MỤC LỤC
Các nhãn hiệu ôtô trên thị trường Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, đến từ nhiều hãng lớn trên thế giới đã góp mặt tại thị trường Việt Nam như: Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Ford, Nissan… Tuy nhiên, hiện nay do lượng xe nhập khẩu về nhiều khiến cho doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước gặp nhiều khó khăn. Về hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tuy đạt được những kết quả nhất định song vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới chỉ ở mức độ lắp ráp đơn giản; chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp và sản xuất phụ tùng, linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Nếu múc dầu trong cacte bố trí cách xa thìa múc thì hệ thống bôi trơn có dùng thêm bơm dầu đơn giản để bơm dầu lên máng dầu phụ (6), sau đó dầu nhờn mới được hắt tung lên. Cứ mỗi vòng quay của trục khuỷu thìa múc dầu hắt lên một lần. Các hạt dầu vung té ra bên trong khoảng không gian của các te sẽ rơi tự do xuống các mặt ma sát của ổ trục. Để đảm bảo cho các ổ trục không bị thiếu dầu, trên các vách ngăn bên trên ổ trục thường có các gân hứng dầu khi dầu tung lên. - Ưu điểm: Kết cấu của hệ thống rất đơn giản, dễ bố trí. - Nhược điểm: Phương án bôi trơn này rất lạc hậu, không đảm bảo lưu lượng dầu bôi trơn của ổ trục, tuổi thọ dầu giảm nhanh, cường độ dầu bôi trơn không ổn định nên ít dùng, phương án này chỉ còn tồn tại trong những động cơ kiểu cũ, công suất nhỏ và tốc độ thấp: T62, W1105…. Hệ thống bôi trơn bằng phương pháp cưỡng bức. Hầu hết các động cơ đốt trong ngày nay đều sử dụng phương pháp bôi trơn cưỡng bức. Dầu nhờn trong hệ thống bôi trơn được bơm dầu đẩy đến các bề mặt ma sát dưới một áp suất nhất định do đó có thể hoàn toàn có thể đảm bảo yêu cầu bôi trơn, làm mát và tẩy rửa mặt ma sát của ổ trục và một số chi tiết cần bôi trơn. Tùy theo vị trí chứa dầu nhờn, hệ thống bôi trơn chia thành 2 loại:. - Hệ thống bôi trơn các te ướt: dầu bôi trơn chứa trong các te. - Hệ thống bôi trơn các te khô: dầu chứa trong thùng ngoài các te. a) Hệ thống bôi trơn các te ướt. Dòng điện chạy qua đồng hồ áp suất dầu trong một thời gian dài cho đến khi tiếp điểm của cảm biến áp suất mở nhiệt độ lưỡng kim phía đồng hồ làm tăng độ cong của nó khiến kim đồng hồ lệch nhiều như vậy độ cong của phần tử lưỡng kim trong đồng hồ tỉ lệ với độ cong phần tử lưỡng kim trong cảm biến áp suất dầu.
Toàn bộ lượng dầu được bơm lên đều đi qua bộ lọc dầu, ở đây các mạt kim loại và muội than được lọc ra. Dầu đi qua van một chiều, vào phần chung quanh của các phần tử lọc, ở đây dầu được lọc, sau đó dầu vào phần trung tâm của phần tử lọc và chảy ra ngoài. Van một chiều lắp ở cửa của bầu lọc để ngăn không cho các chất bẩn tích tụ ở phần ngoại vi của phần tử lọc quay trở về động cơ, khi động cơ dừng lại. Nếu phần tử lọc bị cáu két, chênh lệch áp suất giữa phần bên ngoài và phần bên trong sẽ tăng lên. Khi mức chênh lệch đạt đến mức định trước, van an toàn sẽ mở, và như thế dầu sẽ không đi qua phần tử lọc mà đi tới các bộ phận bôi trơn. Điều này cho phép tránh được hiện tượng thiếu bôi trơn khi phần tử lọc bị bẩn. Tuy nhiên, các phần tử lọc cần được thay thế theo định kỳ để tránh bôi trơn bằng dầu bẩn. - Theo môi chất làm mát có : Bằng nước và bằng không khí. - Theo mức độ tăng cường làm mát : Làm mát tự nhiên và làm mát cưỡng bức. - Theo đặc điểm của vòng tuần hoàn : Vòng tuần hoàn kín, vòng tuần hoàn hở và hai vòng tuần hoàn. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của các hệ thống làm mát trên ô tô. Hệ thống làm mát bằng không khí. Khi động cơ làm việc một phần nhiệt truyền từ thân máy ra cánh tản nhiệt, khi xe chạy gió được hướng thổi qua các cánh tản nhiệt làm mát động cơ. Hệ thống làm mát bằng không khí chỉ làm mát được những động cơ xăng nhỏ như xe máy, máy cưa, máy cắt cỏ…. Hệ thống làm mát bằng nước. a) Làm mát bằng nước kiểu bốc hơi. Khi động cơ làm việc, nhiệt sinh ra sẽ truyền ra thân máy. Trong thân máy có áo nước làm mát và thông với bình bốc hơi 6, nước nóng bốc hơi bay đi. Do đó ta phải thường xuyên kiểm tra và bổ xung thêm nước. Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi có nhiều hạn chế, hiện được sử dụng trên một số máy nổ, máy nông nghiệp…. b) Làm mát bằng nước đối lưu. Khi động cơ làm việc, nhiệt sinh ra truyền vào thân máy làm nước làm mát nóng sôi, nước nóng nổi lên phía trên và theo đường ra két nước số 6. Nước được làm mát bởi quạt gió số 8, sau đó đi xuống phía dưới và trở vào phần dưới của thân máy, và làm mát thân máy. Nước sau khi làm mát nóng lên nổi lên trên và đi vào két nước được quạt gió làm mát và trở về phía dưới của thân máy…. c) Làm mát bằng nước cưỡng bức tuần hoàn. Hệ thống quạt điện nhạy cảm với nhiệt độ của nước làm mát, và nó chỉ cung cấp một lưu lượng không khí thích hợp khi nhiệt độ lên cao ở nhiệt độ bình thường, quạt ngừng quay để động cơ ấm lên và giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm tiếng ồn.
Tháo dây cáp của bình ăcquy (chú ý tháo dây âm ra). Tháo nắp che động cơ số 1. Tháo 2 đai ốc và nắp. Tháo tấm che phía dưới bên trái và phải, tháo tấm lót tai bên phải của động cơ. Xả dầu động cơ Tháo nắp lỗ đổ dầu. Tháo nút xả dầu và xả dầu vào khay chứa. Tháo cụm ống xả phía trước. Tháo thanh bắt chân máy. Tháo thanh điều khiển chuyển động động cơ. +Tháo bu lông và tháo cáp nối mát. +Tháo 3 bu lông và tháo thanh điều khiển dịch chuyển động cơ. Tháo giá giá bắt chân máy. +Tháo 3 bulông và giá bắt chân máy bên phải số 2. + Các chi tiết đặt lần lượt và vệ sinh cẩn thận. Dùng SST và đầu khẩu 19 mm, nới lỏng bộ căng xích theo chiều cùng chiều kim đồng hồ, sau đó tháo dây đai V. + Hãy nối SST và các dụng cụ sao cho chúng tạo thành đường thẳng trong khi thao tác. + Khi nhả bộ căng đai, hãy vặn nó cùng chiều kim đồng hồ một cách chậm rãi trong 3 giây trở lên. Không tác dụng lực quá nhanh. lực hồi của bộ căng đai, thì không được tác dụng lực lớn hơn mức cần thiết. Tháo cụm máy phá + Ngắt giắc nối của máy phát. + Tháo đai ốc và ngắt dây điện ra khỏi cực B. + Tháo bu lông và giá bắt kẹp dây điện. + Tháo kẹp dây điện. Tháo nắp đậy nắp quy lát. Lắp các móc treo động cơ. + Lắp móc treo động cơ số 1 và số 2 bằng các bu lông như trong hình vẽ. Mã số chi tiết:. + Treo động cơ bằng palăng treo động cơ vào các móc treo động cơ. + Lồng lưỡi của SST giữa hộp trục khuỷu và cácte dầu. Cắt keo làm kín và tháo cácte dầu. Cẩn thận không được làm hỏng các bề mặt tiếp xúc của hộp trục khuỷu, nắp xích cam và cácte dầu. Tháo phớt dầu nắp xích cam. Dùng tô vít và một búa, đóng phớt chắn dầu ra. Quấn băng dính lên đầu tô vít trước khi dùng. Tháo bộ căng xích, đĩa răng bị động bơm dầu và xích. Tháo cụm bơm dầu + Tháo 3 bulông, bơm dầu và gioăng. b) Tháo rời các chi tiết. - Bôi dầu động cơ lên van và kiểm tra rằng van rơi vào lỗ van bằng chính trọng lượng của nó một cách dễ dàng.
