Sự ảnh hưởng của việc giảm protein thô dựa trên sự cân bằng axit amin thiết yếu trong khẩu phần đến sự tăng trưởng của lợn

MỤC LỤC

Mục đích đề tài

Cơ sở khoa học

Khi nghiên cứu về protein của trứng, người ta thấy protein của trứng cho năng xuất cao nhất khi đem làm thức ăn cho động vật, nhưng vẫn chưa đạt mẫu tỷ lệ axit amin lý tưởng, lý do là giá trị sinh học của trứng được coi bằng 1 (Block và cs, 1944 [28]), tuy nhiên khi thêm 10% các axit amin không thiết yếu như glycine, axit glutamic chẳng hạn, thì giá trị sinh học của trứng vẫn bằng 1, do đó người ta cho rằng trong protein của trứng, không có axit amin thiết yếu nào là tới hạn cả (Bender,1965. Điều đó có nghĩa là nếu trong quá trình sinh trưởng, lợn được nuôi dưỡng bằng khẩu phần quá nghèo protein và mặc dù được cho ăn tự do nhưng lượng protein ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu thì sự tích lũy protein trong cơ thể cũng không thể tăng lên được dù cho mức năng lượng khẩu phần có thay đổi như thế nào, kiểu đáp ứng về sinh trưởng như vậy được gọi là pha phụ thuộc protein. Trong thức tế chăn nuôi hiện nay, các nước chăn nuôi phát triển đang sử dụng các hóa chất hấp thụ mùi, bổ sung các hợp chất sinh học vào thức ăn nhằm giảm thiểu việc thải nitơ và hạn chế mùi hôi thối ở phân (Duffy và Brooks, 1998 [39]. Bổ sung chế phẩm sinh học Di-odorase vào thức ăn nuôi lợn thịt làm giảm hàm lượng khí NH3, giảm tỷ lệ chết, nâng tăng trọng và giảm tiêu tốn thức ăn. Trích từ Phùng Thị Vân, Phạm Sỹ Tiệp và cs, 2002 [22]), thì việc nghiên cứu xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học cũng đang được quan tâm, như mô hình bioga kết hợp sử dụng một số loại chế phẩm sinh học đã góp phần hạn chế đáng kể ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi (Phùng Thị Vân, Phạm Sỹ Tiệp và cs, 2002 [24] ).

Sơ đồ lai tạo các dòng lợn PIC
Sơ đồ lai tạo các dòng lợn PIC

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1. Tình hình nghiên cứu trong nước

    Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi mật độ năng lượng tăng lên từ 14 - 16 MJ DE và mức axit amin trong khẩu phần lợn con cai sữa tăng lên (từ 0,8 - 1,1 g lysine/ MJ DE) thì khả năng tăng khối lượng và chuyển hóa thức ăn của lợn cũng được cải thiện theo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với lợn Yorkshire có tiềm năng nạc cao, tỷ lệ lysine/năng lượng của khẩu phần ảnh hưởng có ý nghĩa đối với các tính trạng sinh trưởng như mức độ tăng khối lượng, lượng thức ăn tiêu thụ và tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng. Các tác giả Vũ Thị Lan Phương và Đỗ Văn Quang, 2001 [12], đã xác định tỷ lệ lysine /năng lượng thích hợp cho lợn sinh trưởng và lợn vỗ béo giống Yorkshire cho thấy với các mức lysine khác nhau có ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu như tiêu tốn thức ăn của lợn trong giai đoạn từ 0 - 8 tuần, khả năng thu nhận thức ăn và tốc độ tăng khối lượng của lợn giai đoạn cuối (8 - 16 tuần).

    Các tác giả Lã Văn Kính và ctv, 2001[6] cũng công bố kết quả nghiên cứu về sử dụng nguyên liệu chế biến và một số loại thức ăn bổ sung trong khẩu phần của lợn con sau cai sữa cho thấy khi sử lý nguyên liệu ngô bằng phương pháp ép đùn trong khẩu phần lợn con sau cai sữa đã làm cải thiện 26,8% tăng khối lượng, 9,6% hệ số sử dụng thức ăn và 14,20 % lượng thức ăn. Hồ Trung Thông, 2002 [22] đã nghiên cứu ảnh hưởng của lượng protein ăn vào đến tỷ lệ tiêu hóa protein và các con đường đào thải nitơ của lợn sinh trưởng, cho biết: Khi tăng tỷ lệ protein trong thức ăn từ 4,58% đến 30,02 (tính theo vật chất khô) tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến protein (tiêu hóa phân) tăng dần và có khuynh hướng đạt giá trị cực đại. Thay thế 40% bột cặn sữa bằng lactose trong khẩu phần lợn con giai đoạn theo mẹ đã không những không gây ảnh hưởng đáng kể tới tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ của lợn mà còn giảm 2,71 % chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng.

    Các tác giả Paul Bikker, Martin và Marlou, 1994 [52] nghiên cứu trên 95 lợn cái có khối lượng từ 20 - 45 kg để xác định ảnh hưởng của mức năng lượng và protein ăn vào đến thành phần của các axit amin trong thịt và các cơ quan của lợn sinh trưởng. Các tác giả đã sử dụng các khẩu phần cơ bản gồm có casein và các axit amin tổng hợp như là nguồn cung cấp nitơ chính có chứa các mức khác nhau của từng loại axit amin tương ứng với tỷ lệ tích luỹ protein là 0, 33, 66, 99 và 132 g/ngày. Các nghiên cứu mới đây của trường Đại học Kentucky đã chứng minh được rằng, việc đào thải nitơ đã giảm từ 15-20% khi giảm đi 2% protein tổng số của khẩu phần có bổ sung thêm lysine, và lượng nitơ giảm đi 30-35% khi giảm 4% protein tổng số và bổ sung thêm 4 axit amin.

    Khi tiến hành phối trộn các loại nguyên liệu có tỷ lệ lớn được cân bằng cân đồng hồ có độ chính xác  5 gam, các loại nguyên liệu có tỷ lệ thấp như axit amin tổng hợp, premix … được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác  0,1g.

    Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
    Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

    Kết quả thí nghiệm 1

      Tuy nhiên, do hệ số tương quan giữa khối lượng lợn lúc 56 ngày tuổi và tỷ lệ lysine/ năng lượng trao đổi thấp (R = 0,1345), cho nên khi tăng tỷ lệ lysine/năng lượng trao đổi trong khẩu phần thì sinh trưởng tĩch luỹ có chiều hướng tăng lên, nhưng múc độ tăng không lớn do thí nghiệm mới chỉ cân bằng được 2 axit amin là lysine và methionine. Các tác giả Vũ Thị Lan Phương và Đỗ Văn Quang, 2001 [12], khi nghiên cứu xác định tỷ lệ lysine /năng lượng thích hợp cho lợn sinh trưởng và lợn vỗ béo giống Yorkshire cho thấy với các mức lysine khác nhau có ảnh hưởng đáng kể đến chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn của lợn trong giai đoạn từ 0 - 8 tuần. Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn con từ 28 - 56 ngày tuổi (đồng) Cũng giống như chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thì chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá khả năng sản xuất của vật nuôi và hiệu quả kinh tế của khẩu phần thức ăn sử dụng.

      Mặc dù vậy, trong tương lai, với việc đổi mới công nghệ sản xuất, đơn giá của các loại axit amin tổng hợp giảm xuống thì việc áp dụng các công thức có tỷ lệ lysine/năng lượng trao đổi cao sẽ có lợi hơn cả về cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất, đặc biệt trong tiết kiệm thức ăn protein do giảm tiêu tốn protein/1 kg tăng khối lượng. Điều này cho thấy, khi giảm lượng protein xuống, mặc dù có bổ sung thêm lysine và methionine, nhưng ở mức 18% protein đã bắt đầu xuất hiện việc thiếu hụt các axit amin khác như threonine và tryptophan cho nên phần nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn, vì vậy tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng có xu hướng cao lên từ 0,68 - 1,36 %. Điều này cho thấy, mặc dù tỷ lệ protein của thức ăn cho lợn con giảm tương đối cao (1% cho một lô thí nghiệm), nhưng do đáp ứng được hàm lượng của 4 axit amin giới hạn đầu tiên là lysine, methionine, threonine và tryptophan đủ theo nhu cầu, cho nên khả năng sinh trưởng của lợn con vẫn được đảm bảo.

      Với R2 = 0,01 cho thấy giữa khối lượng lợn con lúc 56 ngày tuổi và tỷ lệ protein trong thức ăn thí nghiệm có mối tương quan không cao, hay nói cách khác nếu giảm tỷ lệ protein trong thức ăn mà vẫn đảm bảo đủ nhu cầu của bốn loại axit amin giới hạn đầu tiên thì không ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con. Như vậy khi giảm lượng protein trong thức ăn cho lợn con cai sữa đến 56 ngày tuổi từ 20% xuống 19% và 18%, có cân đối 4 axit amin giới hạn đầu tiên là lysine, methionine, threonine và tryptophan theo nhu cầu thì khả năng sinh trưởng của lợn con vẫn được đảm bảo và sự sai khỏc giữa cỏc lụ là không đáng kể. So với kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 2a, chúng ta thấy khi giảm tỷ lệ protein trong thức ăn có cân đối được nhu cầu của 4 axit amin là lysine, methionine, threonine và tryptophan đã đáp ứng được nhu cầu của threonine và tryptophan nên sinh trưởng của lợn vẫn đảm bảo, vì thế chi phí thức ăn có chiều hướng giảm hơn so với khi chỉ cân đối được nhu cầu của 2 axit amin là lysine và methionine.

      Điều này cho thấy, khi giảm lượng protein xuống, mặc dù có bổ sung thêm lysine và methionine, nhưng ở mức 18% protein đã bắt đầu xuất hiện việc thiếu hụt các axit amin khác như threonine và tryptophan cho nên phần nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn, vì vậy tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng có xu hướng cao lên.

      Bảng 3.2.  Sinh tr-ởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 1
      Bảng 3.2. Sinh tr-ởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 1