nhưng nhìn chung các kỹ năng được đề cập trong những nghiên cứu này đều là những kỹ năng rất cần thiết cho sinh viên ngành y khoa.
Nhìn chung, nghiên cứu thường tập trung vào việc đánh giá và cải thiện kỹ năng thực hành lâm sàng của người học, từ sinh viên ngành y khoa đến các chuyên gia y tế; sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau như bảng đánh giá của giảng viên, mô phỏng bệnh, quay video, hoặc phản hồi từ bệnh nhân để đảm bảo tính đa dạng và chính xác của quá trình đánh giá; chú trọng vào việc sử dụng công nghệ, chẳng hạn như mô phỏng ảo và học máy, để tạo ra môi trường học tập tương tự thực tế nhằm cải thiện kỹ năng thực hành lâm sàng. Ngoài ra, nghiên cứu có xu hướng liên kết mạnh mẽ giữa việc cải thiện kỹ năng thực hành lâm sàng và chất lượng chăm sóc bệnh nhân, nhấn mạnh vai trò quan trọng của các kỹ năng này trong phòng mạch và bệnh viện, nhấn mạnh những thách thức trong việc đào tạo kỹ năng thực hành lâm sàng, như giảng viên không đủ kinh nghiệm, thiếu tài nguyên, và cung cấp hướng phát triển để giải quyết vấn đề.
Anne Mette Moercke and Berit Eika (2002) thực hiện nghiên cứu dựa trên việc tự đánh giá năng lực lâm sàng dưới dạng một bảng câu hỏi được gửi qua thư nhằm so sánh và đối chiếu các chương trình giảng dạy đã học và một chương trình dự định về các kỹ năng thực hành lâm sàng giữa 3 trường y của Đan Mạch. Cấp độ 2 – Người mới bắt đầu (Advance beginner): hướng dẫn hành động dựa trên các thuộc tính và khía cạnh của tình huống (nhận ra các đặc điểm khái quát toàn bộ sau khi trải nghiệm), nhận thức tình huống giới hạn, tất cả các thuộc tính và các khía cạnh được xử lý riêng biệt và có tầm quan trọng như nhau.
Mỗi người bệnh có diễn biến bệnh lý khác nhau, do đó sinh viên cần tìm hiểu tốt thông tin từ người bệnh thông qua việc đặt được các câu hỏi hiệu quả và thích hợp nhất với người bệnh, hỏi thông tin cá nhân và thông tin y khoa, từ đó phân tích lượng thông tin thu được từ người bệnh để tìm ra các thông tin có giá trị chuyên môn. Dạy-học lâm sàng có vai trò quan trọng trong đào tạo khối ngành Sức khỏe vì dạy học lâm sàng giúp sinh viên áp dụng được các kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học cơ sở, y xã hội học, y học dự phòng, triệu chứng và bệnh học, đạo đức trong hành nghề y, kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn người bệnh vào việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
Ngược lại, những sự thay đổi về thể chất và tâm lý của người bệnh cũng có thể gây khó khăn hoặc cản trở hoạt động học tập lâm sàng, nhất là họ lại có quyền từ chối tham gia làm đối tượng thực hành cho sinh viên hoặc có những người bệnh đồng ý hợp tác với thầy và trò nhưng sức khỏe lại quá yếu. Đề tài tiến hành trưng cầu ý kiến chuyên gia (phụ lục 1) là các giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hành lâm sàng nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành lâm sàng về các kỹ năng thành phần trong kỹ năng thực hành lâm sàng mà sinh viên ngành y khoa cần phải học, rèn luyện và hình thành khi tham gia thực tập lâm sàng tại các cơ sở đào tạo y khoa.
Để chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo thực hành lâm sàng nói riêng của các trường đại học đào tạo y khoa đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định, đảm bảo cho người học đạt chuẩn năng lực cần thiết, nội dung, chương trình thực hành lâm sàng phải được thiết kế và thực hiện đáp ứng được mục tiêu học tập và nhu cầu của sinh viên. Môi trường học tập lâm sàng bao gồm nhiều yếu tố: nhân viên y tế tại khoa thực tập, giảng viên lâm sàng, hồ sơ bệnh án, các quy trình y khoa, bệnh nhân,… Trong đó, sự hợp tác của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, sự hướng dẫn nhiệt tình của bác sĩ, điều dưỡng tại khoa phòng bệnh là yếu tố thuận lợi giúp sinh viên có môi trường học tập lâm sàng hiệu quả hơn.
