Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng. - Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các nhà quản lý chỉ đạo và điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững. Các kết quả nghiên cứu có thế giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phù hợp, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của huyện Đông Hưng 1. Điều kiện tự nhiên

Tóm lại nguồn nước mặt và nước ngầm ở huyện Đông Hưng khá phong phú, vấn đề ở chỗ cần quy hoạch khai thác nguồn nước cho hiệu quả, cần cải tạo hệ thống thủy lợi để phục vụ thâm canh, tăng diện tích tưới tiêu chủ động, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai. - Ô nhiễm môi trường do hoạt động của các làng nghề đang là vấn đề rất bức xúc do công nghệ sản xuất thủ công lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, nằm xem kẽ trong dân cư và hầu hết không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải. - Tại một số khu trung tâm cụm xã, chợ cóc, chợ thị trấn Đông Hưng, các cụm công nghiệp tập trung đã thải ra môi trường nhiều loại phế thải khác nhau, tuy chưa trầm trọng, nhưng cũng cảnh báo trong tương lai cần có các biện pháp quản lý nguồn phế thải, nước thải này, đồng thời cần có công nghệ xử lý chống ô nhiễm môi trường giữ cho cảnh quan đô thị và nông thôn trong sạch và bền vững.

Để giải quyết công ăn việc làm cho lao động huyện Ủy và UBND huyện đã có nhiều giải pháp, trong đó có việc xuất khẩu lao động, tiếp tục có chính sách hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư để phát triển công nghiệp, các xí nghiệp liên doanh vào Đông Hưng. Thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong huyện ở mức bình quân chung của tỉnh khoảng 2,0 triệu đồng/tháng nhưng mức thu nhập phân bố cũng không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là giữa khu vực nông thôn với thành thị; giữa những hộ sống ven các trục đường chính, gần các khu vực thương mại và những hộ sống xa các yếu tố trên. -Áp dụng tích cực những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới như đưa giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt vào thâm canh theo cơ chế thị trường, chính vì vậy đã tăng hiệu quả đồng vốn đầu tư, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập cho người dân.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng 1.Hiện trạng va biến động sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đông

Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất còn chưa đồng đều, ý thức khai thác gắn liền với bồi dưỡng cải tạo đất ở một bộ phận dân cư chưa thật tốt gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất nói riêng, môi trường sinh thái nói chung. Tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp của huyện chủ yếu được khai thác theo hướng đầu tư thâm canh nâng cao hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp hiện có bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng con nuôi, cơ cấu mùa vụ, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng tập trung, nâng cao hệ số sử dụng đất canh tác, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,…. - Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất cụm công nghiệp đạt thấp chủ yếu cũng là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn chậm, nhất là thiếu vốn để thực hiện nên việc thực hiện các hạng mục của quy hoạch gặp khó khăn như cụm công nghiệp Đông La, Đông Xuân, Đông Động, Hồng Châu….

Sự hình thành và phân bố của các các loại hình sử dụng đất xuất phát từ đặc điểm tự nhiên của huyện, tập quán sản xuất của nhân dân địa phương, từ yêu cầu tiêu thụ sản phẩm, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Đông Hưng và của tỉnh Thái Bình. Điểm hạn chế lớn nhất của hệ thống sử dụng đất này là việc tiêu thụ sản phẩm cây cà chua, vì thu hoạch diễn ra trong thời gian ngắn, cà chua khó bảo quản, chi phí bảo quản cao, quá trình vận chuyển tiêu thụ khó khăn hơn vì cà chua dễ bị dập nát, nếu không có nhà máy chế biến nông sản thu mua mà chỉ bán ra thị trường cho người tiêu dùng trên địa bàn huyện thì khả năng tiêu thụ một khối lượng lớn cà chua (hàng ngàn tấn) khi vào mùa thu hoạch đại trà trên địa bàn huyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trên cơ sở hướng dẫn của FAO trong việc lựa chọn các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, căn cứ vào thực trạng số liều điều tra, phân tích bổ sung về điều kiện tài nguyên đất, địa hình tương đối, thành phần cơ giới, độ phì nhiêu, chế độ tưới, tiêu, các tính chất lý hoá của đất, v.v.., căn cứ quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cấp huyện theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 8409:2010) về quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp; quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 8409:2011) xuất bản lần 2 năm 2011; các chỉ tiêu được lựa chọn để tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Đông Hưng gồm 5 chỉ tiêu: loại đất, địa hình tương đối, thành phần cơ giới, chế độ tưới,chế độ tiêu.

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Hưng năm 2017 Thứ tựMỤC ĐÍCH SỬ DỤNGMãDiện tích năm 2017
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Hưng năm 2017 Thứ tựMỤC ĐÍCH SỬ DỤNGMãDiện tích năm 2017

Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu: Mức độ chấp nhận của người dân với các loại hình sử dụng đất; khả năng thu hút lao động, giải quyết côngăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nhân dân; sự đa dạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng thêm sản phẩm thu nhập của người dân. Việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm vànâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việclàm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Mặt khác, việc phát triển sản xuất nông nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động là gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xãhội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên.

Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại với môi trường sinh thái là vấn đề đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong sử dụng đất thông qua đánh giá mức độ sử dụng phân bón, sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật của các cây trồng trên địa bàn huyện. + Ảnh hưởng đến tính chất hóa học trong đất: Phân vô cơ có khả năng làm mặn hóa do tích lũy các muối, làm cho đất bị phèn hóa, đất phèn tiềm tàng thành đất phèn hoạt động khi bón phân chứa gốc sunphát.

Bảng 3. 13.Kết quả điều tra năng suất một số cây trồng chính Loại cây trồng,Đơn vị
Bảng 3. 13.Kết quả điều tra năng suất một số cây trồng chính Loại cây trồng,Đơn vị

Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng

Căn cứ vào định hướng trong những năm tới kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thái Bình nói chung cũng như của huyện Đông Hưng nói riêng cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, phát triển bền vững và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp , phát triển sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao, nâng cao năng suất,. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện đã được đánh giá ở trên và theo những mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện thì hướng phát triển nông nghiệp của huyện trong giai đoạn tới là đa dạng hóa hệ thống cây trồng với cơ cấu mùa vụ và hệ số sử dụng đất tăng. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương cho thấy muốn chuyển đổi cây trồng nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa các huyện trong khu vực cũng như các tỉnh lân cận Thái Bình cũng là 1 yếu tố quan trọng để tìm ra những nguồn thu mua sản phẩm nông nghiệp với số lượng lớn và giá thành cao hơn. Giữ ổn định các LUT chuyên lúa với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa và LUT chuyên rau màu với kiểu sử dụng đất Lạc – ngô – khoai tây để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện và góp phần cung ứng gạo, khoai tây cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Hưng cho thấy huyên tồn tại hạn chế về: thị trường tiêu thụ sản phẩm, giống cây trồng, vốn đầu tư sản xuất của người dân..và chưa khai thác được hết tiềm năng của huyện.

Bảng 3. 17: Các LUT được lựa chọn Loại hình sử dụng dất Kiểu sử dụng đất
Bảng 3. 17: Các LUT được lựa chọn Loại hình sử dụng dất Kiểu sử dụng đất

Kiến nghị