Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc học.

Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiến nhà trường và tăng cường bồi dưỡng năng lực giáo viên tổ chức dạy học theo định hướng GD STEM sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học, phù hợp với xu hướng đổi mới GDPT hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn thống kê các số liệu thứ cấp và sơ cấp trong quá trình nghiên cứu, tổng hợp trong các sơ đồ, bảng biểu nhằm minh chứng bằng số liệu cho thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng STEM tại các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Luận văn tiến hành nghiên cứu, hỏi các ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia giáo dục, các cán bộ GV có kinh nghiệm về sự khả thi và cần thiết của các biện pháp quản lý dạy học, giúp cho hoạt động dạy học theo định hướng GD STEM được hoàn thiện hơn ở giai đoạn tiếp theo.

Cấu trúc nội dung của luận văn

Một số khái niệm cơ bản 1. Dạy học

Tác giả Tsupros đưa ra khái niệm: "GD STEM là một phương pháp học tập tiếp cận liên ngành, ở đó những kiến thức hàm lâm được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế thông qua việc HS được áp dụng kiến thức khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học vào những bối cảnh cụ thể, tạo nên một kết nối giữa nhà trường, cộng đồng và các doanh nghiệp cho phép người học phát triển những kỹ năng STEM và khả năng cạnh trang trong nền kinh tế mới” [33]. Có thể thấy dạy học theo định hướng GD STEM giúp HS nâng cao kiến thức và kỹ năng toàn diện, nội dung chương trình sẽ đào tạo liên môn, rèn luyện cho HS năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tranh luận, phản biện và các kỹ năng như thuyết trình, diễn đạt, trao đổi cộng tác, giải quyết vấn đề..đồng thời, định hướng cho HS có kỹ năng làm việc theo dự án tốt hơn, là nền tảng để HS trong trường thích ứng, phát triển và thành công trong tương lai.

Hoạt động dạy học ở các trường tiểu học theo định hướng GD STEM 1. Mục tiêu dạy học theo định hướng GD STEM

GV sẽ làm việc để đạt được sự hiểu biết về kiến thức của HS và xác định khoảng trống kiến thức, GV giới thiệu cho các em các khái niệm trong bài học, HS chủ động khám phá các khái niệm mới thông qua trải nghiệm học tập cụ thể.GV sẽ hướng dẫn cho HS tổng hợp kiến thức mới, đặt cõu hỏi làm rừ thờm nếu cần, tạo điều kiện cho HS được trình bày, mô tảo phân tích các trải nghiệm hoặc quan sát thu được ở bước khám phá. Ví dụ giới thiệu cho các em về ”chất lượng nước” GV sẽ đứng trên nhiều khía cạnh môn toán học để giới thiệu về đơn vị tính của nước, đứng trên khía cạnh khoa học xã hội để giới thiệu các sinh vật trong nước, đứng trên khía cạnh địa lý lịch sử để giới thiệu về nguồn gốc, cấu tạo của nguồn nước, về vai trò đặc tính của nước..Các môn học sẽ được phối hợp với nhau để dạy những nội dung có tính chất khác nhau.

Hình 1.1. Mô phỏng các bước thực hiện trong phương pháp dạy học theo dự án
Hình 1.1. Mô phỏng các bước thực hiện trong phương pháp dạy học theo dự án

Quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học theo định hướng GD STEM

Hiệu trưởng các trường tiểu học và CBQL trong nhà trường luôn giám sát chặt chẽ các hình thức dạy học của GV, căn cứ vào từng chủ đề STEM được lựa chọn vào dạy học trong chương trình tiểu học, các GV và CBQL thống nhất xây dựng hình thức dạy học, có thể là hình thức trong giờ lên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp, thông qua dạy học liên môn, hay sinh hoạt CLB để đưa các nội dung đến với các em hiệu quả. Nhằm đảm bảo cho hoạt động dạy học theo định hướng GD STEM tại các trường tiểu học, Hiệu trưởng và CBQL trong trường cùng cán bộ phòng cơ sở vật chất trong trường tăng cường quản lý nguồn lực CSVC, coi thiết bị giảng dạy không chỉ là phương tiện minh họa bài giảng cho GV mà là nguồn tri thức, phương tiện truyền tải thông tin, phương tiện tư duy nghiên cứu học tập của HS các trường tiểu học.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 [10], Bộ GD&ĐT trong năm học 2017-2018 đã đưa ra các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo định hướng STEM và đến nay tiếp tục chỉ đạo các địa phương trên toàn quốc tích hợp STEM trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành ở những môn có liên quan. Về đổi mới dạy học đáp ứng xu hướng phát triển: Căn cứ vào chương trình GDPT 2018 đang được áp dụng rộng rãi tại các trường TH trên địa bàn huyện, đổi mới dạy học theo định hướng GD STEM cũng được nhiều trường TH lựa chọn và triển khai thực hiện, thu về những kết quả tốt, GV đã xây dựng các chủ để GD STEM phù hợp với HS tiểu học, hoạt động dạy học theo định hướng GD STEM tạo sự tò mò, thích thú cho HS, sự kết hợp các môn học với công nghệ, kỹ thuật, khoa học và toán học theo các phượng pháp dạy học dự án, dạy học trải nghiệm, dạy học nhóm…giúp HS phát triển toàn diện các kỹ năng.

