MỤC LỤC
-Kiểm định sự tồn tại của lựa chọn ngƣợc thông qua nhân tố sức khỏe trong mô hình các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT. - Kiểm định sự tồn tại của rủi ro đạo đức dựa trên phân tích số lần khám chữa bệnh (KCB) nội, ngoại trú của người có hoặc không có sử dụng BHYT trong mô hình các yếu tố tác động đến hành vi KCB.
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu nhằm kiểm định sự tồn tại của lựa chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức trong BHYT sau những thay đổi về chính sách trên VHLSS 2012.
Nó đồng nghĩa với việc chính sách BHYT quá thắt chặt, có thể là các chính sách hạn chế việc chi trả cho người bệnh có BHYT, hạn chế danh mục thuốc, hạn chế danh sách các bệnh được chi trả…Những chính sách này ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHYT, không phát huy được hết tác dụng hỗ trợ tài chính cho người dân khi ốm đau, bệnh tật của BHYT. Tại Việt Nam, Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính đƣợc hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, đƣợc sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế (chiếm 90% quỹ), chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế (chiếm 10% quỹ).
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi người có ưu thế về thông tin hiểu đƣợc tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng đạt được lợi ích cho mình bất kể việc gây thiệt hại cho đối tác.Ví dụ người đi vay có thể dùng khoản vay sai với mục đích ban đầu khi cam kết với người cho vay, đầu tư vào những dự án rủi ro cao hơn dẫn đến xác suất trả được khoản vay thấp; người mua bảo hiểm xe thường lơ là hơn trong việc bảo vệ xe vì biết đã có công ty bảo hiểm bồi thường khi xảy ra sự cố (Pindyck and Rubinfeld, 1991). Akerlof (1970) đã đề cập đến vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường Bảo hiểm với tình huống người trên 65 tuổi thường gặp khó khăn khi mua BHYT do người già thường có xác suất bị ốm nặng cao hơn rất nhiều và cho dù các công ty bảo hiểm cú yờu cầu giỏm định sức khỏe thỡ cũng chỉ cú người mua mới biết rừ tình trạng sức khỏe của họ hơn bất kỳ một công ty bảo hiểm nào.
Kết quả này khác với Cuong (2011) khi nghiên cứu tác động của BHYT tự nguyện lên việc sử dụng dịch vụ y tế và việc chi trả trên số liệu VHLSS 2004 và 2006, ông nhận thấy có rủi ro đạo đức ở cả KCB ngoại trú lẫn nội trú khi người sử dụng BHYT tự nguyện gia tăng số lần khám chữa bệnh 45% đối với điều trị nội trú và 70% đối với điều trị ngoại trú. Khác với các nghiên cứu trên khi đều khẳng định có sự tồn tại rủi ro đạo đức, Jowett (2001) khi sử dụng dữ liệu khảo sát ở 3 tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình, Đồng Tháp vào năm 1999 để đánh giá tác động của BHYT tự nguyện lên chi tiêu y tế lại không tìm thấy bằng chứng về rủi ro đạo đức.Tuy nhiên, sự khác biệt này có thể đến từ bộ dữ liệu và thời điểm nghiên cứu.
Điều này có thể vì nhiều lý do như người có thu nhập cao có nhiều sự lựa chọn hơn ở các loại hình BHYT tư nhân, thích sử dụng những dịch vụ y tế cao cấp hơn không nằm trong danh mục thanh toán của BHYT hoặc với lý do người có thu nhập cao có điều kiện sẵn sàng đối phó với những rủi ro về sức khỏe mà không cần mua BHYT (Feldstein, 1973). Nghiên cứu sử dụng các biến tác động trên để đƣa vào mô hình và phân thành 03 nhóm: nhóm các yếu tố tác động thuộc về đặc điểm cá nhân gồm tình trạng sức khỏe, tuổi, giới tính, hôn nhân, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập; nhóm các yếu tố tác động thuộc về đặc điểm hộ gia đình gồm dân tộc, kích cỡ hộ gia đình và nhóm các yếu tố tác động thuộc về đặc điểm nơi ở là vùng miền, thành thị. Người có sức khỏe kém sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn và biến được xem là đại diện cho sức khỏe là Tình trạng sức khỏe trong vòng 12 tháng trước cuộc khảo sát (Jowett, 2012) và biến Tuổi cũng có ảnh hưởng lớn đến việc KCB khi người có tuổi càng cao thì càng gia tăng khả năng KCB (Jowett, 2001; Tomislav and Danijel, 2008; Ngãi và Hồng, 2012; Kefeli and Jones, 2012).
