MỤC LỤC
Với số lượng đông đảo HKD như trên, nhằm mục đích tăng nguồn thu, tránh thất thoát ngân sách, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh thì sự điều chỉnh kịp thời của các quy định, chính sách liên quan đến lĩnh vực thuế sẽ tạo nhiều thuận lợi để người dân an tâm kinh doanh,. Pháp luật thuế có nhiều thay đổi tiến bộ hơn, thông thoáng hơn tạo nhiều điều kiện cho các chủ thể kinh doanh hoạt động, bên cạnh tính hiệu quả thì cũng còn một số vấn đề vướng mắc trong quy định pháp luật, gây khó khăn cho người dân khi áp dụng trong thực tiễn.
Một số hướng dẫn chưa rừ ràng liờn quan đến sử dụng húa đơn, chứng từ đầu vào đối với HKD theo PPKK, việc bắt buộc áp dụng HĐĐT đối với loại hình này cũng còn nhiều khó khăn dẫn đến khó cho người dân và cho cơ quan quản lý. Đặc biệt, nhiều HKD vừa có hoạt động kinh doanh theo kiểu truyền thống vừa kinh doanh trên các sàn TMĐT, việc xác định đối tượng để nộp thuế, căn cứ để tính thuế đối với những loại hình này hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
- Tìm và phát hiện những bất cập, những mặt còn hạn chế của pháp luật thuế đối với HKD, những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật thuế vào thực tiễn. - Đưa ra một số đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và biện pháp để nâng cao hiệu quả trong thực hiện pháp luật thuế đối với HKD.
Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu hai đối tướng điều chỉnh chính của pháp luật thuế đối với HKD đó là HKD nộp thuế theo phương pháp khoán và HKD nộp thuế theo PPKK đây là đối tượng mới được pháp luật quy định. Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu nội dung luận văn có đề cấp đến các quy định của pháp luật cũ và quy định của luật pháp quốc tế để có sự so sánh, đối chiếu từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, và đề xuất kiến nghị.
Từ việc cắt nghĩa hai khái niệm “hộ” và “kinh doanh” nói trên “hộ kinh doanh” được hiểu là một mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hiện nay, quy mô hoạt động cũng như trình độ phát triển về khoa học công nghệ của HKD đã có sự tiến bộ, như việc kinh doanh qua các ứng dụng mạng, kinh doanh kỹ thuật số và các hình thức kinh doanh phức tạp khác, cho thấy ngoài các ngành nghề kinh doanh truyền thống thì đã xuất hiện nhiều HKD hoạt động với nhiều hình thức tiên tiến, điều này đặt ra yêu cầu đổi mới về quản lý nhà nước, chính sách pháp luật, để làm sao bắt kịp xu hướng phát triển, điều chỉnh kịp thời và đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của người dân. Việc quy định về HKD nộp thuế theo PPKK, một phần giúp cơ quan nhà nước có công cụ để quản lý một cách chặt chẽ HKD có quy mô lớn mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp, giảm bớt rủi ro về gian lận, trốn thuế, khuyến khích NNT tự giác, tự nguyện kê khai, nộp thuế, đảm bảo tính tự do kinh doanh theo Hiến pháp đề ra.
“Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh”. “Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.”21.
Căn cứ thứ nhất, doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ, bao gồm cả khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán..và doanh thu khác mà HKD được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT- BTC, HKD không phải lập bảng kê chi tiết hàng hóa bán ra khi kê khai thuế đối với HKD có sử dụng hóa đơn quyển mua của cơ quan thuế, HKD chỉ cần nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong đó có các chỉ tiêu kê khai về số hóa đơn sử dụng trong kỳ, DTBH, dịch vụ, do đó cơ quan quản lý không thể biết mặt hàng xuất bán nếu không kiểm tra thường xuyên, dễ dẫn đến tình trạng xuất hóa đơn sai, kê khai thuế sai. “Bộ Công thương phải có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, nhượng quyền thương mại, nội dung thông tin giấy phép hoạt động thương mại điện tử, nhượng quyền thương mại, thông tin liên quan trong quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử, nhượng quyền thương mại; thông tin về các hoạt động chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, cung cấp thông tin khác theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan”30.