Khái quát khảo sát thực trạng 1. Mục đích khảo sát

Tuy nhiên vấn đề dạy học và quản lý dạy học theo định hướng GD STEM vẫn còn khá mới mẻ do mới triển khai trong giai đoạn ngắn, còn nhiều lúng túng trong công tác quản lý của CBQL, các GV do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa mạnh dạn thực hiện các ý tưởng GD mang tính đột phá. Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn phỏng vấn một số CBQL, GV trong các trường TH huyện Hoằng Hóa, xem xét và thu thập các ý kiến đánh giá của các đối tượng phỏng vấn về vấn đề dạy học theo định hướng GD STEM để từ đó rút ra những nhận xét mang tính khách quan, cụ thể.

Kết quả khảo sát

126 84,56 23 15,44 Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy: Hầu hết CBQL và GV các trường Tiểu học huyện Hoằng Hóa đều thống nhất cao mục tiêu dạy học theo định hướng giáo dục STEM, điều này cho thấy hầu hết CBQL và GV có nhận thức đúng đắn về mục tiêu dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm cung cấp kiến thức đa dạng, phát triển kỹ năng mềm, phát huy năng lực sáng tạo logic và khả năng giải quyết vấn đề, góp phần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Quan sát thực tế, chúng tôi thấy rằng những GV này khi tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM họ đã gặp những khó khăn như: thiết kế giáo án chưa đảm bảo tính khoa học, các thao tác sử dụng phần mềm dạy học chưa thành thạo, khả năng bao quát lớp hạn chế… Ngoài ra, một số GV có nhận thức chưa đúng về DH theo định hướng GD STEM, cho rằng học sinh tiểu học còn quá nhỏ để áp dụng công nghệ, kỹ thuật, khoa học và toán học vào dạy học nên chưa thực sự tâm huyết với định hướng GD này.

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV các trường Tiểu học huyện Hoằng  Hóa về mục tiêu dạy học theo định hướng giáo dục STEM
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV các trường Tiểu học huyện Hoằng Hóa về mục tiêu dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Đánh giá chung 1. Kết quả đạt được

Bên cạnh đó, để thực hiện áp dụng chương trình GDPT 2018 vào dạy học ở cấp Tiểu học, cùng với triển khai dạy học theo định hướng GD STEM, các trường đã quan tâm đến công tác quản lý và sử dụng CSVC trong nhà trường, mua sắm thiết bị đúng kế hoạch, huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo CSVC, hệ thống CNTT cho công tác giảng dạy, đồng thời không quên tổ chức và quản lý các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho GV theo hướng GD STEM, tạo điều kiện cho GV tham gia học tập nâng cao trình độ ở mọi khía cạnh. Bằng các hoạt động khảo sát hoạt động dạy học và quản lý dạy học tại các trường TH huyện Hoằng Hóa theo định hướng GD STEM cho thấy các trường đã quán triệt xây dựng và thực hiện kế hoạch GD, thực hiện đổi mới dạy học đáp ứng chương trình GDPT mới, đồng thời định hướng dạy học theo GD STEM giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, kỹ năng..Khảo sát cho thấy, quản lý dạy học theo hướng GD STEM đã bước đầu tiếp cận với việc thực hiện đổi mới, từ khâu xây dựng kế hoạch quản lý, xác định mục tiêu quản lý, rà soát quản lý về nội dung, phương pháp, hình thức dạy học trong nhà trường.

Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM

-Trước tiên cần tổ chức bồi dưỡng cho CBQL các trường TH, trước hết những cán bộ chủ chốt trong các trường (Ban giám hiểu, các tổ trưởng TCM, tổ phó TCM, các lực lượng chính trị, đoàn thể trong nhà trường) phải là người đầu tiờn hiểu rừ tầm quan trọng của dạy học theo STEM, cỏc chuyờn gia GD sẽ phân tích hiệu quả của hoạt động dạy học theo STEM thông qua thực nghiệm chương trình của một sô trường TH đã thực hiện, cho thấy kết quả khỏc biệt rừ rệt từ nhận thức của HS và yờu cầu cỏc CBQL phổ biến cho toàn trường, xây dựng chương trình dạy học theo hình thức mới này. Hiệu trưởng thành lập Ban thành tra dạy học trong nội bộ nhà trường theo định hướng GD STEM, Các thành viên trong Ban thanh tra là những GV có năng lực dạy học tốt, là GV cốt cán trong nhà trường, có hiểu biết sâu rộng về GD STEM và đã từng tham gia vào công tác xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng GD STEM, nhằm giỳp cỏc thành viờn nắm rừ được kế hoạch dạy học và so sánh với các hoạt động thực hiện dạy học trong nhà trường đã đáp ứng đủ so với kế hoạch hay chưa.

Bảng 3.1. Nội dung chi tiết chương trình bồi dưỡng dạy học   theo chuyên đề STEM
Bảng 3.1. Nội dung chi tiết chương trình bồi dưỡng dạy học theo chuyên đề STEM

Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp: Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho GV tiểu học theo định hướng GD STEM cũng là biện pháp cần thực hiện vì hiện nay định hướng GD STEM mới chỉ bắt đầu thực hiện tại một số trường TH, vấn đề nắm rừ cỏc nguyờn tắc GD STEM trong lựa chọn chủ đề, thiết kế bài giảng, phân bổ thời gian, kiến thức..nếu GV được bồi dưỡng bài bản thì định hướng dạy học theo STEM sẽ có thể thực hiện tốt trong nhà trường. Biện pháp: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông 2018 trong nhà trường là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả GD nói chung và hiệu quả dạy học theo định hướng STEM nói riêng, nhiều trường bị hạn chế bởi chưa có đầy đủ thiết bị dạy học, các dụng cụ thí nghiệm hay hệ thống CNTT để thực hiện các kỹ năng lồng ghép kỹ thuật, công nghệ, toán học vào giảng dạy theo STEM vì vậy thực hiện biện pháp hoàn thiện CSVC sẽ mang lại những phương hướng tốt cho hoạt động dạy học.

Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 1. Mục đích khảo nghiệm

Biện pháp 1: Tiếp tục nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa về tầm quan trọng của dạy học theo định hướng GD STEM đạt 2,81 điểm, có tới 7/43 đánh giá ít khả thi và 3/43 đánh giá không khả thi, qua trao đổi với một số chuyên gia về vấn đề này, được biết các chuyên gia vẫn còn băn khoăn về nhận thức của HS và các yếu tố khác tác động vào dạy học theo định hướng GD STEM chứ không đơn giản chỉ cần nâng cao nhận thức cho mình đối tượng CBQL và GV. Trong công tác quản lý hoạt động ở các trường TH huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa theo định hướng giáo dục STEM cũng có sự đổi mới phù hợp với xu hướng đổi mới GD, Hiệu trưởng cùng các GV tỉ mỉ xây dựng kế hoạch dạy học, cùng thảo luận về mục tiêu dạy học để có những định hướng đúng đắn, triển khai các kế hoạch quản lý nội dung, quản lý phương pháp, quản lý hình thức dạy học và quản CSVC đảm bảo phù hợp với định hướng GD STEM.

Bảng 3.3. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp
Bảng 3.3. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp

Kiến nghị

Tuy nhiên, một số vấn đề dạy học theo định hướng GD STEM vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các trường TH huyện Hoằng Hóa chưa có các hoạt động chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ và triệt để, còn nhiều hạn chế trong các khâu quản lý. Các biện pháp quản lý trên được xác lập trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã khảo sát, được khảo nghiệm tính khả thi, tinh cần thiết và được đánh giá cao về tính thực tiễn, hiệu quả phù hợp áp dụng tại các trường TH huyện Hoằng Hóa.