Hoạt động phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An

MỤC LỤC

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

Đề tài gúp phần làm rừ vai trũ của cỏc bộ phận trong hệ thống chớnh trị XHCN từ Trung ương tới địa phương trong việc thực hiện chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật. Do vậy, nó có thể trở thành tài liệu tham khảo trong việc hoạch định chính sách cũng như hoạt động phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật.

Cơ cấu của luận văn

Nhu cầu về phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật 1. Khái niệm phục hồi chức năng

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một khái niệm đầy đủ về PHCN như sau: Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế, xã hội, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi nhằm làm giảm tác động của giảm khả năng và tàn tật, đảm bảo cho người tàn tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng và tham gia đầy đủ các hoạt động của xã hội [19, tr.17]. Phục hồi chức năng là trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất cho người khuyết tật hoặc là giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng khuyết tật của mình khi ở nhà hoặc ở cộng đồng.

Quan điểm, mục đích, hình thức, phương pháp, quy trình, kỹ năng phục hồi chức năng đối với trẻ khuyết tật

Nói ngắn hơn, PHCN là một phương pháp sáng tạo cả về khoa học lẫn nghệ thuật, giúp người bệnh tiến triển và tận dụng tối đa có thể được những khả năng còn lại về thể chất, tinh thần, kinh tế, xã hội để tự giúp mình trở thành người có ích, gia nhập trở lại cộng đồng, nghĩa là biến những NKT trở thành những người “Tàn” mà không “Phế”. Giáo dục đặc biệt: (chủ yếu là TKT) Được học ở các trường/lớp với sự giáo dục đặc biệt của những giáo viên chuyên nghiệp: trường/lớp cho người mù với chữ nổi, cho người điếc câm với thủ ngữ…Giáo dục đặc biệt giúp trẻ hiểu và có kỹ năng hòa nhập xã hội, tăng cường khả năng giao tiếp, giúp nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh, hiểu biết và quan tâm đến những ứng xử tình cảm của người khác, tăng cao khả năng hội nhập.

Thể chế về phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật

Pháp lệnh đã quy định nội dung, nguyên tắc, tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm các cơ quan, tổ chức và chính quyền các cấp đảm bảo người khuyết tật thực hiện các quyền và trách nhiệm của người khuyết tật và sống hoà nhập cộng đồng xã hội; gia đình người khuyết tật thực hiện các trách nhiệm bảo vệ, nuôi dưỡng chăm sóc giúp đỡ người khuyết tật của gia đình; Nhà nước và xã hội thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với người khuyết tật trên các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng, học văn hóa, học nghề và việc làm, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và sử dụng công trình công cộng… đối với người khuyết tật. Đặc biệt như Bộ luật lao động năm 1994 có quy định riêng 1 chương về lao động là người tàn tật; Luật dạy nghề năm 2007 có 01 chương 5 điều quy định chi tiết về dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật, Luật giáo dục năm 2005 không có chương riêng đối với học sinh, giáo viên là người khuyết tật, nhưng có tới 8 điều quy định liên quan giáo dục đối với học sinh bị tàn tật, khuyết tật; Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em có 5 điều quy định liên quan đến các giải pháp, chính sách dành riêng đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật; Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 có 3 điều; Luật thể dục thể thao năm 2006 có 01 điều quy định về thể dục thể thao cho người khuyết tật; Luật công nghệ thông tin năm 2006 có 3 điều quy định đối với người khuyết tật;.

Các yếu tố tác động đến phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật 1. Yếu tố thuộc về chính sách

Trên cơ sở thừa nhận các nhu cầu đặc biệt của trẻ em khuyết tật, sự giúp đỡ dành cho trẻ em khuyết tật, phù hợp với khoản 2 của điều này, phải được cung cấp miễn phí, bất kỳ khi nào có thể, căn cứ vào khả năng tài chính của cha mẹ hay những người khác chăm sóc TEKT và sẽ được dự trù để đảm bảo rằng TEKT được thực sự tiếp cận và hướng sự giáo dục, đào tạo, các dịch vụ y tế, dịch vụ PHCN, sự chuẩn bị để có việc làm và cơ hội vui chơi giải trí theo cách thức có lợi cho việc TEKT đạt được hòa nhập vào xã hội và phát triển cá nhân đầy đủ có thể được, bao gồm cả sự phát triển văn hóa và tinh thần. Cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ: nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội; tổ chức hoạt động PHCN, lao động trị liệu; trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phối hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng; tổ chức hoặc phối hợp với các đơn vị dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống; cung cấp dịch vụ CTXH đối với cá nhân, gia đình (Theo số liệu của Cục BTXH năm 2015).

