MỤC LỤC
Hai là, Thành phố mang tên Bác cũng chính là nơi giao thoa, hội tụ của nhiều nền văn hoá giúp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thành phố Hồ Chí Minh có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhiều nền sản xuất ở các trình độ khác nhau. Một số chính sách trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực có thể kể đến như: Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020; xây dựng Đề án Giáo dục thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2020 – 2030; triển khai Đề án Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế giai đoạn 2020 – 2035 và đại học chia sẻ,… Nhờ đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực mà thời gian qua số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ của người lao động và nhân cách cá nhân của người lao động có thể được xem là thước đo quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc cho người lao động.
Chính nhờ việc phối hợp hài hoà những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực như bổ sung kịp thời nhân sự, xây dựng những kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế và đẩy mạnh các chương trình phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh với các Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Khuyến học,… đã giúp nạn mù chữ hiện nay ở Thành phố gần như được xoá sổ hoàn toàn. Qua đó có thể nhận thấy, công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm mục đích phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển theo hướng tích cực, ngày càng gia tăng về quy mô, số lượng đào tạo năm sau thường sẽ cao hơn năm trước, các loại hình đào tạo cũng rất đa dạng. Giữ vai trò là nơi chăm sóc và điều trị sức khoẻ cho nhân dân tại địa phương và kể cả các tỉnh thành lân cận khác, hệ thống y tế của Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua đã được quan tâm đặc biệt trong việc đầu tư phát triển, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế không ngừng nâng cao về cả số lượng lẫn chất lượng, nhiều bệnh viện, trung tâm y tế đứng đầu ngành đều đang được tập trung tại đây cùng với đó là những trang thiết bị hiện đại, dịch vụ y tế phát triển đa dạng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Sức mạnh của nguồn nhân lực cả nước nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào số lượng, chất lượng nguồn nhân lực mà còn phụ thuộc tính triệt để trong việc sử dụng, khai thác nguồn lực con người đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm. Trong giai đoạn 2016 – 2020, Thành phố đã chủ trương thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm, gắn bó chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, qua đó thu hút nguồn lao động dồi dào cho nhiều ngành nghề khác nhau; khuyến khích mở các cơ sở. Thị trường lao động sau khi phục hồi từ đại dịch Covid – 19 được dự báo sẽ sôi động ở các nhóm ngành nghề như: Cảng biển và xuất nhập khẩu, ngành sữa, ngân hàng, chăm sóc sức khoẻ, công nghệ thông tin,… song yếu tố chất lượng nhân lực được các doanh nghiệp tuyển dụng ưu tiên hàng đầu, đặt ra nhiều tiêu chí hơn do doanh nghiệp đang đẩy mạnh tái cơ cấu lao động để bảo đảm năng lực sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều trường đại học trọng điểm với 54 trường đại học, học viện với hơn 500.000 sinh viên đang theo học; 17 cơ sở được kiểm định; 117 chương trình đào tạo được kiểm định bởi các tổ chức quốc tế; 163 chương trình liên kết với các trường của nhiều quốc gia hàng đầu về giáo dục và đào tạo. Trước những khó khăn đó, Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm khắc phục bằng những biện pháp phù hợp, kết hợp vận động các tổ chức liên quan để hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực qua đó cũng sẽ là nguồn động lực khuyến khích, cổ động người lao động, doanh nghiệp vững tâm gắn bó với nghề tiền đề tạo sự phát triển vững mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay. Hai là, hệ thống đào tạo, bồi dưỡng của Thành phố vẫn chưa thực sự được thay mới một cách toàn diện, cũng như chưa đồng bộ về phương pháp giảng dạy, chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống, nặng về mặt lý thuyết, chưa có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, chất lượng ở một bộ phân giáo viên cũng còn gặp nhiều hạn chế chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đặc biệt hiện nay thế giới đã và đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cách mạng công nghiệp và hệ thống hóa đất nước bởi vì đây là trung tâm kinh tế, giáo dục và khoa học công nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên, theo những thống kê của phần thực trạng nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016 - 2021 cho thấy vẫn còn tồn tại sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động, sự phân bố không đồng đều của nguồn nhân lực dẫn đến tình trạng nhiều ngành nghề vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực. Vậy nên qua nhiệm kỳ gần đây nhất, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI (10/2020) xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cần thiết khách quan trong việc xây dựng nên sự phát triển của thành phố.
Giai đoạn 2019 – 2025, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố cho biết: “Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cần nhân lực là 300.000 người/năm, ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 4 ngành công nghiệp chủ lực (Cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa; Điện tử và Công nghệ thông tin; Chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế; Hóa chất – Hóa dược và mỹ phẩm)”1. 2,3 Yến Hoa (2023), Triển khai dạy học STEM còn gặp nhiều khó khăn, Truy cập từ https://www.giaoduc.edu.vn/tphcm-trien-khai-day-hoc-stem-con-gap-nhieu-kho-khan.htm. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) cùng cộng sự thực hiện đã cho thấy bước khởi đầu còn nhiều thách thức của mô hình giáo dục trên: “Việc tổ chức dạy học các chủ đề STEM cho học sinh đa số thông qua Câu lạc bộ STEM Robotics, có sự kết hợp với các doanh nghiệp cung cấp giải pháp giáo dục hoặc trung tâm giáo dục STEM (chiếm 46,66%); các khóa học hoặc chủ đề STEM trong giờ học chính khóa với sự hướng dẫn của giáo viên còn rất hạn chế (13.44%) so với hình thức áp dụng trong giờ học ngoại khóa (40%) với sự hỗ trợ của các trung tâm giáo dục STEM”1. Để việc triển khai giáo dục STEM đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu xã hội thì tất cả các yếu tố trong mô hình giáo dục STEM cần phải được quan tâm một cách đồng bộ như: Chú trọng tính khoa học trong việc xây dựng chương trình giáo dục; đầu tư nguồn lực thực hiện và tăng cường các chính sách khuyến khích, thúc đẩy chương trình giáo dục STEM trong thực tiễn.
Tổng quan, nghiên cứu về phát triển nguồn lực con người tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016 - 2021 đã đưa ra những hiểu biết quan trọng về tình hình, chính sách và đóng góp của nguồn lực con người trong quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.