MỤC LỤC
Phương pháp thu thập số liệu A Đặc điểm chung của trẻ đẻ non dưới 32 tuần. 6 Cách đẻ Đẻ thường / đẻ mổ Phân loại Hồi cứu BA B Đặc điểm chung của mẹ các trẻ đẻ non dưới 32 tuần. Là phương pháp hiệu quả nhất để hạn chế bệnh màng trong ở trẻ đẻ non.
Bơm surfactant vào phổi điều trị bệnh màng trong khi trẻ cần hỗ trợ thông khí áp lực dương với nhu cầu oxy ≥ 30% hoặc cần đặt ống NKQ thở máy. Chỉ định điều trị chiếu đèn dựa vào chỉ số billirubin toàn phần đối chiếu theo ngày tuổi và tuổi thai ( Biliapp theo. NICE Guidance). Các nguyên nhân liên quan đến biến chứng hô hấp, ngạt, xuất huyết phổi, nhiễm khuẩn, viêm ruột hoại tử/ thủng ruột, xuất huyết não.
Đánh giá sự khác biệt khi so sánh các nhóm tuổi thông qua các test kiểm định Chi bình phương và Fisher – Exact bằng phần mềm STATA 15. Hồi quy đa biến được sử dung để xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh tật và nguyên nhân gây tử vong ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần. Thuật toán stepwise được sử dụng nhằm loại bỏ những biến ít có ý nghĩa thống kê, trong đó phân tích các biến độc lập với giá trị p < 0,2 được bổ sung từng biến một vào phương trình hồi quy.
Các chỉ tiêu nghiên cứu về đặc điểm chung về nhóm trẻ, về bà mẹ, về nước ối, tình trạng thai trước đẻ, tỉ lệ các bệnh tật và biến chứng gặp ở trẻ, các can thiệp tại phòng sinh, hỗ trợ hô hấp tại khoa sơ sinh, tỉ lệ tử vong, các nguyên nhân gây tử vong, các yếu tố liên quan đến một số bệnh của trẻ (bệnh màng trong có điều trị surfactant, nhiễm khuẩn sơ sinh. sớm, bệnh phổi mạn tớnh, bệnh vừng mạc ở trẻ đẻ non) và cỏc yếu tố liờn quan đến tử vong của 3 nhóm trẻ trên. Chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu này sau khi được thông qua của trường Đại học Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội, và Hội đồng y đức Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội theo quyết định số 1476QĐ/BVPS – TTĐT CĐT ngày 25/08/2022. Kết quả nghiên cứu được đảm bảo bảo mật, không có tên của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Việc mất cân bằng giới tính khi sinh do sự yêu thích có con trai của các gia đình, đặc biệt tại khu vực nông thôn có thể chưa gây ra các tác động tức thì lên các vấn đề Y tế, nhưng có thể sẽ gây ra những hệ lụy lâu dài về mặt xã hội. Tỉ số giới trong nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn tình hình chung, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tiến hành trong khuôn khổ bệnh viện trong thời gian hạn chế, nên không mang tính đại diện cho cộng đồng. Đây là độ tuổi cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và giáo dục sức khỏe cho các thai phụ để có thể làm mẹ an toàn và khỏe mạnh, đồng thời có thể tiếp cận y tế để nhọ̃n chăm súc và theo dừi chu đỏo nhất, hạn chế liờn quan đẻ non.
Bản thân những người phụ nữ khó có con và cần sử dụng đến các biện pháp hỗ trợ sinh sản, đã có một số vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản như nội tiết không ổn định, làm tăng liên quan dẫn đến sảy thai và đẻ non cao hơn so với nhóm phụ nữ có thể thụ thai tự nhiên. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong các bệnh viện đầu ngành của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, đã có những đề án cụ thể để nâng cao tỷ lệ tiêm corticoid trước sinh cho bà mẹ có nguy cơ đẻ non, vì vậy tỉ lệ được tiêm corticoid tương đối cao, tiệm cận với một số nước có nền y học phát triển khác trên thế giới. Để lý giải cho hiện tượng này, có thể thấy, trẻ đẻ non dưới 32 tuần thường có trọng lượng thấp (>75% dưới 2,500 gam trong nghiên cứu của chúng tôi), vì vậy, các quá trình lọt, xuống, quay và sổ thường nhanh nên cuộc chuyển dạ thường diễn ra theo hình thức đẻ thường, thay vì cần phải can thiệp đẻ mổ.
Mặt khác, đẻ non vẫn gặp nhiều khó khăn bởi một số yếu tố như thai nhi chưa đủ tháng thường có kích thước đầu lớn hơn mông, và sự bình chỉnh của thai nhi đối với khung chậu của người mẹ không tốt, vì vậy làm cho ngôi, thế và kiểu thể bất thường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, khả năng có thể nuôi sống trẻ đẻ non đã mở ra các cơ hội trong chỉ định xử trí của bác sĩ, khi bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai sớm trong các trường hợp đặc biệt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi trẻ đẻ non từ 22 đến dưới 26 tuần, kết quả điều trị cú sự phõn húa rừ ràng, khi trẻ có thể tử vong trong thời gian rất sớm (dưới 3 ngày sau khi sinh) hoặc thời gian điều trị vô cùng lâu dài và tốn kém.
Phần lớn, các ca tử vong đều được nhận định là có thể tiên lượng và dự phòng được, vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh cần được thúc đẩy hơn nữa [44]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với công trình nghiên cứu của tác giả Lê Minh Trác (2012) tại bệnh viện Phụ sản Trung ương khi số lượng trẻ sơ đẻ non tháng cũng được báo cáo về tỉ lệ cao mắc bệnh vàng da tăng billirubin tự do và các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng [45], hay công bố của Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự (2012) [46]. Cần có các biện pháp để xác định tình trạng của trẻ đẻ non sớm, từ đó có thể chỉ định xử trí cấp cứu ban đầu bao gồm ổn định tình trạng bệnh nhân theo các bước ABC, xét nghiệm đường máu tại giường và làm các xét nghiệm.
Lý giải nguyên nhân cho sự khác biệt này bởi nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu vào nhóm trẻ sinh cực kỳ non tháng và rất non tháng, vì vậy tỉ lệ bệnh màng trong trong nhóm trẻ này tương đối cao. Hạ nhiệt độ lúc vào khoa sơ sinh ở trẻ đẻ non cũng là một vấn đề đáng lưu ý trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, khi tỉ lệ này cao hơn so với kết quả của tác giả Nguyễn Phương Hạnh (2020) tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn khi chỉ có 26,8% trẻ đẻ non nhập viện với tình trạng hạ thân nhiệt [50]. Duy trì nhiệt độ phù hợp trong phòng sinh và phòng mổ, kiểm tra nhiệt độ của trẻ và ủ ấm trong quá trình vận chuyển là một can thiệp đơn giản nhưng vô cùng quan trọng để hạn chế vấn đề hạ thân nhiệt lúc vào khoa của trẻ.