MỤC LỤC
Kết quả của nghiên cứu giúp cho lịch sản xuất (MPS) tốt hơn, giảm tình trạng thiếu linh kiện, kiểm soát tồn kho tốt hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giảm thời gian giao hàng, tăng sự hài lòng của khách hàng… Nghiên cứu cũng xem xét một số khía cạnh như hạn chế của luật pháp Hy Lạp, thiếu đào tạo nhân sự và mức độ chính xác của dữ liệu BOM [10]. Mức phục vụ khách hàng có thể được đánh giá bằng nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, tốc độ phục vụ, thái độ nhân viên, tính thân thiện… Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì tốc độ phục vụ hay đáp ứng kỳ hạn đơn hàng của khách hàng một cách nhanh chóng là một yếu tố then chốt trong việc canh tranh với các đối thủ trong cùng ngành sản phẩm.
➢ Lịch sản xuất chưa đáp ứng được kế hoạch sản xuất: Lịch sản xuất thường không đáp ứng được kế hoạch sản xuất, chưa có công cụ hỗ trợ để thực hiện Lịch sản xuất một cách chính xác và phản hồi khả năng đáp ứng một cách nhanh chóng. ➢ Chưa có các khối chức năng kiểm tra năng lực sản xuất: Chưa có các chức năng liên quan đến kiểm tra lịch sản xuất MPS và hoạch định yêu cầu vật tư MRP. ➢ Bất cẩn: Mặc dù đã được đào tạo về kỹ năng vận hành thiết bị nhưng vẫn có những trường hợp bất cẩn trong công việc dẫn đến sản phẩm không đạt chất lượng.
➢ Thiếu kỹ năng vận hành: Mặc dù công ty đã hoạt động từ năm 2014 nhưng hiện nay kỹ sư có kinh nghiệm nhiều nhất tại nhà máy sản xuất Ống nhựa mới chỉ có 3 đến năm kinh nghiệm làm việc, đôi khi vẫn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh thiết bị công nghệ cao. ➢ Thiếu nhân công: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và Việt Nam có một thời gian phải thực hiện 3 “tại chỗ” tại công ty dẫn đến tình trạng nhiều công nhân không tiếp tục làm việc và công ty đang nỗ lực tuyển dụng lại số lượng công nhân đã thôi việc.
Khi lập lịch sản xuất chưa có các bước thực hiện kiểm tra sát sao về năng lực sản xuất máy móc, thiết bị cũng như con người. Do tính chất về mở rộng sản xuất các mã sản phẩm mới nên đôi khi có tình trạng thay đổi BOM sản phẩm nhưng không được cập nhật sát sao, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên vật liệu xảy ra thường xuyên. Chưa có phương pháp tính toán rừ ràng để đảm cũng như liờn lạc thường xuyờn nhằm đảm bảo tính chính xác của kế hoạch vật tư.
Chưa thực hiện một kế hoạch mua sắm dài hạn gửi tới bộ phận thu mua nhằm tìm kiếm nhà cung cấp đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu kịp thời. Nguyên nhân này đến từ máy móc gây khó khăn trong quá trình sản xuất nhưng có thể giải quyết bằng việc tăng ca nên mức độ nghiêm trọng vừa phải.
Tiến hành phõn tớch hệ thống MRP II hiện tại của cụng ty để hiểu rừ hơn về hiện trạng của các khối chức năng. Chiến lược sản xuất hiện tại được đặt cho nhà máy tại Việt Nam là sản xuất tồn kho nhằm đáp ứng đơn hàng (Make to stock) và quản lý theo backorders. 3 Kế hoạch nguồn lực (RP) Được kiểm tra thông qua các kế hoạch chuyển giao sản xuất từ các nhà máy trên thế giới về Việt Nam.
Tuy nhiên, chưa có công cụ hỗ trợ để thực hiện Lịch sản xuất một cách chính xác và phản hồi khả năng đáp ứng một cách nhanh chóng. Dữ liệu BOM sản phẩm thay đổi định mức trong quá trình test sản phẩm dẫn đến sai sót trong quá trình hoạch định.
Năng lực sản xuất sẽ được tính dựa trên thời gian sản xuất trong 1 ngày chia cho cycle time được bộ phận sản xuất cung cấp. Trong đó, thời gian sản xuất 1 ngày là 8 giờ trừ đi phần thời gian họp đầu ngày, nghỉ giải lao và vệ sinh thiết bị. Ngoài ra, cũng xét thêm về tỷ lệ thành phẩm đạt là 90% và các vấn đề phát sinh như thiết bị sản xuất bị hư… được tính là 85%.
Sau khi thống nhất với bộ phận sản xuất thì năng lực sản xuất được trình bày như trong bảng dưới đây.
Do đó, vì bobin nhựa là sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại công ty nên số lượng tồn kho an toàn cho mỗi mã bobin là 1 bobin và tồn kho tối đa là 2 bobin. Thông tin về tồn kho bobin vào cuối tháng 10 được được trình bày trong phụ lục B của luận văn. Vì chiến lược sản xuất cho dòng sản phẩm ống nhựa đang được sử dụng là MTS nên tồn kho an toàn và tồn kho tối đa phụ thuộc vào tồn kho an toàn và tối đa của thành phẩm.