Năm việc thường quy (công việc thường quy, mọi ngày/mọi tuần/mọi khoa đều thực hiện) bao gồm:. 3) Đi buồng điểm bệnh/dạy học nhanh liên tiếp nhiều ca ngắn và giám sát điều trị/chăm sóc bên giường bệnh: tuần 2 lần, theo lịch. Ba việc theo danh mục là:. 1) Danh mục các bệnh/các chủ đề ổn định (thường chỉ gồm vài tên bệnh thường gặp, thuộc loại mục tiêu trọng điểm - Nếu không có người bệnh, phải học bằng phương pháp không bệnh nhân). 2) Danh mục các bệnh/các chủ đề linh hoạt: Thường ghi nhiều tên bệnh (trong chương trình), ít gặp người bệnh, nhưng nếu gặp thì được ưu tiên học ngay (người Mỹ gọi là breaking topics: chủ đề ưu tiên chen hàng). Các biến số (các tiểu thang đo) Loại biến 1. Kỹ năng giao tiếp với người bệnh. 1) Kỹ năng tạo môi trường giao tiếp thoải mái, tôn trọng bệnh nhân Liên tục. 2) Kỹ năng quan sát bệnh nhân Liên tục. 3) Kỹ năng đặt câu hỏi phù hợp Liên tục. 4) Kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực Liên tục. 5) Kỹ năng khai thác thông tin trong khai thác tiền sử, bệnh sử Liên tục. 6) Kỹ năng tóm tắt, tổng hợp thông tin Liên tục.
Nhóm các yếu tố nhân khẩu học gồm giới tính, học lực và năm học. Các biến số trong mô hình nghiên cứu về thực trạng kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa khu vực ĐBSCL được mô tả cụ thể ở bảng 3.2.
Thu thập, lựa chọn các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến kỹ năng thực hành lâm sàng nói chung, và của sinh viên ngành y khoa nói riêng; phân tích, tổng hợp và đánh giá tổng quát các nghiên cứu về vấn đề này, từ đó xây dựng cơ sở lý luận, thiết kế công cụ nghiên cứu và lấy tư liệu sử dụng trong quá trình phân tích, lý giải, đánh giá kết quả thu được từ thực tiễn cũng như xây dựng các biện pháp nâng cao kỹ năng thực hành lâm sàng cho sinh viên ngành y khoa khu vực ĐBSCL. Được chuẩn bị trước thành các mảng vấn đề như: thông tin về gia đình, bản thân; những biểu hiện của kỹ năng thành phần trong kỹ năng thực hành lâm sàng (kỹ năng giao tiếp với người bệnh, kỹ năng thăm khám lâm sàng, kỹ năng đánh giá. chẩn đoán, kỹ năng thực hiện các thủ thuật y khoa thông thường, kỹ năng làm bệnh án) của sinh viên ngành y khoa và những yếu tố ảnh hưởng đến các kỹ năng thành phần trong kỹ năng thực hành lâm sàng của các em.
Riêng kỹ năng chọc dò tủy sống thì chúng em không được thực hiện, chỉ được quan sát nếu có ca bệnh cần thực hiện kỹ thuật này” (PVS. Tóm lại, sinh viên ngành y khoa tham gia khảo sát nhận thấy rằng, các em có kỹ năng thực hiện đúng, đủ quy trình thủ thuật tốt hơn kỹ năng thực hiện chính xác kỹ thuật làm thủ thuật. Sinh viên ngành y khoa tự đánh giá mình có thể thực hiện đúng, đủ quy trình thủ thuật một các thành thạo và tự tin. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo giới tính và học lực, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa theo năm học về kỹ năng thực hiện các thủ thuật y khoa thông thường. Điều này có nghĩa là nam nữ sinh viên ngành y khoa hay sinh viên ngành y khoa có học lựa, giỏi, khá, trung bình đều có kỹ năng thực hiện các thủ thuật y khoa thông thường ở mức độ như nhau; sinh viên ngành y khoa năm trên có kỹ năng này hơn sinh viên ngành y khoa các năm dưới. Kỹ năng làm bệnh án của sinh viên ngành y khoa a. Đánh giá chung về kỹ năng làm bệnh án. Kỹ năng làm bệnh án đối với sinh viên ngành y khoa thật sự quan trọng, mỗi khi tiếp cận người bệnh, để quản lý thông tin người bệnh đầy đủ và chính xác, các em sinh viên đều cần phải hoàn thành bệnh án. Thông tin ghi vào bệnh án phải chính xác, có giá trị chuyên môn để hướng đến chẩn đoán sơ bộ lâm sàng. Trong nghiên cứu này, kỹ năng làm bệnh án của sinh viên ngành y khoa tại các trường đại. TT Các kỹ năng thành phần ĐTB ĐLC Mức độ. 1 Kỹ năng thể hiện sự trung thực trong ghi. 3 Kỹ năng đề xuất xét nghiệm cận lâm sàng. Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài. tin trong thực hành kỹ năng. Ba kỹ năng còn lại đều ở mức khá là mức thực hiện độc lập theo đúng quy trình thực hành kỹ năng. Đánh giá chung về kỹ năng làm bệnh án theo các biến số. Dựa trên các lát cắt về giới tính, năm học và học lực của sinh viên ngành y khoa, bằng phép kiểm định T-test và kiểm định One-Way ANOVA, nghiên cứu đã tiến hành phân tích sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên về mức độ thực hiện kỹ năng làm bệnh án. Như vậy, không phân biệt giới tính, học lực, sinh viên ngành y khoa đều có mức độ như nhau khi thực hiện kỹ năng làm bệnh án. Bảng 4.25: Thực trạng kỹ năng làm bệnh án theo các biến số. Biến số Kỹ năng làm bệnh án Kiểm nghiệm. Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài. Như vậy, càng học lên năm học cao hơn thì sinh viên càng có kỹ năng làm bệnh án tốt hơn. Những biểu hiện cụ thể của các kỹ năng thành phần trong nhóm kỹ năng làm bệnh án. 1) Kỹ năng thể hiện sự trung thực trong ghi chép bệnh án. Khai thác các thói quen (hút. Khai thác tiền sử dị ứng. Khai thác các bệnh lý có liên. quan của các thành viên gia đình bệnh nhân. Khai thác các bệnh lý có. Khai thác về dịch bệnh cấp. tính, mới phát sinh nơi bệnh nhân sinh sống. Khai thác địa điểm và thời. 2) Thực trạng kỹ năng khám thực thể của sinh viên ngành y khoa. Biểu hiện của kỹ năng. ĐTB ĐLC Mức độ Kém Yếu Trung. Mô tả trong bệnh án quá. Mô tả trong bệnh án quá. trình khám các bộ phận theo đúng trình tự. Ghi chép trong bệnh án quá. trình khám các bộ phận một cách ngắn gọn nhất có thể. Chỉ ghi chép một số thông. tin cho là quan trọng trong quá trình hỏi bệnh và khám bệnh. Mô tả thông tin về bệnh. Liệt kê và mô tả các hội chứng, triệu chứng cơ năng, thực thể dương tính chính có giá trị chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Liệt kê các hội chứng, triệu. chứng cơ năng, thực thể âm tính có giá trị đề chẩn đoán xác định và phân biệt. Sắp xếp các hội chứng, triệu. chứng theo trình tự logic để giúp chẩn đoán sơ bộ. Ghi chép triệu chứng, hội. chứng ngắn ngọn theo ý hiểu của bác sỹ. Chẩn đoán sơ bộ lâm sàng. phù hợp bệnh canh dựa vào các triệu chứng lâm sàng chính. Đề xuất các chẩn đoán. phân biệt phù hợp với bệnh cảnh của bệnh nhân. Độ chênh lệch của các biểu hiện trong nhóm kỹ năng này không lớn. “Hầu hết các bài thăm khám thực thể như bài tổng quát, khám tim, khám phổi, khám lồng ngực, khám mạch máu, khám tiết niệu, gan, thận.. thì tỷ lệ sinh viên năm thứ tư, thứ năm có thể đạt mức khá cao hơn, các em vẫn chưa đạt được mức tốt. Khoảng 30-40% sinh viên Y6 có thể khám thực thể một cách toàn diện mà không bỏ sót triệu chứng nào với điều kiện là phải có người giám sát”. 3) Thực trạng kỹ năng đề xuất xét nghiệm cận lâm sàng và tóm tắt bệnh án, biện luận và chẩn đoán.