Theo quy trình QLT, trước khi lập bộ thuế cho năm sau, cơ quan thuế sẽ tổ chức phát, nhận tờ khai cho HKD, thực hiện niêm yết công khai tại UBND tại địa phương, tại Chi cục thuế, chợ, trung tâm thương mại, công khai trên Cổng điện tử ngành thuế, nhằm mục đích công khai, gửi bảng công khai đến từng HKD với mục đích minh bạch, công bằng trong tính thuế. Trên cơ sở quy định của Luật QLT năm 2019, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Nghị định 91/2022/NĐ- CP, TCT ban hành Công văn số 4415/TCT-DNNCN gửi đến Hiệp hội TMĐT Việt Nam để triển khai các quy định về trách nhiệm của tổ chức là chủ sở hữu các sàn TMĐT, đồng thời tổ chức hướng dẫn thực hiện cung cấp thông tin trên Cổng dữ liệu thông tin TMĐT của TCT. Trong thời gian chưa thực hiện được việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân thông qua sàn theo yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật như: họ tên; số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; mã số thuế; địa chỉ; email; số điện thoại liên lạc; hàng hóa, dịch vụ cung cấp;doanh thu kinh doanh; tài khoản ngân hàng của người bán; thông tin khác liên quan”.
Các quy định pháp luật thuế hiện hành về HKD đã đóng góp tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính, tối ưu hóa công tác QLT đối với HKD, CNKD thông qua việc tăng cường trách nhiệm của tổ chức, DN, cá nhân liên quan trong chuỗi cung ứng hàng hóa, nhằm tăng cường việc giám sát tuân thủ pháp luật giữa các tổ chức và cá nhân, giảm thiểu đầu mối kê khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan thuế, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, cần phải được đánh giá, để sửa đổi cho phù hợp thực tiễn hơn. Đối với HKD qua mạng, khi cơ quan thuế tăng cường ra soát, yêu cầu các sàn TMĐT cung cấp thông tin về doanh thu, ngành hàng kinh doanh, nhiều cá nhân cố ý dùng mọi cách để lách luật như mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng, dùng tạm tài khoản của người thân để nhận tiền hàng, chỉ nhận tiền hàng bằng tiền mặt, thay vì rao bán hàng công khai trên facebook cá nhân hay trang bán hàng, thì lập ra các nhóm kín để mua bán nhằm tránh sự dòm ngó của cơ quan thuế. Về thực hiện SSKT đối với HKD nộp thuế theo PPKK, do mới chuyển đổi từ hình thức HKD khoán thuế sử dụng hóa đơn quyển mua của cơ quan thuế, không phải thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ, nên việc đưa sổ sách vào quy định áp dụng bắt buộc gây khó khăn, bỡ ngỡ đối với HKD khi thực hiện, đặc thù HKD đơn giản, không có kế toán chuyên nghiệp nên khó khăn khi thực hiện, bên cạnh đó hướng dẫn chi tiết cách lập sổ chưa cụ thể.
Hiện nay, trong thời đại 4.0 đòi hỏi tất cả các lĩnh vực cũng phải thực hiện cải cách, nhằm giảm thiểu thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian nộp hồ sơ kê khai thuế, nộp thuế, từ đó tiết kiệm chi phí cho NNT và cơ quan quản lý, giảm sự tiếp xúc giữa người dân và cán bộ thuế, tránh được các rủi ro, tiêu cực. Hiện tại, QLT đối với HKD đang áp dụng quy trình QLT đối với CNKD ban hành kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-TCT được ban hành từ năm 2015, trong đó một số quy định hiện nay không còn áp dụng như QLT đối với HKD có sử dụng hóa đơn quyển, ngay cả cụm từ “cá nhân kinh doanh” của quy trình cũng không còn phù hợp khi Luật QLT 2019, Thông tư. Ba là, tăng cường sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế, thực hiện công khai những thông tin của hộ khoán hằng năm, cập nhật sự thay đổi hằng tháng; công khai đường dây nóng nhận phản ánh của người dân… Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của HKD sử dụng hóa đơn, phát hiện kịp thời trường hợp trốn thuế, xuất khống hóa đơn.