MỤC LỤC
Quá trình dạy học tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho SV ngành SPAN. Các biện pháp, phương pháp dạy học tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho SV Đại học SPAN.
(3) Thực trạng dạy học các tác phẩm khí nhạc Việt Nam nói chung và của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc hiện nay như thế nào?. (4) Quá trình tổ chức dạy học và các biện pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụng tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân trong dạy học cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc ở Việt Nam hiện nay?.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu về chương trình đào tạo, đề cương chi tiết của ngành Sư phạm âm nhạc của từng trường, điều này giúp chúng tôi nắm được mục tiêu và nội dung dạy học, thời lượng, phương pháp, quy mô, hình thức tổ chức dạy học…; nghiên cứu giáo án lên lớp, tập bài giảng của GV khi thực hiện dạy học các tác phẩm khí nhạc và kết quả học tập của SV Đại học SPAN. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Chúng tôi kế thừa kinh nghiệm của các chuyên gia, các nhà sư phạm, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy các tác phẩm khí nhạc Việt Nam thông qua việc nghiên cứu, phân tích tài liệu, trao đổi và phỏng vấn… Ngoài ra, chúng tôi còn tổng kết được các kinh nghiệm giảng dạy của các GV thông qua điều tra khảo sát, phỏng vấn, phiếu hỏi.
Luận án nghiên cứu dạy học tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho sinh viên SPAN dựa trên mục tiêu dạy học của chương trình ngành Sư phạm âm nhạc và chương trình chi tiết của các môn học liên quan đến dạy học khí nhạc chẳng hạn như Phân tích tác phẩm, Âm nhạc Việt Nam/Lịch sử âm nhạc Việt Nam… Chuẩn đầu ra và mục tiêu dạy học của chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các môn học có liên quan nêu trên sẽ là cơ sở để luận án đưa ra các phương pháp, biện pháp dạy học các tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho sinh viên SPAN. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân không chỉ là một nhạc sĩ, ông còn là chỉ huy dàn nhạc, chủ tịch hội nhạc sĩ Việt Nam, nhà giáo ưu tú với những đóng góp lớn trong sự nghiệp đào tạo ra nhiều thế hệ nhạc sĩ sau này… Việc sử dụng các tác phẩm của ông để dạy học một số môn kiến thức âm nhạc như: âm nhạc Việt Nam, phân tích tác phẩm, giới thiệu nhạc cụ, hoà thanh… cho sinh viên ĐHSP âm nhạc góp phần bổ sung học liệu của các môn học thêm phần phong phú, sinh viên còn biết thêm được chân dung của một nhạc sĩ có nhiều đóng góp lớn trong nền âm nhạc Việt nam, giúp sinh viên có thêm kiến thức về âm nhạc dân tộc, cấu trúc, hình thức, thể loại, hoà thanh và các loại nhạc cụ cũng như tính năng của chúng….
Đặc biệt, trên cương vị người chỉ huy dàn nhạc, bên cạnh việc tham gia dàn dựng và chỉ huy trong một số chương trình biểu diễn của các dàn nhạc như: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Dàn nhạc Nhạc viện Hà Nội, Dàn nhạc Giao hưởng thành phố Hồ Chí Minh hay Dàn nhạc Nhà hát Nhạc- vũ kịch Việt Nam. Ông đã từng là Trưởng ban biên tập âm nhạc tại Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam (năm 2000); Phó tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam và đại biểu Quốc hội khoá XI (khoá 2000-2005), Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam (từ năm 2005-2020), hiện nay nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đang giữ chức chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và ông cũng đang tham gia giảng dạy các học viên cao học chuyên ngành sáng tác tại học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Bản giao hưởng này được ra đời xuất phát từ sự xúc động sâu sắc của nhạc sĩ với bài thơ “Kính tặng các bà mẹ Việt Nam anh hùng” của nhà thơ Trương Quang Được: “Một nếp nhà tranh bên sông vắng/ Một chiếc thuyền nan chở đầy trăng/ Ai đó chờ ai trong im ắng/ Đã mấy xuân rồi, dứt chiến tranh”. Thông thường, các làn điệu Chèo sẽ được chia thành các trổ, mỗi trổ sẽ có một chức năng, nhiệm vụ và nội dung riêng (thường được chia thành: trổ mở đầu, trổ thân, trổ nhắc lại, trổ kết…), giữa các trổ được liên kết với nhau bằng câu lưu không do nhạc cụ thể hiện.
Phân tích cấu trúc, hình thức 6 tác phẩm của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhằm mục đích có tư liệu cho GV khi dạy các tác phẩm này biết được tác phẩm có cấu trúc như thế nào (toàn tác phẩm, từng chương của tác phẩm), trên cơ sở đó có căn cứ để giới thiệu, phân tích cho SV trong hai môn PTTP và ANVN. Khi giới thiệu bản này cho môn ANVN, GV có thể cho SV biết cấu trúc của tác phẩm gồm 4 phần diễn tấu liên tục không ngừng nghỉ, một phương pháp sáng tác đã được sử dụng ở trường phái âm nhạc lãng mạn châu Âu thế kỷ XIX, cho thấy nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã tiếp thu ngôn ngữ của âm nhạc châu Âu sau thời kỳ cổ điển.
Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra rằng trong công tác đào tạo SPAN, thông qua hệ thống bài giảng, cần chú trọng đến việc giáo dục cho SV được làm quen, nhận thấy được cái hay cái đẹp của nghệ thuật âm nhạc truyền thống, hiểu biết và có thái độ trân trọng âm nhạc của đất nước dân tộc Việt Nam và khẳng định rằng cần có nền tảng vững chắc là âm nhạc truyền thống trước khi các thầy cô giáo tương lai tìm hiểu và nghiên cứu các tri thức khác của tinh hoa nghệ thuật thế giới và giới thiệu lại những điều đó cho nhiều thế hệ học sinh, SV. Khi dạy học về khí nhạc mới Việt Nam sau năm 1975, bên cạnh việc giới thiệu tên tuổi của các nhạc sĩ sáng tác khí nhạc nổi bật như Chu Minh, Nguyễn Văn Quỳ, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Đình Phúc, Phúc Linh… là những nhạc sĩ đã nổi tiếng từ những giai đoạn trước, cần thiết giới thiệu và cho SV nghe chủ đề trong một số tác phẩm khí nhạc của các nhạc sĩ mới nổi lên như Trần Trọng Hùng, Đặng Hữu Phúc, Nguyễn Cường, Đỗ Hồng Quân… Lựa chọn tác phẩm của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân như Dáng rồng lên để thấy được tác giả Việt Nam đã kết hợp thủ pháp sáng tác phương Tây với khai thác chất liệu dân gian như thế nào qua sử dụng quãng của bài đồng dao Rồng rắn lên mây, SV quen thuộc với bài đồng dao.
Trong những năm gần đây, nhà trường ngày càng có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ về mặt cơ sở vật chất; về mở rộng giao lưu hợp tác với nhiều tổ chức của các Quốc gia trường đại học, cơ sở giáo dục đào tạo về văn hoá nghệ thuật: Bộ Giáo dục và Thể thao - CHDCND Lào, dự án Voyage - Liên minh Châu Âu, tập đoàn Sachsische Lehmbaugruppe - CHLB Đức, Đại học BYU - Hoa Kỳ, Đại học Moscow - Liên bang Nga, Học viện Mỹ thuật Frosinone - Italia. Trong giai đoạn này, bên cạnh việc đào tạo diễn viên cung cấp cho toàn tỉnh nhà trường còn được mở thêm mã ngành GV Âm nhạc, Mỹ thuật phổ thông cho sở GD và ĐT tỉnh với hai hệ đào tạo TC và Cao đẳng với những mã ngành sau: Hệ Trung cấp gồm có: TC Thanh nhạc, Nhạc cụ (phương Tây; Organ - Guitare. Dân tộc; Đàn tranh, Tam thập lục, Nguyệt, Nhị, Sáo), TC diễn viên có (Chèo, Tuồng, Cải lương, Kịch nói, Đạo diễn, Múa), Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Bảo tàng, Thư viện, Phát hành sách, Biên tập thông tin, Nhiếp ảnh, Quản lý VHTT.
Qua các học phần thực tập sư phạm, SV được tiếp xúc với môi trường giáo dục phổ thông, có được những đánh giá mọi mặt về đối tượng giáo dục; vận dụng các kiến thức, kỹ năng có được trong quá trình học tập vào thực tiễn nghề nghiệp; thực hành xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục theo các quy định hiện hành; củng cố và hoàn thiện các kỹ năng dạy học âm nhạc của bản thân. Học phần Phân tích tác phẩm 2: gồm 3 tín chỉ, học phần này gồm những nội dung sau: Hình thức ba đoạn đơn; Hình thức ba đoạn phức; Hình thức rondo; Hình thức biến tấu; Giới thiệu hình thức sonate; Phương pháp viết tiểu luận phân tích nhiều tác phẩm cùng một chủ đề, cùng của một tác giả hoặc cùng thể loại; Giới thiệu trường ca, tổ khúc; Giới thiệu các thể loại giao hưởng, sonate, concerto, opera, oratorio, ballet.
