MỤC LỤC
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau , từ đó tìm ra những tồn tại và đề xuất các giải pháp nâng cao quyền tự chủ tài chính tại trung tâm nhằm phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ đào tạo với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu, nâng cao thu nhập cho người lao động; chủ động trong việc sử dụng ngân sách, nguồn nhân lực, tài sản để thực hiện nhiệm vụ chính trị một cách hiệu quả nhất. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ của trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau còn những tồn tại gì cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại đơn vị trong thời gian tới?.
+ Nhóm phương pháp thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát khoa học, phỏng vấn, tổng kết phân tích tình hình thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, hỏi ý kiến chuyên gia… nhằm khảo sát đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tỉnh. Đồng thời kết hợp sử dụng kiến thức tổng hợp các môn học thuộc chuyên ngành kinh tế, phân tích các vấn đề tài chính và chế độ tự chủ tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau mang tính khách quan và thiết lập các giả thiết có thể kiểm định từ các sự kiện thực tiễn nhằm xây dựng các tiêu chí được xác định trước và hoàn thiện các giải pháp nhằm thực hiện các tiêu chí một cách tốt nhất.
+ Phương pháp thống kê toán học: Xử lý các vấn đề, các số liệu thu thập được và sắp xếp chúng có hệ thống theo một trật tự logic nhất định. + Nghiên cứu cơ sở lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, trong đó có các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Kết cấu của đề tài
Đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau
Giải pháp nâng cao quyền tự chủ tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau
- Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu là một bước cải cách, làm thay đổi căn bản nhận thức, phương thức, nội dung thủ tục quản lý tài chính đối với sự nghiệp có thu từ Trung ương đến địa phương, chuyển từ cơ chế “bao cấp” sang cơ chế “thị trường”, xác định trách nhiệm đầy đủ của chủ thể sử dụng NSNN là các đơn vị sự nghiệp có thu, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinh phí (bao gồm nguồn ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp…) đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị; bảo đảm chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng, thực hiện tốt hơn quy định công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính. Thủ trưởng đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính được quyền chủ động, tự quyết và tự chịu trách nhiệm; tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước và tăng nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động sự nghiệp; tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức, biên chế, thực hiện hợp đồng lao động, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo hướng đa dạng hoá các loại hình; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu; tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Vì những lý do đó và nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức phục vụ cho công việc hiện em đang phụ trách và cũng nhằm tìm ra giải pháp nâng cao quyền tự chủ tại đơn vị cũng như tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau, nên em quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao quyền tự chủ tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. Những vấn đề được nghiên cứu, trình bày trong chương này là cơ sở tham chiếu để nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác tài chính, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau trong thời gian vừa qua, đồng thời là lý luận soi đường để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trung tâm trong tương lai.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
Bằng nhiều hình thức tự đào tạo, liên kết đào tạo, tranh thủ các nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, Trung tâm đã huy động, tạo lập được nguồn thu đáng kể vừa nhanh chóng xây dựng được cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, đủ đáp ứng trước mắt yêu cầu nhiệm vụ phát triển hoạt động Giáo dục – Đào tạo, vừa bảo đảm chất lượng đào tạo và trên hết, tự chủ được một phần kinh phí, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cán bộ, viên chức của Trung tâm. Thương hiệu về tri thức của mỗi cơ sở đào tạo không ngẫu nhiên mà có, nó chỉ được tạo ra khi đơn vị đào tạo đó giải quyết được đồng thời ba vấn đề: Đội ngũ cán bộ giáo viên phải vừa hồng vừa chuyên và tâm huyết với nghề nghiệp; phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo bao gồm thư viện, phòng học, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, trang thiết bị thực hành, thực tập phải khang trang, hiện đại;.
Người học được tuyển vào qua các kỳ tuyển sinh phải đủ trình độ, năng lực và say mê với ngành nghề được đào tạo.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
- Mục tiêu chiến lược: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, kỷ cương và có chất lượng; đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên có trình độ, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; người học có tri thức, có kỹ năng sống, có khả năng tự học và có khả năng thích ứng với môi trường sống, học tập và làm việc. Cơ cấu đào tạo gồm: chương trình Trung học cơ sở, trung học phổ thông, hệ Giáo dục thường xuyên, chương trình ứng dụng tin học, ngoại ngữ; bồi dưỡng văn hóa; phối hợp với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề để vừa dạy nghề vừa dạy văn hóa; với trung tâm học tập cộng đồng để cập nhật kiến thức, kỹ năng và học nghề ngắn hạn theo nhu cầu học tập của người học; liên kết với các.
- Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát nội bộ khi thực thi quyền tự chủ về tài chính là giải pháp hữu hiệu không chỉ giúp lãnh đạo định hướng, phòng ngừa, minh bạch về tài chính của Trung tâm, mà còn giúp lãnh đạo Trung tâm thu được những thông tin phản hồi về đối tượng quản lí đầy đủ, sát thực hơn; giúp cơ quan quản lý nắm bắt kịp thời và chính xác tình hình tự chủ tài chính của đối tượng quản lý, giúp cho đối tượng quản lý sửa chữa những thiếu sót, tăng cường việc thực hiện có hiệu quả các quyết định quản lý tài chính; kịp thời ngăn ngừa những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán của cơ quan, tổ chức và cá nhân; đồng thời giúp cơ quan quản lý tài chính cấp trên tăng cường pháp chế tài chính; xem xét tính đúng đắn của các quyết định quản lý, thấy được những thiếu sót, khuyết điểm trong tổ chức điều hành, những sơ hở trong quản lý để nghiên cứu. - Tăng cường liên kết với doanh nghiệp, xã hội hóa công tác Giáo dục – đào tạo sẽ trực tiếp làm gia tăng và ổn định nguồn thu bởi những lợi ích mà nó đem lại cho Trung tâm là: 1/ Đa dạng hóa nguồn thu; 2/Điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo sát với thực tiễn sản xuất giúp Trung tâm “Đào tạo cái xã hội cần chứ không đào tạo cái mình có”; 3/ Tận dụng được cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp; 4/Đưa lực lượng giáo viên thực tế tại doanh nghiệp nâng cao năng lực thực hành, cập nhật kỹ năng tổ chức sản xuất và công nghệ mới vào giảng dạy và 5/ Giải quyết được ‘Đầu ra” cho học viên nên có tác dụng hữu hiệu cho “đầu vào”.
Tóm lại: Các cán bộ lãnh đạo, cán bộ tài chính, giáo viên của Trung tâm cũng như cán bộ tài chính của các Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau khi được hỏi đều cho rằng các giải pháp nhằm nâng cao tính tự chủ về tài chính của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau mà luận văn đề xuất đều cấp thiết và có khả năng thực hiện tốt. Đồng thời chỉ rừ, để cỏc giải phỏp vận hành thụng suốt, hiệu quả thỡ cỏc cơ quan quản lý nhà nước về tài chính giáo dục, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau phải căn cứ vào một số điều kiện nhất định cũng như phải thực hiện một cách đồng bộ vì các giải pháp này có quan hệ biện chứng, luôn vận động và không thể tách rời nhau.