Nghiên Cứu Độ Cứng Động Mạch Và Nồng Độ Osteoprotegerin, Osteopontin Huyết Tương Ở Phi Công Quân Sự Việt Nam

MỤC LỤC

ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG BAY TỚI SINH LÝ TIM MẠCH, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ

Các máy bay (MB) quân sự, bao gồm các máy bay tiêm kích, có áp lực buồng lái được duy trì tương ứng với độ cao, với mức chênh áp trong- ngoài buồng lái được mô hình hóa phù hợp với hoạt động của bộ điều phối và máy thở oxy trên cao, tình trạng thiếu oxy có thể xảy ra với các nguyên nhân xuất hiện thêm cộng hưởng với gánh nặng thể lực mà PCQS phải chịu đựng. Năm 1973, Ian Anderson, nhà sinh lý học của lực lượng không quân Hoàng gia Canada đã trình bày một báo cáo tại Hội nghị thường niên Hội YHHK lần thứ 44 (44th ASM-AMA) trong đó cho rằng tỷ lệ nguy cơ có thể chấp nhận được về mặt sức khỏe của PC được tính tương đương với tỷ lệ hỏng hóc động cơ máy bay, tại thời điểm đó vào khoảng 1/10 triệu giờ bay.

Hình 1.1. Sơ đồ quy ước về quá tải gia tốc
Hình 1.1. Sơ đồ quy ước về quá tải gia tốc

ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH

Phương pháp đo biến thiên thể tích mạch đầu ngón tay (DVP) xuất phát từ nguyên lý của phương pháp đo quang thể tích (Photoelectric Plethysmoghraphy – PPG) là phương pháp đo không xâm nhập, đánh giá sự thay đổi của thể tích máu trong lòng mạch, sử dụng bộ chuyển đổi tín hiệu để vẽ đồ thị biến thiên thể tích và tính toán các chỉ số liên quan, trong đó đầu đo được kẹp ở đầu ngón tay của đối tượng đo, cung cấp thông tin về đường viền sóng mạch ngay cả ở tần số thấp, theo thời gian thực của chu chuyển tim và có tính liên tục. OPG chịu ảnh hưởng điều hòa kích thích và ức chế tiết bởi đa dạng các yếu tố, OPG được tăng tiết dưới tác động của 1-α hydroxycholecalciferol, IL- 1, TNF-α, IL-6, IL-7, IL-11, IL-18, calci, estrogen, TGF-β (transforming growth factor beta), BMP-2, FGF-β (fibroblast growth factor beta), angiotensin 2 và PDGF (platelet derived growth factor); bị giảm tiết bởi chất ức chế miễn dịch, hormon cận giáp trạng, các glucocorticoid, IGF-1 (insulin- like growth factor-1), prostaglandin E2 và phối tử của thụ thể gamma hoạt hóa tăng sinh peroxisome (peroxisome proliferator-activated receptor gamma) [58].

Hình 1.2. Cơ sở nguyên lý đo của Máy AngioScan – 01
Hình 1.2. Cơ sở nguyên lý đo của Máy AngioScan – 01

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu

- Đo huyết áp: Đo theo hướng dẫn Hội Tim mạch Việt Nam: Đối tượng trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất 5 phút trước đo) không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp (cà phê, hút thuốc lá..); tư thế ngồi ghế tựa, bộc lộ cánh tay để đo huyết áp, tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu tay ngang với mức tim, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo. Các mẫu máu của PCQS và nhóm chứng được thu thập vào buổi sáng sớm, chứa trong các ống xét nghiệm chuẩn có chất chống đông là heparin, mỗi mẫu máu thể tích 3ml, trong vòng 30 phút được ly tâm với lực ly tâm 1000g trong vòng 03 phút, thu thập lấy huyết tương và thực hiện quy trình bảo quản ở -80oC.

Hình 2.1. Máy AngioScan – 01
Hình 2.1. Máy AngioScan – 01

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Các PCQS trong quá trình đào tạo, huấn luyện được truyền thụ các kiến thức về quá tải gia tốc trong các tình huống bay cụ thể, buồng lái các máy bay quân sự có đồng hồ thông tin về quá tải +Gz trong thực hành bay. + Các dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu đạt phân phối chuẩn sẽ được trình bày dưới dạng trung bình ( ) và độ lệch chuẩn (SD); các dữ liệu không đạt phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng trung bình ( ), trung vị (median).

ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

Khảo sát nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương; chỉ số độ cứng động mạch đo bằng máy AngioScan-01 trong điều kiện tĩnh tại và thiếu oxy mô phỏng độ cao 5000m ở phi công quân sự Việt Nam. Phân tích mối liên quan nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương, chỉ số cứng ĐM với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự Việt nam.

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU  MẪU NGHIÊN CỨU
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU MẪU NGHIÊN CỨU

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nhận xét: Các chỉ tiêu huyết áp tâm thu, tâm trương, trung bình và tần số mạch của PCQQS cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Phân nhóm nguy cơ BMV theo điểm Framingham Nhận xét: Không có sự khác biệt về phân bố nguy cơ BMV sau 10 năm theo thang điểm Framingham so với nhóm chứng (p>0,05); 12,6% PCQS có mức nguy cơ trung bình và 2,8% PCQS nguy cơ cao mắc BMV sau 10 năm.

Bảng 3.2. Phân bố BMI của đối tượng nghiên cứu  Phân bố BMI (kg/m 2 )
Bảng 3.2. Phân bố BMI của đối tượng nghiên cứu Phân bố BMI (kg/m 2 )

MỐI LIÊN QUAN CÁC CHỈ SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH, NỒNG ĐỘ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG VỚI

Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương với tình trạng lipid máu, BMI, điểm nguy cơ tim mạch và hội chứng chuyển hóa ở phi công quân sự 3.3.2.1. Nhận xét: Nồng độ OPG huyết tương tương quan thuận mức độ vừa có ý nghĩa thống kê với số giờ bay PCQS (p<0,001), Nồng độ OPN huyết tương không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với số giờ bay (p>0,05).