Tháo nắp bộ lọc gió + Ngắt giắc nối của cảm biến lưu lượng khí nạp (1). + Ngắt ống thông hơi số 2 ra khỏi đường ống. của bộ lọc gió. Tháo phần tử lọc của bộ lọc gió ra khỏi vỏ bộ lọc gió. Tháo đường ống vào của bộ lọc gió. + Tháo 2 bu lông, kẹp ống và đường ống vào của bộ lọc gió. Tháo cụm ba đờ xốc. + Hãy dán băng dính bảo vệ quanh cụm ba đờ xốc trước. Dùng các quy trình cho bên phải giống như quy trình cho bên trái. + Nhả khớp 2 vấu và ngắt cụm ba đờ xốc trước như trong hình vẽ. Dùng các quy trình cho bên phải giống như quy trình cho bên trái. + Ngắt các giắc nối và sau đó tháo cụm ba đờ xốc trước. Tháo bộ hấp thụ năng lượng ba đờ xốc trước + Nhả khớp 2 dẫn hướng và tháo bộ hấp thụ năng lượng ba đờ xốc trước ra khỏi thanh tăng cứng ba đờ xốc trước. + Các chi tiết đặt lần lượt và vệ sinh cẩn thận. Tách ống bình chứa nước làm mát. + Tách ống bình chứa nước làm mát ra khỏi cụm két nước. Tháo đường ống vào của két nước. + Tháo đường ống dẫn nước vào của két nước ra khỏi cụm két nước. Tháo đường ống dẫn nước ra của két nước + Tháo đường ống dẫn nước ra của két nước ra khỏi cụm két nước. Tháo cụm khoá nắp capô. + Ngắt cáp điều khiển khoá nắp capô. Tháo cụm khoá nắp capô. Tháo giá đỡ phía trên két nước. + Ngắt các giắc nối của còi. + Tháo 5 bulông và tấm đỡ phía trên của két nước. Tháo cụm két nước + Tháo 3 kẹp và ngắt 2 giắc nối ra khỏi cụm quạt cùng với môtơ. + Tháo 4 bu lông và tách cụm giàn nóng ra khỏi két nước. + Tháo cụm két nước ra khỏi xe. Tháo cụm quạt và môtơ. + Nhả 3 phanh hãm và nhấc quạt cùng với môtơ ra khỏi két nước. Tháo vòng đệm của giá đỡ két nước. + Tháo 2 vòng đệm của giá đỡ két nước ra khỏi cụm két nước. Tháo giá đỡ bên dưới của két nước. + Tháo 2 giá đỡ phía dưới của két nước ra khỏi cụm két nước. Tháo puli bơm nước + Dùng SST, tháo 4 bu lông và puli bơm nước. Tháo cụm bơm nước + Ngắt giắc nối của cảm biến vị trí trục khuỷu. + Tháo dây điện của cảm biến vị trí trục khuỷu ra khỏi giá bắt kẹp. + Dùng một tô vít, nạy vào giữa bơm nước và thân máy, và sau đó tháo bơm nước. + Quấn băng dính lên đầu tô vít trước khi dùng. + Hãy cẩn thận không được làm hỏng các bề mặt tiếp xúc của bơm nước và thân máy. b) Tháo rời các chi tiết - Tháo bơm nước. Khi động cơ bắt đầu ấm lên, khi đang ở chế độ chạy không tải, ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến điều khiển đóng rơle tốc độ thấp, các quạt quay ở tốc độ thấp còn khi có tải hoặc khi động cơ nóng lên quá mức, ECU điều khiển ngắt rơle tốc độ thấp và đóng rơle tốc độ cao, quạt quay ở tốc độ hai, tốc độ tăng và tiếng ồn tăng lên.