Đôi nét giới thiệu về Trung tâm

Cán bộ lãnh đạo quản lý của Trung tâm hiện nay được đào tạo cơ bản, số cán bộ được đào tạo trình độ đại học trở lên 10/11 người chiến hơn 90%, chuyên ngành đào tạo phù hợp việc trợ giúp cho TEKT ở nhiều lĩnh vực. Thời gian công tác trong ngành LĐTBXH và lĩnh vực trợ giúp cho đối tượng của cán bộ lãnh đạo quản lý của Trung tâm chiến hơn 80% là trên 10 năm, như vậy cán bộ lãnh đạo, quản lý đều có kinh nghiệm thực tế, có kỹ năng trong việc trợ giúp cho các đối tượng.

Thực trạng trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An

Thời gian công tác trong ngành LĐTBXH và lĩnh vực trợ giúp cho đối tượng của cán bộ chuyên môn có tỷ lệ hợp lý, có tính kế thừa, có kinh nghiệm thực tế, có kỹ năng trong PHCN cho trẻ khuyết tật. Từ bảng kết quả trên ta thấy TKT được tiếp nhận vào PHCN tại Trung tâm năm sau có cao hơn năm trước nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu về phục hồi chức năng của TKT và gia đình;.

Thực trạng phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An

Đảm bảo quyền được vui chơi giải trí, tham gia các câu lạc bộ, hội, nhóm, bày tỏ ý kiến cá nhân thông qua các các hoạt động sinh hoạt, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nâng cao đời sống tinh thần, giúp trẻ thoải mái, tự tin trong cuộc sống, khơi dậy, phát huy những khả năng, năng khiếu của trẻ, tạo cơ hội để trẻ thể hiện tài năng trước cộng đồng, xã hội. Các hoạt động trên đã thể hiện sự tôn trọng đối với TKT, không có sự xem thường, miệt thị, không để ý đến sự khiếm khuyết của trẻ, đảm bảo quyền tự chủ, tự giải quyết các vấn đề liên quan đến bản thân, đồng thời cũng nâng cao nhận thức của mọi người về người khuyết tật, coi họ là thành viên bình đẳng trong xã hội, coi khuyết tật là sự đa dạng của cuộc sống.

Định hướng tăng cường hoạt động phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật

Trong những năm tới đây, khi đời sống của nhân dân được nâng cao, chúng ta cần phải nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật. Trên cơ sở đường lối của Đảng, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện những văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chăm sóc giáo dục, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, nhằm làm giảm bớt những bất hạnh cho các cháu và gia đình, giảm bớt những khó khăn cho xã hội.

Giải pháp tăng cường hoạt động phục hồi chức năng đối với TEKT từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An

Mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng vấn đề phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật đã thu được những kết quả đáng khích lệ, từng bước nâng cao được nhận thức đúng đắn về NKT, TEKT, tạo ra cơ chế quản lý khá phự hợp, rừ ràng, cú sự thống nhất cỏc biện phỏp, phương phỏp, sự lónh đạo chỉ đạo từ trung ương đến cơ sở, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành chức năng, huy động nguồn lực rộng rãi trợ giúp NKT, TEKT. Tuy nhiên công tác phục hồi chức năng còn có những hạn chế cần được khắc phục như việc thể chế hóa văn bản Nhà nước còn chậm, sự phối hợp giữa các chủ thể quản lý còn chồng chéo chưa nhịp nhàng, cơ sở vật chất và hỗ trợ mới chỉ được đáp ứng nhiều ở các thành phố lớn, trung tâm kinh tế xã hội, ở vùng sâu vùng xa TKT phải chịu thiệt thòi đáng kể.