Ban đầu với SV khá khó khăn nhưng qua thời gian các em quen và với sự hướng dẫn của GV, các em nhận dạng được các phần của hình thức sonate như chủ đề 1, chủ đề 2, phần trình bày, phần phát triển, phần tái hiện… SV còn nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc của các chủ đề, cách sử dụng dàn nhạc… Vì thế, dạy Phân tích tác phẩm và Âm nhạc Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng tác phẩm khí nhạc Việt Nam và của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, quan trọng là GV có cho SV được tiếp xúc nhiều với tổng phổ hay không. Với câu hỏi 2 có thể thấy, số SV nghe tác phẩm khí nhạc Việt Nam do yêu cầu của bài học chiếm tỉ lệ cao nhất (trừ tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng), đặc biệt SV nghe nhiều nhất các tác phẩm piano, điều này logic với việc các em học môn Nhạc cụ (thường là đàn phím điện tử, một số em học cả. Tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc Tác phẩm piano Tác phẩm thính phòng Tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng. Nghe tác phẩm khí nhạc Việt Nam ngoài giờ lên lớp. Nghe không chủ động Nghe để phục vụ học tập Nghe do yêu thích. piano) phải tập một số tác phẩm piano nên tìm nghe để học tập.
Dựa trên cơ sở mục tiêu đào tạo ngành Đại học SPAN đó là đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc có trình độ lý luận và thực hành để dạy học âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các trường văn hoá - nghệ thuật và các cơ sở đào tạo nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo trong nước và hội nhập quốc tế. Hơn thế nữa, việc đề xuất các biện pháp dạy học tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân sẽ giúp cho SV ngành Đại học SPAN hiểu sâu hơn về chân dung một nhạc sĩ - nhà giáo có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà, thay đổi quan điểm thẩm mĩ của SV và định hướng cỏc em tỡm hiểu về những giỏ trị cốt lừi truyền thống bên cạnh những yếu tố âm nhạc theo khuôn mẫu của nước ngoài.
Với những lợi ích mà tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đem lại, cùng với sự thiếu hụt trong giáo trình, tài liệu giảng dạy, thì việc lựa chọn đưa các tác phẩm khí nhạc của Đỗ Hồng Quân vào nội dung dạy học là cần thiết và phù hợp để đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc dạy học SV ngành SPAN tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW , ĐHSP Hà Nội, Đại học VHTT&DL Thanh Hoá. Về sự nghiệp của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, giới thiệu tổng quát những lĩnh vực ông sáng tác như khí nhạc, opera… Cần lựa chọn một hoặc vài trong số tác phẩm khí nhạc tiêu biểu xuất sắc nhất của ông để giới thiệu sâu hơn cho SV như Tứ tấu đàn dây, Tiếng vọng, Rhapsodie Việt Nam, Dáng rồng lên, Trổ một, Sắc xuân… Các chất liệu truyền thống được tác giả khai thác rất đa dạng, phong phú trong các tác phẩm của mình.
Ở nội dung này, SV được học về cách phân tích tác phẩm ở hình thức 3 đoạn đơn dựa trên các nguyên tắc và kỹ năng đã được học, rèn luyện từ những bài học trước đó là: nguyên tắc phân tích các phương tiện biểu hiện âm nhạc, nguyên tắc xây dựng tác phẩm âm nhạc, nguyên tắc cấu trúc trong tác phẩm âm nhạc, sự hiểu biết và kỹ năng phân tích hình thức 1 đoạn, hình thức hai đoạn. Từ sự kế thừa những phương pháp dạy học của các thế hệ đi trước, qua phần khảo sát thực trạng, chúng tôi đề xuất một số biện pháp mang tính khoa học để góp phần vào nâng cao chất lượng dạy và học một số môn kiến thức âm nhạc cơ bản cụ thể là Phân tích tác phẩm và Âm nhạc Việt Nam cho SV ngành Đại học SPAN tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW , ĐHSP Hà Nội và Đại học VHTT&DL Thanh Hoá.
Chúng tôi mong rằng, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, từng bước Việt Nam hoá giáo trình giảng dạy, đưa những tác phẩm khí nhạc - thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ - nhà giáo Đỗ Hồng Quân cho SV ngành Đại học SPAN. Hi vọng luận án sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, đóng góp một phần nghiên cứu vào công tác giảng dạy, học tập, sáng tạo nghệ thuật của GV - SV ngành Đại học SPAN, cũng như xu thế phát triển chung của giáo dục nghệ thuật nước nhà.