Điều trị theo đúng phác đồ thì hầu như sinh viên làm đúng, tức là có thể đạt mức khá, khoảng 10-20% sinh viên có khả năng độc lập kê toa.” (PVS. “Về hướng dẫn điều trị theo phác đồ thì sinh viên có thể ở mức tốt, nghĩa là tự mình đưa ra hướng điều trị và kê toa thuốc. Tuy nhiên, với những bệnh lý phức tạp thì sinh viên vẫn chưa có khả năng độc lập kê toa cũng như đưa ra phương pháp phù hợp nhất cho bệnh nhân nên tôi đánh giá ở mức khá”. “Về tiên lượng thì đa phần sinh viên đánh giá được ở mức độ chính xác khoảng 80- 90%, nhưng đối với tiên lượng xa thường sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm nên đánh giá đúng khoảng 60-70%. Tuy nhiên, đối với các bệnh lý có thang điểm tiên lượng thì sinh viên có thể đánh giá chính xác được 100%”. cán bộ quản lý). Tóm lại, phần lớn sinh viên ngành y khoa tại các trường đại học khu vực ĐBSCL cho rằng, họ có thể thực hiện kỹ năng thực hành lâm sàng một cách độc lập đúng theo quy trình. Trong 5 nhóm kỹ năng thực hành lâm sàng, sinh viên ngành y khoa tự đánh giá mình thành thạo nhất ở kỹ năng giao tiếp với người bệnh và ít thành thạo nhất ở kỹ năng thực hiện các thủ thuật y khoa thông thường. Sinh viên ngành y khoa năm trên tự đánh giá bản thân mình thực hiện các kỹ năng thực hành lâm sàng tốt hơn sinh viên ngành y khoa năm dưới. Nữ sinh viên ngành y khoa tự. đánh giá mình có kỹ năng giao tiếp với người bệnh và kỹ năng “thực hiện chính xác kỹ thuật làm thủ thuật tốt hơn nam sinh viên ngành y khoa. Ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến các kỹ năng thành phần trong kỹ năng thực. làm bệnh án) trong kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa tại các trường đại học khu vực ĐBSCL. − Nội dung đào tạo thực hành lâm sàng của nhà trường là yếu tố khách quan duy nhất ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê theo chiều thuận đến kỹ năng giao tiếp với người bệnh, kỹ năng thăm khám lâm sàng, kỹ năng đánh giá, chẩn đoán và kỹ năng làm bệnh án, nhưng không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến kỹ năng thực hiện các thủ thuật y khoa thông thường của sinh viên ngành y khoa khu vực ĐBSCL.
Từng mô hình về các đặc điểm nhân khẩu học, về các yếu tố chủ quan, hay về các yếu tố khách quan đều ảnh hưởng đến 5 kỹ năng thành phần trong kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa tại các trường đại học khu vực ĐBSCL và khi kết hợp các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê thành mô hình tổng hợp các yếu tố thì mức độ dự báo của chúng đều tăng lên. Những biến thiên của mức dự báo khi thay đổi các biến độc lập trong phép phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy rằng, để nâng cao kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y khoa cần chú ý đến các biện pháp tăng cường tính tích cực trong quan hệ của sinh viên y khoa với các bạn đồng học và tính phù hợp, hiệu quả trong nội dung đào tạo thực hành lâm sàng của nhà trường.
Giảng viên cần liên tục đổi mới cập nhật kiến thức y khoa, cập nhật các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng sinh viên, có phương pháp lượng giá phù hợp để có thể đánh giá được sinh viên trong suốt quá trình học tập của sinh viên bao gồm là lượng giá kiến thức và lượng giá kỹ năng thực hành lâm sàng; liên tục cập nhật, nâng cao kiến thức và bồi dưỡng những hoạt động về chuyên môn, tăng cường gắn kết các mối quan hệ với đồng nghiệp tại cơ sở thực hành, tạo môi trường học tập thực hành lâm sàng tốt nhất cho sinh viên y khoa. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành y, để nội dung chương trình thực hành lâm sàng có kết quả nhằm đào tạo một thế hệ bác sỹ tương lai vừa hồng, vừa chuyên cần phải có được điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở thực hành đủ chuẩn đáp ứng yêu cầu dạy – học thực hành lâm sàng.
Dùng câu hỏi mở hỏi về xử lý của bệnh nhân trước khi đến khám, các loại thuốc đã uống, tình trạng hiện nay. Hỏi bệnh nhân về các yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng nơi người bệnh sống 9.