Phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ

MỤC LỤC

Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

Đặc điểm của phương thức này là hàng hóa không qua biên giới quốc gia, doanh nghiệp không cần thuê phương tiện vận tải, không cần mua bảo hiểm hàng hoá, không cần ra nước ngoài đàm phán…và do đó giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).

CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

    Các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu: sự bất ổn về chính trị sẽ làm chậm lại sự tăng trưởng, kìm hãm sự phát triển của khoa học công nghệ gây khó khăn cho việc cải tiến công nghệ tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu; bất ổn về chính trị sẽ làm cho môi trường kinh doanh bất ổn định gây tâm lý lo ngại cho những đối tác cung ứng nguyên vật liệu từ nước ngoài cho hoạt động sản xuất hàng hoá xuất khẩu và không hấp dẫn các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ngoài làm đối tác xuất khẩu của. Khi xuất khẩu hàng hoá từ quốc gia này sang quốc gia khách, doanh nghiệp phải đối mặt với hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các hàng rào này chặt chẽ hay lới lỏng phụ thuộc vào quan hệ kinh tế song phương giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu, điều đó có nghĩa là nếu một nước có quan hệ bền vững, tốt đẹp với các quốc gia khác sẽ tạo ra những tiền đề thuận lợi cho công việc đẩy mạnh xuất khẩu của nước đó.

    VAI TRề CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

    Vai trò của hoạt động xuất khẩu

    - Xuất khẩu trước hết làm cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có đầu ra ổn định, từ đó tạo ra thu nhập ổn định, lợi nhuận cao, mang về ngoại tệ để nhập khẩu tư liệu sản xuất và tái sản xuất mở rộng:Thông thường, một nhà nhập khẩu có ý định tìm kiếm nguồn cung cấp hàng hoá từ nước ngoài thì một trong những tiêu chuẩn mà họ quan tâm là: liệu năng lực sản xuất của nhà cung ứng đó có thể đáp ứng được đơn đặt hàng với khối lượng lớn hay không, nhà cung cấp đó có đáng tin cậy để có thể xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài được không?. - Thông qua xuất khẩu mà trình độ kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nâng lên: Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp buộc phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế về giá cả, chất lượng… điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất, hoàn thiện công tác quản lý về hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động bán hàng, dịch vụ bán hàng, thiết lập các kênh phân phối… Doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở các bên cùng có lợi, mở rộng thị trường, thị phần của mình, đồng.

    Một số chỉ tiêu chính nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu

    Nếu như chỉ tiêu Tổng kim ngạch xuất khẩu cho ta thấy được quy mô giá trị xuất khẩu và qua đó có thể dễ dàng so sánh được tổng kim ngạch xuất khẩu của thời kỳ này với thời kỳ cần so sánh thì chỉ tiêu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu lại đánh giá sự biến đổi của tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai kỳ với tổng kim ngạch kỳ cần so sánh để thấy được trong cùng khoảng thời gian hay thời kỳ hoạt động xuất khẩu thì kỳ này có kim ngạch xuất khẩu tăng hơn bao nhiêu % so với kỳ trước. Chỉ tiêu tốc độ tăng kinm ngạch có thể nhận hai giá trị: nếu nhận giá trị dương thì có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu kỳ này tăng hơn so với kỳ so sánh bao nhiêu %, từ đó giúp cho nhà quản lý thấ được hướng đi đúng và tiếp tục phát huy những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu; ngược lại nếu nó nhận giá trị âm thì có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu kỳ này giảm bao nhiêu % so với kỳ cần so sánh, khi đó nhà quản lý phải xem xét lại những hoạt động xúc tiến xuất khẩu của mình để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và từ đó đề ra những biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

    ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY Ở MỸ

    Đặc trưng thị trường dệt may Mỹ

    “Quản trị dây truyền cung cấp” là thuật ngữ chỉ quá trình bao gồm: phát triển sản xuất theo kỳ và đáp ứng nhanh các yêu cầu của thời kỳ, liên kết các số liệu về thống kê hàng tồn kho, các nhà cung ứng, những người cắt may và hệ thống giao hàng với nhau để loại trừ các hoạt động không có hiệu quả, giảm tồn kho, giảm chậm trễ khi đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Những công ty thiết lập được quan hệ bạn hàng tốt với các công ty này của Mỹ thì sẽ có những thuận lợi rất lớn do có sự hỗ trợ thông tin liên quan đến thị tường, nhờ đó sản phẩm của họ có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, tuy nhiên những công ty này sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào các công ty của Mỹ trong việc phân phối sản phẩm.

    Đặc điểm tiêu dùng hàng dệt may trên thị tường Mỹ

    Xu hướng này sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất mặt hàng dệt may trang trí nội thất như khăn, rèm, thảm…song đó lại là điều bất lợi cho các nhà sản xuất quần áo, nó cũng khiến cho việc mua quần áo mới không còn quan trọng đối với một số người và làm tăng thị phần của các loại quần áo và hàng trang trí nội thất bán qua đường bưu điện và internet. Đó là tâm lý chung của tất cả các khách hàng, song nếu làm một phép so sánh, ta sẽ thấy mức độ coi trọng giá cả của khách hàng Mỹ là khá cao: ở Colombia - đất nước nam Mỹ có mức sống còn thua xa Mỹ, có 84% người tiêu dùng sẵn sàng trả một khoản tiền cao hơn để mua một sản phẩm may mặc có chất lượng tuyệt hảo hơn, ở Italia tỷ lệ này là 76%, ở Pháp và Đức cũng khoảng 75%.

    Chính sách nhập khẩu sản phẩm dệt may của Mỹ 1. Quy định về thuế quan

    Nguyên tắc chung là đánh thuế theo giá giao dịch, nhưng giá giao dịch ở đây không phải giá trên hoá đơn mà phải cộng thêm nhiều chi phí khác như tiền đóng gói, tiền hoa hồng cho trung gian nếu người mua phả trả, tiền máy móc thiết bị cùa nhà nhập khẩu mua cấp cho nhà sản xuất để giúp nhà sản xuất làm ra được món hàng cần đặt, tiền lệ phí bản quyền, tiền thưởng thêm cho người bán nếu có. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng đi Mỹ, việc chọn có áp dụng những tiêu chuẩn trên hay không và áp dụng tiêu chuẩn nào trong hai tiêu chuẩn hoàn toàn dựa trên tình hình khách hàng của chính doanh nghiệp và nhu cầu cần cải thiện điều kiện làm việc và quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp đó.

    THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

    Khái quát chung về Công ty Dệt May Hà Nội

    Những năm tiếp theo, Nhà máy dần dần từng bước ổn định tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên gọn nhẹ, phù hợp với quy mô sản xuất, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo chữ tín đối với khách hàng. Thấy rừ hiệu quả đú, thỏng 3/1995, Bộ Cụng nghiệp nhẹ lại quyết định sỏt nhập Công ty dệt Hà Đông (một doanh nghiệp có bộ máy sản xuất cồng kềnh, trình độ quản lý yếu kém, thiết bị lạc hậu và thiếu vốn đầu tư) vào Xí nghiệp nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về vốn và thị trường để vực sản xuất đi lên.Từ tháng 3/1995, Nhà máy Dệt Hà Đông trở thành một nhà máy thành viên của Xí nghiệp.

    1.3.1. Sơ đồ tổ chức.
    1.3.1. Sơ đồ tổ chức.

    Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may sang Mỹ của Công ty

    Đối với ngành dệt may, với quan điểm nhìn nhận đây là một ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, có tỷ lệ hàng xuất khẩu lớn và được đánh gá là có tính phù hợp cao trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành công nghiệp này như miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, quy định mức thuế 0% để được hoàn thuế các mặt hàng xuất khẩu. Trước thời điểm Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết và có hiệu lực, Công ty đã mạnh dạn xuất khẩu một số sản phẩm của mình vào Mỹ, tuy rằng điều đó không mang về cho Công ty lượng kim ngạch đáng kể nhưng nó có ý nghĩa là những bước thăm dò, tìm hiểu thị trường Mỹ, mở đường cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực.

