Khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI

MỤC LỤC

Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

    Trong quá trình vận chuyển nếu xảy ra chậm trễ ngoài sự kiểm soát của người được bảo hiểm như tàu đi chệch hướng dỡ hàng bắt buộc, chuyển tải ngoại tệ hoặc thay đổi hành trình thì HĐBH vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện người được bảo hiểm phải thông báo cho người bảo hiểm biết về việc xảy ra và phải trả thêm phí bảo hiểm nếu có yêu cầu.  Những chi phí và tiền công hợp lý nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm để đòi bồi thường và kiện người chuyên chở, người nhận uỷ thác hàng hoá hay người thứ 3 nào khác, với điều kiện những khoản chi này phải được giới hạn trong phạm vi những tổn thất thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm;.

    Công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

    Trong bối cảnh hiện nay, khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, nhận thức được tầm quan trọng của khâu khai thác, các doanh nghiệp bảo hiểm luôn chú trọng đặc biệt tới khâu này, và có sửa đổi bổ sung kịp thời để hoạt động khai thác ngày một hiệu quả hơn. Theo tạp chí Nga (08/2005), khái niệm về người khai khác bảo hiểm là chuyên gia hành nghề thương nhân (cơ quan) chuyên làm về công tác này, thay mặt công ty bảo hiểm có quyền nhận hay không bảo hiểm (hoặc tái bảo hiểm) những rủi ro xin được bảo hiểm trên cơ sở những quy đình của luật bảo. • Khai thác viên có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc khách hàng (đó là các công ty vận tải, công ty xuất khẩu, công ty nhập khẩu hoặc các chủ dự án..) nhằm kịp thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng và giới thiệu sản phẩm bảo hiểm phù hợp.

    Kết thúc quá trình đàm phán, người bảo hiểm cần để cho khách hàng nhận thấy mức phí đưa ra là hợp lý với mặt bằng chung trên thị trường, thích hợp với các điều kiện mà khách hàng lựa chọn, lợi ích của khách hàng luôn được đảm bảo và ưu tiên.

    BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PVI

    Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI

    Với năng lực tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và với kinh nghiệm trên 10 năm cung cấp đơn bảo hiểm cho các công trình dầu khí và các công trình dự án trọng điểm quốc gia, PVI đã hoàn toàn chiếm được niềm tin của khách hàng và hoàn toàn xứng đáng với niềm tin ấy khi cung cấp sản phẩm bảo hiểm chất lượng tốt, độ an toàn cao với mức phí cạnh tranh. PVI đã và đang thu xếp bảo hiểm cho các tài sản, công trình xây dựng lớn trong nước như: Nhà máy điện - đạm Phú Mỹ với trị giá bảo hiểm hàng triệu USD; công trình thủy điện Sơn La; thủy điện An Khê, Bản Chát; cầu Cần Thơ với giá trị bảo hiểm mỗi công trình hàng trăm triệu USD… Ngoài ra, còn bảo hiểm cho toàn bộ đội tàu của PTSC, VSP, phần lớn tàu VOSCO, BIENDONG, FALCON SHIPPING, VITRANSCHART, bảo hiểm tàu và đóng tàu của VINASHIN, bảo hiểm cho các chủ thầu nước ngoài như TECHNIC, BP, các tài sản liên doanh như HUYNDAI VINASHIN…. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện nâng cao chất lượng phục vụ, PVI đã tăng cường quan hệ hợp tác với các nhà bảo hiểm, các nhà môi giới tái bảo hiểm hàng đầu thế giới, tổ chức các cuộc hội thảo cho khách hàng nhằm thu xếp các chương trình bảo hiểm và đảm bảo việc thu hồi bồi thường từ thị trường nhanh chóng và thỏa đáng.

    Thông tin từ Đại hội cổ đông thường niên năm 2009 tổ chức ngày 16/4, kết thúc năm tài chính 2008, hầu hết các chỉ tiêu của PVI đều tăng trưởng, đưa công ty này trở thành nhà bảo hiểm lớn nhất Việt Nam về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và dẫn đầu thị trường bảo hiểm đối với các nghiệp vụ bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm tài sản – kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải và tái bảo hiểm.

    Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của PVI
    Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của PVI

    Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu tại Việt Nam

    Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Nhìn chung, hoạt động XNK hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành công nhất định, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu góp phần tạo việc làm cho người lao động và đặc biệt trở thành thị trường tiềm năng cho bảo hiểm hàng hoá XNK của Việt Nam khai thác. Ngoại trừ Bảo Việt thành lập năm 1965 có vốn lớn, các công ty bảo hiểm khác đều được thành lập sau Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, với mức vốn kinh doanh chưa tới 80 tỷ đồng, đến nay các công ty cũng đã lớn mạnh rất nhiều, vồn kinh doanh tăng gấp nhiều lần nhưng vẫn không thể sánh được với nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài ra đời cách đây hàng trăm năm, vốn kinh doanh hàng tỷ USD.

    Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định với phương thức giao hàng như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôi khi công việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bối cảnh năng lực hoạt động của các công ty bảo hiểm và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế.

    Bảng 2: Kim ngạch XNK hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2003-2008
    Bảng 2: Kim ngạch XNK hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2003-2008

    Thực trạng khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI

    Nắm bắt được tâm lý này, cán bộ khai thác của PVI chủ động giới thiệu với khách hàng về các điều kiện bảo hiểm, các lợi thế khi tham gia bảo hiểm trong nước như: trực tiếp giao dịch với người Việt Nam, thủ tục đơn giản, nhanh chóng hơn; tư vấn, hướng dẫn lựa chọn điều kiện bảo hiểm ưu việt; hỗ trợ tìm hiểu thông tin tàu vận chuyển qua các mạng lưới hàng hải uy tín trên thế giới; khách hàng có thể nộp phí bằng Đồng Việt Nam để giảm chi ngoại tệ, tăng nguồn thu cho đất nước;. Đối với các khách hàng của doanh nghiệp khác mà cán bộ khai thác của PVI khai thác được thì ngoài giấy yêu cầu bảo hiểm còn cần kiểm tra thêm thông tin khác như: thông tin về tài chính, tổn thất có thể đã xảy ra đối với khách hàng, kiểm tra khả năng về việc nợ đọng và trả phí không đúng quy định của khách hàng. Năm 2004, do PVI đẽ trở thành công ty bảo hiểm uy tín trên thị trường nên số tiền bảo hiểm bình quân một đơn vị tăng nhưng tỷ lệ phí bảo hiểm bình quân giảm, mặt khác, trong năm 2004 các công ty bảo hiểm đều tiến hành giảm phí nhằm tăng khả năng cạnh tranh nên PVI cũng giảm mức phí của mình, từ đó làm tổng doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm trong năm giảm, chỉ thu được 1.603.980USD.

    Nhờ áp dụng các biện pháp như: thiết lập mạng lưới đại lý, cộng tác viên rộng khắp, tận dụng các mối quan hệ sẵn có đồng thời xây dựng thêm các mối quan hệ mới; mở lớp đào tạo cán bộ khai thác ngắn hạn để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và cung cấp thêm kinh nghiệm; thực hiện chế độ khoán lương vào trong nghiệp vụ, giao chỉ tiêu khai thác cho phòng Hàng hải; áp dụng chính sách khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ tốt.

    Bảng 7: Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng  đường biển tại PVI giai đoạn 2004 - 2008
    Bảng 7: Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PVI giai đoạn 2004 - 2008

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP

    • Chưa phát huy hết mọi lợi thế: PVI chưa đánh giá hết thực lực của bản thân và chưa có những biện pháp thiết thực vận dụng tối đa mọi nguồn lực trong triển khai nghiệp vụ. • Phí bảo hiểm cao so với một số công ty khác làm cho khả năng cạnh tranh của PVI giảm.

    KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PVI

      Ngoài ra, do tình hình lạm phát bất ổn cho nên nhiều dự án đã bị hoãn lại hoặc bị Chính phủ cắt bỏ (khoảng 1.700. dự án), thực trạng này đã ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng khai thác để tăng doanh thu phí của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Trong năm 2009, Bộ Tài chính xác định sẽ phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm; đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Bằng sức trẻ và sự vươn lên mạnh mẽ, với những thành quả đã đạt được, PVI quyết tâm giữ vững vị trí đứng đầu thị trường bảo hiểm trong các lĩnh vực quan trọng và phấn đấu trở thành công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao năng lực tái bảo hiểm, tăng cường các Quỹ dự phòng, tập trung hơn nữa vào lĩnh vực đầu tư Tài chính để kinh doanh bảo hiểm ngày một hiệu quả và đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

      Chủ động nắm bắt thông tin cả trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm để từ đó có những khuyến cáo kịp thời đối với các DNBH và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm trong việc: lựa chọn đối tác chiến lược tin cậy; giám sát thị trường, năng lực tài chính, khả năng thanh toán của các DNBH và mối quan hệ giữa các DNBH trong nước với các DNBH nước ngoài trong hoạt động tái bảo hiểm.