Thêm vào đó, do biến phụ thuộc Y trong nghiên cứu này không có giá trị 0 ( do chỉ thực hiện kiểm định rủi ro đạo đức với các quan sát có sử dụng dịch vụ KCB) nên phù hợp với các mô hình zero-truncated count data (Cameron and Trivedi, 2005; Long and Freese, 2005).Vì vậy, mô hình với biến đếm không chứa giá trị 0 (zero-truncated count data models) với hai mô hình cụ thể là zero-truncated poisson và zero-truncated negative binomial cũng đƣợc xem xét. Đối tƣợng có BHYT miễn phí dạng chính sách (hộ nghèo, thân nhân sĩ quan quân đội, người có công cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi) hoặc người có BHYT cận nghèo đƣợc hỗ trợ 70% mức phí, BHYT khác (không xác định đƣợc loại BHYT gì) cũng được đưa ra khỏi dữ liệu và loại bỏ cả những người dưới 18 tuổi và trên 90 tuổi, với giả định rằng việc họ có hay không có BHYT không do sự tự lựa chọn mà phần lớn là do gia đình quyết định. - Chương 4 xây dựng khung phân tích và sử dụng mô hình Logit để kiểm định hiện tượng lựa chọn ngược đối với chương trình BHYT tự nguyện, mô hình OLS và mô hình dữ liệu số đếm (count data models) để kiểm định hành vi rủi ro đạo đức đối với người có sử dụng BHYT trên VHLSS 2012 cũng như trình bày việc loại bỏ một số quan sát không phù hợp trong phần mô tả dữ liệu để tiến hành hồi quy trên STATA.
Những người KCB ngoại trỳ từ 11 lần trở lờn đa số thuộc nhóm có sử dụng thẻ BHYT và theo bảng 5.3, số lần KCB ngoại trú trung bình của nhóm có sử dụng thẻ là 4,14 lần (cao hơn so với tổng số lần KCB ngoại trú trung bình là 3,68 lần) cho ta thấy có dấu hiệu của rủi ro đạo đức trong KCB ngoại trú khi người có sử dụng thẻ BHYT có số lần KCB ngoại trú nhiều hơn người không sử dụng thẻ BHYT. Tiếp tục xem xét về số lần KCB trung bình, ta thấy số lần KCB ngoại trú trung bình nhiều nhất thuộc về nhóm sử dụng BHYT tự nguyện (5,18 lần), các nhóm sử dụng loại BHYT khác cũng đều có số lần KCB ngoại trú trung bình cao hơn ( hộ cận nghèo, miễn phí) hoặc tương đối bằng với người không sử dụng thẻ (sinh viên, bắt buộc). Đối với KCB nội trú, số lần KCB nội trú trung bình giữa các nhóm không có sự chênh lệch nhiều so với nhóm không sử dụng thẻ, riêng nhóm BHYT sinh viên còn có số lần KCB nội trú trung bình thấp hơn cả đối với nhóm không sử dụng thẻ BHYT.Từ số liệu này, ta có thể kết luận rủi ro đạo đức có thể tồn tại trong KCB ngoại trú nhƣng có thể không tồn tại trong KCB nội trú.
Nghiên cứu kết luận có lựa chọn ngược trong chương trình BHYT tự nguyện của Việt Nam do người có sức khỏe kém có xác suất mua BHYT cao hơn so người có sức khỏe tốt và trung bình, giống với kết luận của Jowett (2001), Ngãi và Hồng (2012) cũng nhƣ phù hợp với lý thuyết về việc lựa chọn ngƣợc tồn tại bất cứ khi nào các các cá nhân đƣợc tự do lựa chọn mua hoặc không mua (Akerlof, 1970). Kết quả này có khác biệt với nghiên cứu của Jowett (2001), Wang et al (2006) khi Jowett (2001) cho rằng nữ giới ít nghe thông tin về BHYT hơn so với nam, nhƣng ông không tìm thấy sự khác biệt về giới tính trong quyết định mua BHYT và Hong Wang et al(2006) cũng không tìm thấy tác động của giới tính trong việc đăng ký mua BHYT. Việc R2 trong hồi quy OLS thấp có thể là do số lần KCB còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài nghiên cứu nhƣ giá viện phí, giá thuốc phải trả, chất lƣợng bệnh viện, thủ tục và thời gian chờ đợi KCB …Do nghiên cứu chỉ tập trung vào hành vi rủi ro đạo đức của cá nhân và thiếu thông tin về biến nên không thể đƣa đầy đủ các yếu tố tác động khác vào mô hình.