    10 quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ năm 2001

    Những thuận lợi và khó khăn thuộc về nội bộ doanh nghiệp 1. Về yếu tố con người

    Tuy nhiên với thị trường Mỹ, một thị trường còn mới mẻ và có nhiều những đòi hỏi khắt khe trong quan hệ thương mại thì đội ngũ cán bộ xuất khẩu của công ty mới chỉ đáp ứng được một phần những đòi hỏi về kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, tập quán thương mại Mỹ… Bên cạnh đó tay nghề của công nhân cắt may cũng là một vấn đề cần bàn tới, tuy là những người đã qua đào tạo nghề nhưng chiếm phần lớn trong số họ là còn trẻ, tay nghề chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm, trong khi. Trong việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường mới là thị trường Mỹ thì hình ảnh của Công ty là rất quan trọng mà hình ảnh của Công ty thì gắn liền với hình ảnh của sản phẩm, có nghĩa là sản phẩm của Công ty phải vừa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng Mỹ về chất lượng vừa phải đáp ứng được thị hiếu đa dạng và thường xuyên biến đổi của thị trường này.

    CÁC ĐIỂM MẠNH Cể THỂ PHÁT HUY VÀ CÁC CƠ HỘI Cể THỂ NẮM BẮT ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SANG THỊ

      MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. - Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực vào ngày 10/12/2001 tạo cơ hội xuất khẩu hàng dệt may của Công ty vào thị trường Mỹ là rất lớn do được hưởng NTR và chưa bị áp đặt hạn ngạch.

      Những biện pháp về phía Công ty 1. Về nguồn nhân lực

        Đồng thời Công ty nên chú trọng hơn nữa đến việc cung cấp thông tin cho phòng xuất nhập khẩu bằng việc trang bị hệ thống máy tính nối mạng internet để mỗi cán bộ xuất nhập khẩu đều có thể giao dịch với đối tác và tìm kiếm được những thông tin cần thiết cho nghiệp vụ của mình từ đó họ có thể tự nâng cao khả năng của mình và làm việc chủ dộng và hiệu quả hơn. - Trong việc tuyển dụng cán bộ xuất nhập khẩu, ngoài kỹ năng nghiệp vụ ra Công ty phải đặc biệt quan tâm đến khả năng ngoại ngữ của họ, đặc biệt những ngoại ngữ mà họ có thể sử dụng được và khả năng giao tiếp bởi vì đối với người cán bộ xuất nhập khẩu việc giao tiếp tốt và khả năng về ngoại ngữ là hết sức quan trọng, mặc khác còn dòi hỏi họ càng biết nhiều ngoại ngữ càng tốt để có thể quan hệ làm ăn với đối tác ở nhiều thị trường khác nhau.

        Những kiến nghị với Tổng Công ty dệt may Việt Nam và Nhà nước

          Tổng Công ty dệt may và Hiệp hội dệt may cần đóng vai trò là đầu mối xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và giải quyết vấn đề mà từng doanh nghiệp riêng lẻ không giải quyết được như: Tổ chức hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm, giao dịch mua bán chuyển giao công nghệ, mẫu mốt sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, cung cấp thông tin về thị trường, giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam…. Mặt khác nếu mối quan hệ kinh tế- chính trị tốt đẹp với Mỹ sẽ tạo thuận lợi cho nước ta trong việc đàm phán gia nhập tổ chức Kinh tế thế giới WTO, khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ càng có nhiều cơ hội hơn nữa để mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang Mỹ và các quốc khác có gia tham gia tổ chức này do được hưởng quy chế tối huệ quốc và điều đó làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam.