MỤC LỤC
Chính phủ đi vay khi NSNN rơi vào tình trạng thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính hoặc bội chi dự tính vào cuối năm tài chính. Khi thiếu hụt Chính phủ có thể vay của dân bằng cách phát hành trái phiếu kho bạc, vay nước ngoài nhưng hình thức này không làm thay đổi lượng tiền trung ương. Ngoài ra Chính phủ có thể vay NHTW và khi cho vay sẽ làm tang lượng tiền trung ương.
Để đảm bảo nguyên tắc phát hành tiền, khi cho vay NHTW yêu cầu Chính phủ phải tuân thủ nguyên tắc tín dụng, nghĩa là phải có tài sản thế chấp và hoàn trả nợ đúng quy định. Tuy nhiên, việc cung ứng tiền cho NSNN (dù có đảm bảo) cũng sẽ làm yếu năng lực kiểm soát của NHTW và chứa đựng nguy cơ lạm phát tiềm năng. Để đảm bảo cho đồng tiền ổn định, về nguyên tắc, NHTW không được phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, mà chỉ tạm ứng cho ngân sách và được đảm bảo bằng tín phiếu kho bạc, các giấy tờ có giá khác theo quy định và phải được hoàn trả trong năm ngân sách.
Từ giữa tháng 3/2020, NHNN thực hiện chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng, kỳ hạn và lãi suất phù hợp (kỳ hạn chủ yếu 7 ngày, lãi suất giảm dần 4%-3,5%-3%-2,5%/ năm, phương thức đấu thầu khối lượng, công bố khối lượng và lãi suất), qua đó hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Khối lượng và thời hạn chào mua được điều chỉnh phù hợp, vào một số ngày giáp Tết Nguyên đán 2021, NHNN chủ động tăng khối lượng chào mua giấy tờ có giá để hỗ trợ thanh khoản cho TCTD nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, tiền mặt của dân cư và các tổ chức kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ. Đồng thời, từ ngày 15/11/2021, NHNN điều chỉnh linh hoạt thời hạn chào mua lên đến 91 ngày, để phát tín hiệu hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Thứ ba là, NHNN đã ban hành Thông tư quy định về tái cấp vốn đối với TCTD sau khi TCTD cho Tổng công ty Hàng không Vietnam Airlines (VNA) vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của VNA do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Thứ hai là, trong những giai đoạn nguồn cung ngoại tệ dồi dào, NHNN chủ động, linh hoạt mua ngoại tệ từ các TCTD giúp chuyển hoá thành VND để hỗ trợ phát triển kinh tế, đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ; đồng thời, củng cố DTNHNN, tăng cường an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế. Thứ ba là, trong giai đoạn VND chịu áp lực giảm giá do tình hình dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp (tháng 3/2020) NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bán ngoại tệ và tích cực truyền thông ổn định thị trường ngoại tệ.
Với việc triển khai kịp thời các giải pháp đồng bộ, quyết liệt của NHNN cùng sự tích cực, chủ động vào cuộc của hệ thông các TCTD, chia sẻ khó khăn với nền kinh tế, song song với sự phục hồi nhanh của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng tăng nhanh hơn từ giữa quý III/2020. Trong bối cảnh cầu tín dụng của nền kinh tế suy yếu do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trung mọi nguồn lực, cải thiện quy trình, thủ tục cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay và lợi nhuận để hỗ trợ khách hang, đồng thời, NHNN chủ động thường xuyên rà soát để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưỏng tín dụng cho các TCTD có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh. Song trong dài hạn, nếu không giảm mức lạm phát cao thì khi những bất ổn kinh tế vĩ mô xảy ra do thất bại trong điều hành sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá của thế giới đối với không chỉ kinh tế mà còn các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như văn hóa,….
Kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”; đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh nhằm bảo đảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dưới 3%; tập trung triển khai chỉ đạo của các cấp có thẩm. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các Chương trình, Kế hoạch hành động và các Đề án của Ngành đã ban hành.
Xét về bối cảnh trong nước, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm với đồng VNĐ ở mức dưới 1% dẫn đến chênh lệch lãi suất liên ngân hàng giữa đồng USD và USD khá lớn khiến các ngân hàng tăng mạnh nhu cầu nắm giữ đồng USD hơn đồng VNĐ. Áp lực đồng VND giảm giá trong cả giai đoạn 2022-2023 xuất phát từ bối cảnh đồng USD có khả năng tăng mạnh hơn đến từ những quyết định của FED, mặc dù vị thế FED đã có sự thay đổi so với năm ngoái nhưng đồng USD vẫn duy trì sức mạnh và tăng giá đáng kể so với các đồng tiền khác. Qua đó việc NHNN tiến hành phát hành tín phiếu là bước đầu nhằm hạn chế áp lực lên tỷ giá đồng thời điều tiết bớt một lượng thanh khoản trong hệ thống trong ngắn hạn – là một phần trong nỗ lực giảm mức chênh lệch lãi suất.
Để tiếp tục thực hiện chủ trương giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn góp phần phục hồi sản suất kinh doanh NHNN quyết định điều chỉnh lãi suất hiệu lực từ ngày 19/6/2023: lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàngvà cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ 5.5%/năm xuống 5%/ năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5%/ năm xuống 4.5%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 3.5%/năm xuống 3%/năm. Các đợt tăng lãi suất không ngừng nghỉ từ cuối quý I/2022 của Fed đã kích hoạt đợt tăng giá mạnh nhất của đồng USD trong nhiều năm qua, đưa chỉ số USD Index lên mức cao nhất trong 2 thập kỷ và điểm chịu lực đầu tiên là tỷ giá USD/VND. Bên cạnh hoạt động bán ngoại tệ can thiệp, NHNN cũng triển khai một loạt các công cụ khác nhằm hạ nhiệt tỷ giá như dừng hoạt động mua USD, kéo dài kỳ hạn các hợp đồng bán ngoại tệ và tăng biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức +3% lên +5%.
Theo số liệu gần nhất được công bố, NHNN đã mua được một lượng ngoại tệ lớn lên tới 6 tỷ USD kể từ đầu năm 2023 – tương đương với lượng tiền cơ sở được bơm đối ứng vào hệ thống ngân hàng là gần 141.000 tỷ đồng, khiến lượng dự trữ ngoại hối quốc gia nhanh chóng được bổ sung đáng kể, sau chuỗi ngày phải bán ra nhằm bình ổn thị trường tỷ giá và tạo ra lượng tiền đồng dồi dào trong hệ thống thanh khoản. Lãi suất huy động giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm, giảm 2-2,5% so với đầu năm, tương đương mức trước dịch Covid-19, trong bối cảnh: (i) NHNN 4 lần hạ lãi suất điều hành và trần huy động tiền gửi ngắn hạn; (ii) thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện.