MỤC LỤC
Trong khu vực nghiên cứu hiện đã có 29 giếng khoan thăm dò, thẩm lượng, khai thác đã được thực hiện, trong phạm vi luận văn tác giả đã sử dụng kết quả của 29 giếng khoan được liệt kê trong bảng 2.1 dưới đây. Trong quá trình khoan các giếng khoan này các nhà thầu đã tiến hành thực hiện các chương trình đo địa vật lý giếng khoan, lấy.
Phần khối nâng mỏ bên trong hai đứt gãy chính F1-F6, mặt móng rất dễ nhận biết bởi sự phân dị của tập địa chấn clastics có thế nằm song song phía trên và tập phản xạ hỗn độn tương đối trong suốt bên dưới có độ dày theo thời gian khoảng 30-50ms. Trong đới sụt rìa Đông Nam, vẫn có thể thấy “nhịp đôi “ H200-H150 nhưng độ tin cậy kém dần do trũng sâu và bị phức tạp bởi hệ thống đứt gãy của quá trình kiến tạo có yếu tố xoay trượt về phía Tây Nam của mảng bể khu vực này. Nhìn chung mặt H100 được liên kết với ranh giới trên của tập phản xạ có “nhịp đôi” của tập than H100 và H125 với các phản xạ có thế nằm song song/ á song song với bề mặt móng và H150, có tần số trung bình, biên độ và độ liên tục từ trung bình đến tốt.
Tuy nhiên ở phía Nam mỏ bị phân cắt bởi các hệ thống đứt gãy nhiều hướng khác nhau rất phức tạp, biên độ dịch chuyển đứt gãy lớn, đặc biệt ở vùng rìa khối nâng cao nhất của móng ở phía Nam cả về hai cánh các phản xạ bị đứt đoạn, đặc tính phản xạ kém ổn định nên liên kết khó. Trong trũng Đông Nam mặt H80 tụt xuống sâu đến 500ms so với khối nâng, có thể liên kết theo đáy của tập phản xạ biên độ rất mạnh bị băm nát liên tục bởi hệ thống đứt gãy hướng Đông Bắc-Tây Nam rất dày đổ về phía đứt gãy sụt rìa phía đông. Mặt phản xạ H30: Được liên kết theo pha phản xạ dương cực đại được coi như mặt nóc tầng Mioxen trung là nóc của tập phản xạ song song đến á song song, tần số trung bình tương đối thấp hơn so với tập bên trên và dưới gần kề.
Ngoài ra, về phía Nam của mỏ đã gặp khí và condensat ở giếng khoan BM-1X. Chất lương chứa tốt với độ rỗng cao và chiều dày vỉa chứa lớn nhất tập trung về phía Đông Bắc và Nam của mỏ. Ở các khu vực khác nhau, tập gồm từ 1 đến 3 vỉa chứa sản phẩm, phân bố khá đều ở phía Bắc mỏ Bạch Mã; ngược lại, ở khu vực phía Nam mỏ chúng phân bố không đồng đều, có nơi mất hẳn như khu vực giếng khoan BM-10X.
Nhìn chung các vỉa chứa sản phẩm riêng biệt tương đối dày, phổ biến từ 4- 9m và chủ yếu chứa dầu. Các vỉa chứa tốt nhất qua đánh giá về độ rỗng và chiều dày tập trung ở phía Đông Bắc và ở phía Nam. Một vỉa chứa khí được phát hiện tại giếng BM-17P với chiều dày chứa khí 9.5m.
Mẫu chất lưu đáy vỉa thuộc các tầng sản phẩm mỏ Bạch Mã được lấy chủ yếu trong các tầng Đá vôi và Trầm tích lục nguyên trong quá trình thử vỉa DST, bằng thiết bị lấy mẫu đáy có dung tích hiệu dụng từ 600 ml đến 2500 ml, ngoài ra còn được lấy trong quá trình nghiên cứu MDT nhưng số lượng hạn chế hơn. Để nâng cao hiệu quả trong quá trình tính toán trữ lượng và mô phỏng khai thác mỏ, các kết quả nghiên cứu PVT được áp dụng cho từng tập sản phẩm và từng khối riêng biệt trong trường hợp tài liệu cho phép, hoặc áp dụng giá trị đại diện cho từng khối khi không có đủ tài liệu chi tiết. Việc xác định áp suất vỉa bằng tài liệu DST là phương pháp có độ tin tưởng cao, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau (chủ yếu là kinh tế), nên phương pháp này được áp dụng hạn chế, được dùng chủ yếu để xác định tiềm năng khai thác của các đối tượng chính.
Kết quả phân tích chất lưu vỉa bằng tài liệu MDT của mỏ Bạch Mã rất phù hợp với tài liệu phân tích log và được khẳng định bằng tài liệu DST và PLT sau khi hoàn thiện giếng khai thác.Việc phân chia các tập sản phẩm thành các tập trầm tích trong phần Trầm tích lục nguyên. Xây dựng tài liệu MDT của các giếng thuộc khối L và khối K trong cùng một đồ thị cho thấy hầu như không có sự tương đồng về gradient áp suất và giá trị tuyệt đối của áp suất vỉa ban đầu, chứng tỏ khả năng lưu thông của khối K và khối L là rất ít, ngoại trừ một số ít vỉa nằm phần trên mặt cắt thuộc tập H95-H100 hoặc Đá vôi. Trong tập vỉa H90 xác định được vỉa nước nằm xen kẹp giữa 2 vỉa dầu với gradient áp suất trung bình là 0.42 psi/ft, các vỉa này không có sự lưu thông thủy lực theo chiều thẳng đứng dựa trên sự khác nhau cơ bản về gradient áp suất và áp suất vỉa.
Như vậy, tại trũng trung tâm phía Nam mỏ Bạch Mã trầm tích Oligoxen hầu như đã kết thúc pha tạo sản phẩm chính, đá mẹ tuổi Mioxen sớm bắt đầu bước vào ngưỡng trưởng thành (Hình 4.2). Nhìn chung các tập chắn này có tính liên tục và ổn định cao do đó đóng vai trò là tầng chắn tốt cho toàn mỏ, ngoại trừ tập chắn 1 và 3 khả năng chắn giảm tại một vài vị trí do xen kẹp bởi các tập cát mỏng, độ liên tục kém hoặc hoạt động kiến tạo làm giảm bề dày. Những cấu trúc liên quan tới đứt gãy trượt hỗn hợp (thuận-trượt): một số khép kín trong các tầng từ: H100, H90, H80 tại trung tâm mỏ Bạch Mã và phía đông cảu đứt gãy F6 (khu vực giếng BM-12X) được hình thành liên quan tới hiện tượng giãn - trượt - xoay trong thời kỳ Mioxen giữa.
Kết quả phân tích dầu thô trong Mioxen sớm ở mỏ Bạch Mã cho thấy hydrocarbua-no chiếm một tỷ lệ lớn (từ 80-90%), chứng tỏ dầu ở đây không phải tại sinh mà là di cư tới. Theo kết quả nghiên cứu của Viên Dầu khí Việt Nam năm 2010, hydrocarbon sinh ra từ các tầng đá mẹ tuổi Oligoxen bắt đầu di cư cách đây 23 triệu năm (đầu Mioxen sớm), phần lớn đá mẹ tuổi Oligoxen vào pha di cư hydrocarbua trong khoảng 15 triệu năm trước (khoảng kỳ Langhian-Mioxen giữa) đến hiện tại. Hydrocarbon sinh ra từ các tầng đá mẹ tuổi Oligoxen vào pha di cư hydrocarbua sớm nhất là 13 triệu năm trước (khoảng kỳ Serravallian - cuối Mioxen giữa); còn sinh ra từ các tầng đá mẹ tuổi Mioxen sớm đạt pha di cư hydrocarbua sớm nhất vào 4 triệu năm trước.
Trữ lượng cấp P2: được xác định theo kết quả minh giải MDT hoặc tính từ ranh giới trữ lượng cấp P1 đến chiều sâu ứng với điểm giữa (1/2) ranh giới cấp P1 (ODT) và điểm tràn cấu tạo (Spill point) hoặc chiều sâu gặp nước cao nhất (WUT). Khi mô hình cấu trúc cho từng tầng sản phẩm đã xây dựng được, thể tích đá chứa với các ranh giới cấp trữ lượng P1, P2 và P3 được tính cho từng tầng sản phẩm đã được xây dựng trong mô hình. Ngoài ra ba cấp xác suất P nhỏ nhất, P trung bình và P lớn nhất (với sai số là +/- 5%) đã được áp dụng cho thể tích đá chứa để giảm thiểu phần nào ảnh hưởng của các đứt gãy nghiêng.
Dựa trên kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK, đối với những khu vực, khối chỉ có thông số của 1 giếng khoan; giá trị trung bình chiều dày hiệu dụng hay tỷ số N/G được xác định tại mỗi vỉa hay mỗi tập vỉa mà giếng khoan đi qua, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất được tính từ giá trị trung bình với sai số là +/- 10%. Đối với các khối, khu vực có nhiều hơn 1 giếng khoan, giá trị N/G trung bình được tính toán bằng phương pháp trung bình trọng số theo chiều dày vỉa; giá trị Min và Max của N/G là giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của tập hợp số liệu N/G của 2 hoặc nhiều giếng khoan. Giá trị Mean là giá trị độ rỗng có tần suất xuất hiện cao nhất, giá trị Min và Max được xác định là giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của tất cả các giá trị độ rỗng tham gia tính toán.
- Đá chứa chính là các tập cát kết nằm trong các hệ tầng Dừa tuổi Mioxen sớm, các tập cát chứa vôi thuộc hệ tầng Thông - Mãng Cầu có tuối Mioxen giữa. - Đá chắn là các tập sét của hệ tầng Nam Côn Sơn, các tập sét xen kẹp của các hệ tầng Dừa, Thông - Mãng Cầu. Bẫy bao gồm các dạng bẫy cấu trúc dạng nếp lồi và được khống chế bởi các đứt gãy (khép kín 2 -3 chiều); bẫy dạng khối Carbonat.
Tiềm năng dầu khí hệ tầng Dừa trong khu vực mỏ Bạch Mã lô N5 được đánh giá với mức trữ lượng tại chỗ cấp 2P khoảng 330 triệu thùng dầu. Cần tiếp tục công tác xử lý và minh giải tài liệu thu nổ địa chấn 3D trên miền và miền chiều sâu (PSDM) nhằm chính xác hóa cấu trúc, chính xác hóa đứt gãy, khoanh vùng các cấu tạo triển vọng để làm cơ sở cho công tác tìm kiếm thăm dò cho các giai đoạn tiếp theo. Trữ lượng dầu tại chỗ của của hệ tầng Dừa khu vực mỏ Bạch Mã là khá lớn, cần đẩy mạnh khoan khai thác và nghiên cứu để tối ưu thu hồi.