Bảng 3.20. Nồng độ OPG, OPN huyết tương liên quan với tuổi PCQS  Chỉ số khảo
Bảng 3.20. Nồng độ OPG, OPN huyết tương liên quan với tuổi PCQS Chỉ số khảo

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu đã chỉ ra triệu chứng thiếu oxy, mức độ biểu hiện mang tính chất đa dạng, khác nhau ở từng cá thể, phụ thuộc kinh nghiệm của đối tượng phơi nhiễm và các yếu tố sức khỏe chung như tình trạng căng thẳng, béo phì,….Huấn luyện về tình trạng thiếu oxy cung cấp những kiến thức và trải nghiệm có ích cho PC, nhất là PC quân sự để nhận biết, quản lý và xử lý các tình huống, triệu chứng bất lợi do thiếu oxy xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ [96]. Thống kê của chúng tôi cho kết quả tương tự các nghiên cứu đã được công bố, cho thấy tình trạng THA ở PCQS là một trong các yếu tố SK cần được quan tâm, lượng giá trong hiện tại cũng như tương lai nhằm đảm bảo sức khỏe bay cho đối tượng trên, đồng thời cũng cho thấy, các PCQS mắc THA có thể tồn tại các biến đổi về chức năng, cấu trúc hệ động mạch, là hậu.

GIÁ TRỊ CÁC CHỈ SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH VÀ NỒNG ĐỘ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG Ở PHI

Tuy nhiên, kết quả việc không thấy mối liên quan hoặc tương quan giữa nồng độ OPN có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhóm nghiên cứu chưa phản ánh được vai trò sinh bệnh học của OPN với tăng độ cứng động mạch một cỏch rừ ràng, cú thể do yếu tố tuổi tỏc của hai nhóm nghiên cứu bị giới hạn trong dải tuổi tương đối hẹp, không có đối tượng người cao tuổi, có ít đối tượng mắc bệnh lý tim mạch và đa số các trường hợp mắc bệnh lý tim mạch là nhẹ hoặc khởi phát thời gian ngắn, chưa có các bằng chứng tổn thương cơ quan đích, hoặc bệnh lý tim mạch nặng nề. Bên cạnh đó, phân tích tương quan giữa nồng độ OPG và OPN với mức độ biến thiên SI và RI không thấy giá trị tương quan có ý nghĩa thống kê (p>0,05), cho thấy tuy OPG có liên quan tình trạng tăng độ cứng động mạch, song cỏc đỏp ứng hệ động mạch với thiếu oxy khụng chịu ảnh hưởng rừ rệt với xu hướng tăng nồng độ OPG, hệ động mạch của đối tượng PCQS đáp ứng tích cực với tình trạng thiếu oxy để duy trì thích nghi chung của hệ tim mạch trong hoàn cảnh đó.

MỐI LIÊN QUAN CÁC CHỈ SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH, NỒNG ĐỘ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG VỚI

Trong nghiên cứu này, trên đối tượng PCQS là nam giới, sử dụng tình trạng tăng nguy cơ mắc BMV ở mức độ ≥10% (mức trung bình, cao trở lên), với tỷ lệ tồn tại là 15,4% trong cả nhóm PCQS như là biến đầu ra, để xem xét các tác động của tình trạng tăng nồng độ OPG huyết tương, tăng chỉ số cứng SI, tăng chỉ số gia tăng bình thường hóa ở nhịp tim 75ck/p (AIp75) và tăng trương lực mạch máu thông qua tăng chỉ số phản xạ RI đối với nguy cơ mắc BMV ở mức độ ≥10% sau 10 năm. Việc lựa chọn các biến trên để bổ sung vào mô hình hồi qui logistic đa biến dựa trên các đặc tính về biến đổi sinh lý hàng không ở đối tượng PCQS, trong đó phi công lái máy bay tiêm kích bị tác động mạnh mẽ hơn bởi các yếu tố bất lợi như vận tốc cao, căng thẳng cảm xúc và quá tải gia tốc; mức phơi nhiễm quá tải gia tốc +Gz≥ 5 có ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tim mạch, kích thích hệ renin-angiotension-aldosterol, làm thay đổi áp lực lên thành động mạch và thay đổi huyết động; giờ bay tích lũy cao hơn sẽ có nguy cơ làm xuất hiện nhiều hơn các biến đổi về cấu trúc, chức năng hệ tim mạch trong điều kiện thích nghi với các yếu tố bất lợi trong thực hành bay [12], [13].

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Như vậy, trong nghiên cứu này bước đầu khẳng định được vai trò độc lập của nồng độ OPG trong mối quan hệ với tình trạng tăng nguy cơ BMV sau 10 năm ở mức trung bình và cao, khi xem xét cùng với các yếu tố tăng chỉ số độ cứng động mạch, tăng huyết áp, mắc hội chứng chuyển hóa và các yếu tố nghề nghiệp có liên quan ở PCQS Việt Nam. Một kết quả đáng chú ý của nghiên cứu này là vai trò độc lập của nồng độ OPG liên quan với tình trạng tăng nguy cơ BMV sau 10 năm ở mức trung bình và cao, gợi mở các định hướng nghiên cứu tiếp theo, nhằm mục đích xây dựng các biện pháp kiểm soát, dự phòng sức khỏe cho đối tượng PCQS là các lao động đặc biệt với môi trường lao động đặc thù.