Đảm bảo sinh kế bền vững cho đồng bào Khmer Tây Nam Bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Trong đó: phương pháp hệ thống và lôgic được áp dụng để sắp xếp các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án theo từng nội dung luận án tiếp cận đảm bảo tính logic và khoa học; phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp trừu tượng hóa khoa học được áp dụng để phõn tớch làm rừ cỏc lĩnh vực đó được cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu làm rừ, đồng thời chỉ ra các vấn đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu làm căn cứ lựa chọn hướng nghiên cứu của luận án. Trong đó: Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp lụgic, phương phỏp phõn tớch được ỏp dụng để hệ thống, khỏi quỏt húa và làm rừ cỏc vấn đề lý luận về đảm bảo sinh kế bền vững của dân tộc thiểu số và đồng bào Khmer đã được các nhà nghiên cứu đưa ra trong các công trình công bố trước đây;.

Ý nghĩa khoa học trong kết quả nghiên cứu của luận án

Trong đó NCS đã phát trực tiếp 300 phiếu trưng cầu ý kiến dành cho hộ Khmer tại 4 tỉnh thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án, cụ thể như sau: tỉnh Sóc Trăng 150 phiếu, tỉnh Trà Vinh 50 phiếu, tỉnh An Giang 50 phiếu, tỉnh Kiên Giang 50 phiếu. - Kết quả công trình nghiên cứu trong đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác hoạch định và thực thi chính sách về đảm bảo sinh kế bền vững của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ và là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này.

Những đống góp mới của luận án

Kết cấu của luận án

CÁC NGHIấN CỨU ĐÃ CễNG BỐ Ở NƯỚC NGOÀI Cể LIấN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

    Muhammad Asiful Basar (2009), Climate Change, Loss of Livelihood and the Absence of Sustainable Livelihood Approach: A Case Study of Shymnagar, Bangladesh [119]. Master In Asian Studies. Nghiên cứu đã đưa ra bốn phát hiện chính: 1) khí hậu có những thay đổi lớn trong vài thập kỷ qua ở Sundarbans; 2) do biến đổi khí hậu, các mô hình sinh kế của các cộng đồng ven biển trong SRF cũng đang thay đổi; 3) Nuôi tôm nước lợ không có kế hoạch đã gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng trong SRF và độ mặn đã tăng lên trong vài thập kỷ qua, 4) những nguồn tài nguyên dễ bị tổn thương đang thiếu hụt để này cộng đồng đạt được sinh kế bền vững, điều này càng làm tăng tính dễ bị tổn thương. Kết quả nghiên cứu của dự án đã đưa ra được các khái niệm cơ bản về sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, đề xuất các tiêu chí để xác định và lựa chọn loại hình Sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu, những phát hiện về biến đổi khí hậu và mô hình sinh kế cho người ít đất và người nghèo, người dân tộc thiểu số.

    CÁC NGHIấN CỨU ĐÃ CễNG BỐ Ở TRONG NƯỚC Cể LIấN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

      Nội dung cuốn sách nhằm giải quyết một số vấn đề về giảm nghèo đối với đồng bào Khmer trên cơ sở tiếp cận không chỉ qua các chính sách hỗ trợ về kinh tế, mà còn đi sâu nghiên cứu về đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, nét văn hóa truyền thống, tín ngưỡng đặc thù của dân tộc Khmer, tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và đề ra phương hướng, giải pháp cơ bản góp phần giảm nghèo cho đồng bào một cách thiết thực nhất. Về chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Quan điểm, nhận thức và sự am hiểu thông tin, kinh nghiệm của một số cán bộ làm công tác dân tộc và tham mưu tổ chức triển khai thực hiện chính sách cho đồng bào dân tộc còn rất nhiều hạn chế, yếu kém; còn bất cập trong việc phân công cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở phải kiêm nhiệm thêm nhiều lĩnh vực chuyên môn khác… nên việc tham mưu tổ chức triển khai thực hiện chính sách cho đồng bào dân tộc chưa sâu sát, mang tính đối phó….

      ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CễNG BỐ Cể LIấN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

        Thứ nhất, về lý luận các công trình nghiên cứu công bố trên đã hệ thống hóa lý luận về vấn đề sinh kế và đảm bảo sinh kế bền vững cho các đối tượng nghiên cứu và làm rừ tầm quan trọng của sinh kế bền vững, sự cần thiết phải giải quyết sinh kế bền vững cho các đối tượng nghiên cứu ở các nước nói chung, trong đó có chú ý đến vấn đề sinh kế bền vững cho nhóm yếu thế như người nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nữ Các nghiên cứu trên cũng đã rút ra mối quan hệ giữa sinh kế bền vững. Tựu trung các tác giả tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của các nhóm yếu thế trong xã hội như người nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ … ; vai trò của nguồn lực sinh kế đối với lựa chọn hoạt động sinh kế, hoặc nghiên cứu vai trò của hoạt động sinh kế đối với giảm nghèo… .Trong chương, NCS đã khái quát các nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước để xác định khoảng trống nghiên cứu của đề tài.

        MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA ĐỒNG BÀO KHMER TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

          Từ những căn cứ nêu trên, tác giả cho rằng, đảm bảo SKBV cho đồng bào Khmer trong bối cảnh biến đổi khí hậu là quá trình các chủ thể nhà nước, doanh nghiệp và các hộ Khmer thực hiện hệ thống các biện pháp để các hộ có được nguồn lực sinh kế, thực hiện các hoạt động sinh kế thuận lợi, phát huy được bản sắc và giá trị văn hoá tiến bộ, trên cơ sở đó vừa tạo ra cơ sở vật chất, tinh thần để duy trì ổn định cuộc sống hiện tại vừa tạo ra tiền đề để các hộ Khmer có khả năng thích ứng được với các tác động không mong muốn của biến đổi khí hậu trong tương lai (nếu có) xảy ra. Các chiến lược sinh kế bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sau đây của nguồn lực sinh kế: đối với nguồn lực con người như khả năng lao động thấp, không có trình độ văn hóa, kỹ năng lao động còn hạn chế; đối với nguồn lực tự nhiên liên quan đến thiếu đất sản xuất, các cú sốc bất lợi như biến đổi khí hậu, dịch bệnh; đối với nguồn lực tài chính là lương thấp và không được tiếp cận tín dụng; đối với nguồn lực vật chất như thiếu nước sạch để sử dụng, nhà ở dột nát, thông tin liên lạc kém; đối với các nguồn lực xã hội là vị trí trong xã hội thấp, bất bình đẳng giới trong hoạt động sản xuất và các yếu tố dân tộc như những hủ tục lạc hậu.

          Sơ đồ 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID
          Sơ đồ 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID

          NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

            Tổ chức sản xuất kinh doanh là sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, qui mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường.Việc tổ chức sản xuất hợp lí sẽ đem lại hiệu quả cao như: Cho phép hoặc góp phần quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như nguyên nhiên liệu, vật liệu, lao động, máy móc thiết bị trong doanh nghiệp. Có thể sử dụng tiêu chí để đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động đảm bảo sinh kế bền vững của đồng bào Khmer như; mức độ phù hợp của mô hình sản xuất, kinh doanh với các nguồn lực sinh kế sẵn có của đồng bào Khmer; Quy mô các tổ chức sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình Khmer; Tính liên tục, không bị gián đoạn trong sản xuất, kinh doanh do những nguyên nhân chủ quan, khách quan gây ra như: sản xuất không cân đối, thiếu nguyên vật liệu, thiết bị máy móc hỏng hay những tác động của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan… ; Mức độ ổn định của thị trường, giá cả hàng hóa ….

            KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO KHMER TRONG BỐI

              Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phối hợp lồng ghép với các chương trình, chính sách khác trên địa bàn như: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường bền vững, xem đây là một trong những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói chung và Vùng Tây Nguyên nói riêng. Hiện nay, nhiều tri thức bản địa có ảnh hưởng tích cực và đang được sử dụng trong hoạt động sinh kế của đồng bào như: Tri thức trong nghề thủ công (lựa chọn nguồn nguyên liệu, kỹ thuật chế biến bảo quản sản phẩm..); tri thức trong trồng trọt (hệ thống nông lịch, ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, kỹ thuật đa canh, xen canh…) và trở thành mô hình phát triển sinh kế gắn với tri thức bản địa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đồng thời gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch.

              TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA ĐỒNG BÀO KHMER TÂY NAM BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ

                Trong những năm vừa qua, để hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước bên cạnh việc nâng cao năng lực hoạt động của chính quyền các địa phương, Đảng đã thành lập “Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ”, đây là cơ quan lãnh đạo trực tiếp của Đảng tại khu vực Tây Nam Bộ với nhiệm vụ chính là: chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng từ cấp bộ tới chính quyền địa phương về triển khai thực hiện các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo…; tham mưu cho Đảng, Nhà nước về các chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng… nhằm củng cố thế trận toàn dân trong ngăn chặn các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Thống kê cho thấy mô hình hợp tác sản xuất của các địa phương nơi có đồng bào Khmer sinh sống tập trung chiếm tỷ lệ cao cho thấy: An Giang có 89 doanh nghiệp, hợp tác xã đang thực hiện các hoạt động sản xuất với các địa phương có đồng bào Khmer sống tập trung và có thực hiện liên kết sản xuất với các hộ gia đình là người Khmer (trong đó có 44 doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông sản, 24 hợp tác xã chế biến lâm sản, 21 doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến thuỷ sản); Kiên Giang có 1.275 doanh nghiệp, hợp tác xã đang thực hiện các hoạt động sản xuất với các địa phương có đồng bào Khmer sống tập trung và có thực hiện liên kết sản xuất với các hộ gia đình là người Khmer (trong đó có 552 doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông sản, 373 hợp tác xã chế biến lâm sản, 350 doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến thuỷ sản); Sóc Trăng có 425 doanh nghiệp, hợp tác xã đang thực hiện các hoạt động sản xuất với các địa phương có đồng bào Khmer sống tập trung và có thực hiện liên kết sản xuất với các hộ gia đình là người Khmer (trong đó có 289 doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông sản, 17 hợp tác xã chế biến lâm sản, 119 doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến thuỷ sản); Trà Vinh có 457 doanh nghiệp, hợp tác xã đang thực hiện các hoạt động sản xuất với các địa phương có đồng bào Khmer sống tập trung và có thực hiện liên kết sản xuất với các hộ gia đình là người Khmer (trong đó có 369 doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông sản, 80 hợp tác xã chế biến lâm sản, 8 doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến thuỷ sản) (xem bảng 3.2).

                ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA ĐỒNG BÀO KHMER TÂY NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ

                  Tóm lại, mức độ tác động của thể chế kinh tế tới đảm bảo sinh kế bền vững của đồng bào dâm tộc Khmer trong bối cảnh biến đổi khí hậu là rất lớn, nhờ những chính sách cụ thể, thiết thực và được thực thi đầy đủ, nghiêm túc bởi các cơ quan chức năng tại địa phương đã góp phần tạo lập thể chế kinh tế đồng bộ, hoàn thiện tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập từ đó góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo sinh kế bền vững cho đồng bào Khmer trong điều kiện mới của biến đổi khí hậu hiện nay. Một là, lao động chưa qua đào tạo: Kết quả khảo sát chỉ ra rằng lực lượng lao động chưa qua đào tạo nghề trong cộng đồng dân tộc Khmer còn chiếm tỷ trọng rất lớn 164/266 phiếu trả lời tương đương 61,7%, đặc biệt đối tượng thuộc nhóm này có độ tuổi trung bình từ 40-60 và trên 60 tuổi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số phiếu khảo sát, đây là lực lượng lao động chính đảm bảo thu nhập để tạo lập sinh kế bền vững cho các hộ gia đình (xem bảng 3.2).

                  Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả khảo sát về trình độ tay nghề của đồng bào Khmer Trình độ tay nghề
                  Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả khảo sát về trình độ tay nghề của đồng bào Khmer Trình độ tay nghề