Tồn kho an toàn và tồn kho tối đa được tính toán dựa trên dữ liệu BOM sản phẩm ống nhựa và số lượng tồn kho an toàn và tồn kho tối đa của thành phẩm ống nhựa. Thông tin về tồn kho nguyên liệu vào cuối tháng 10 được được trình bày trong phụ lục B của luận văn.
Dữ liệu tồn kho cuối tháng 10 là dữ liệu đầu vào để thực hiện lịch sản xuất MPS. Dữ liệu tồn kho cuối tháng 10 là dữ liệu đầu vào để thực hiện lịch sản xuất MPS. Danh sách đơn hàng sẽ được cập nhật và là dữ lệu đầu vào để có thể thiết kế công cụ hỗ trợ cho hệ thống hoạch định nhu cầu nguồn lực tại công ty.
Dựa trên dữ liệu đơn hàng về ngày giao hàng, có thể kiểm soát số lượng backorders khi ngày giao hàng trễ hơn so với kỳ hạn khách hàng, lúc này sẽ cần phải ghi nhận lý do cho việc trễ đơn hàng của khách hàng. Đây là cơ sở để đánh giá công cụ có làm giảm nguyên nhân trễ đơn hàng do hệ thống hoạch định nhu cầu nguồn lực của công ty hay không.
Gross Requirements Số lượng bobin yêu cầu Dựa trên MPS và BOM sản phẩm cấp 1 Schedule Receipts Số lượng nhận theo kế hoạch. Số lượng tồn kho tháng trước + Số lượng nhận theo kế hoạch đã đặt trước đó + Số lượng nhận theo kế hoạch - Số lượng bobin yêu cầu Net requirements Số lượng yêu cầu sau khi trừ. Planned Order Receipts Số lượng nhận theo kế hoạch Số lượng nhận hàng theo kế hoạch đặt hàng trong thời đoạn MPS.
Planned Order Releases Số lượng kế hoạch đặt hàng Số lượng đặt hàng theo Net requirements làm tròn theo Lotsize. MRP cho hạt nhựa sẽ được tính theo BOM sản phẩm ống nhựa cấp 2, đầu vào của MRP hạt nhựa là MRP bobin nhựa.
Sau khi có MRP cho hạt nhựa sẽ tiến hành lập kế hoạch mua sắm nguyên liệu và gửi tới bộ phận thu mua tiến hành thương thảo với nhà cung cấp để tiến hành đặt hàng. Đối với MPS tháng 11, có tổng cộng 5 đơn hàng nguyên liệu sẽ phải đặt để đáp ứng MPS được trình bày trong hình bên dưới. Ngoài các thông tin đặt hàng, sẽ cần thêm thông tin về bộ phận đặt nguyên liệu, công đoạn nhận nguyên liệu và người yêu cầu đặt nguyên liệu.
Đối với bảng tính mới, MPS sẽ được tạo liên tục mỗi khi có nhu cầu từ khách hàng, hỗ trợ cho việc hoạch định trong tương lai và có thể lường trước được các vấn đề như không đủ năng lực sản xuất, cần tăng ca để có thể đáp ứng, rủi ro về việc trễ đơn hàng và chủ động liên lạc với khách hàng trước khi tình trạng trễ đơn hàng xảy ra. Chỉ số ATP: Đây là một chỉ số dùng để đánh giá khả năng đáp ứng đơn hàng trong một thời đoạn cụ thể, hỗ trợ cho nhân viên hoạch định có thể phản hồi việc đáp ứng đơn hàng hay không và có thể dự kiến về ngày giao hàng cho tập đoàn một cách nhanh chóng. Tương tự với chỉ số ATP ngày 6/11 là 93 ống nhựa ý nghĩa là trong giai đoạn từ ngày 7/11 tới trước thời gian phát hành MPS tiếp theo có thể nhận đơn hàng với số lượng tối đa là 93 ống nhựa.
Với MRP bobin nhựa sẽ hỗ trợ công đoạn sản xuất đùn nhựa có thể lên kế hoạch kiểm soát xưởng sản xuất một cách chủ động với kế hoạch yêu cầu bobin nhựa được phát hành đồng thời khi thực hiện MPS. Với MRP hạt nhựa sẽ hỗ trợ quản lý mua sắm hạt nhựa trong tương lai, giúp cho người hoạch định có một cái nhìn tổng quan về tình trạng tồn kho hạt nhựa, có thể trả lời các câu hỏi về số lượng cần mua, thời điểm yêu cầu mua hàng và thời điểm nhận hàng.
Phần lớn nguyên nhân dẫn đến việc trễ đơn hàng do Kỳ hạn giao hàng gấp và không có lịch tàu xuất hàng phù hợp. Kỳ hạn giao hàng gấp không có lịch tàu phù hợp (Dưới 7 ngày làm việc) 70 Logistics thiếu năng lực soạn hàng, cần tuyển thêm nhân viên 7 Kỳ hạn giao hàng không phù hợp (Kỳ hạn trong vòng 1 ngày) 2.