Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

MỤC LỤC

Cơ sở thực tiễn về chất lượng tín dụng đối với nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngoài ra, Quyết định số 148/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 7/7/1999 cho phép thay đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng xác nhận của chính quyền địa phương về việc đang sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh tại địa phương đối với trường hợp có nhu cầu vay vốn đến 10 triệu đồng nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp với ngân hàng để vay vốn phát triển sản xuất. Qua đây hội nông dân các cấp kết hợp với Ngân hàng NN & PTNT các cấp để cho các hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất, với quy định các hộ nông dân vay dưới 10 triệu đồng phải được sự bảo lãnh của Hội nông dân tại cơ sở đó và với điều kiện người đứng tên vay là thành viên của hội thì không cần thế chấp tài sản với ngân hàng và Hội nông dân sẽ đứng ra gánh một phần trách nhiệm cùng với Ngân hàng NN & PTNT trong việc đầu tư và phát triển sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

Các công trình nghiên cứu có liên quan

Tác giả Hoàng Văn Minh nghiên cứu về nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Nông đã cho rằng bên cạnh ưu tiên về nguồn vốn điều hoà, các Ngân hàng thương mại cần có những chính sách ưu đãi đối với các chi nhánh hoạt động trên địa bàn để có thể mở rộng được tín dụng như áp dụng mức lãi suất ưu đãi, đơn giản hoá về thủ tục, nâng cao mức vay không bảo đảm. Tác giả Phan Thanh Nhàn nghiên cứu về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai có kiến nghị rằng Nhà nước cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế xã hội để tạo ra điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng hoạt động hiệu quả như chính sách về bảo hiểm và bảo hộ sản xuất nông nghiệp, lập quỹ bình ổn giá.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh .1 Điều kiện tự nhiên

Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, đây là mùa có nhiệt độ trung bình 360C, có gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh, có độ ẩm trên 80%, mưa ít, chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa cả năm do đó Can Lộc dễ hạn vào thời gian này đặc biệt nghiêm trọng từ tháng 5 đến tháng 8. Qua tìm hiểu về tổng giá trị sản xuất của toàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ta thấy giá trị sản xuất do ngành nông nghiệp mang lại vẫn chiếm đa số sau đó đến ngành thương mại và dịch vụ, ngành công nghiệp chưa phát triển nên giá trị mang lại là thấp, trong những năm qua giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp liên tục tăng nhưng cơ cấu lại càng giảm so với công nghiệp và dịch vụ đây là xu thế tất yếu trên con đường CNH – HĐH của huyện và cũng là tín hiệu đáng mừng.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Can Lộc qua các năm 2007, 2008 và 2009 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 2010)
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Can Lộc qua các năm 2007, 2008 và 2009 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 2010)

Phương pháp nghiên cứu

Huyện đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như: Chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét và sốt xuất huyết…Do vậy mạng lưới y tế huyện đã thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Phương pháp PRA mà đề tài đã thực hiện là việc thảo luận với những nhóm người dân, cán bộ thôn, cán bộ xã, cán bộ NH để xác định những khó khăn vướng mắc trong quá trình vay vốn, sử dụng và hoàn trả vốn vay ngân hàng, để từ đó góp phần xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng,.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu phản ánh nếu dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay HND thì chứng tỏ nhu cầu đầu tư của các hộ vào những mô hình SXKD lớn, trong thời gian dài. Trong tổng thu, lãi thu từ cho vay là chủ yếu, mà HND là khách hàng chính của NHNN và PTNT, cho nên lợi nhuận NH là thước đo hiệu quả sử dụng vốn của NH cũng như chất lượng cho vay HND.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

    - Ba Ngân hàng cấp ba: Hoạt động của 3 Ngân hàng này phụ thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN và PTNT huyện Can Lộc mà cụ thể là chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc Ngân hàng huyện song cũng có giám đốc riêng chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh mình và có các tổ: nghiệp vụ kinh doanh, kế toán ngân quỹ, tuy còn đơn giản, gọn nhẹ nhưng đã đáp ứng rất tốt cho họat động nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu đặt ra. Đối với các hộ chăn nuôi gia cầm đã mạnh dạn vay vốn lớn đầu tư chuyên sâu vào sản xuất mọi loại sản phẩm hàng hoá như chăn nuôi lợn, gia cầm hoặc cá, rắn nên họ có nhu cầu vay vốn NH từ 20 – 30 triệu và họ muốn vay trung hạn vì phần đồng người dân luôn có tư tưởng “Thà trả trước hơn là quá hạn” hơn nữa họ có một khoảng thời gian để bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh một cách vững chắc mà chưa phải lo đến việc trả nợ ngân hàng. Dịch vụ buôn bán trong huyện hiện nay của các hộ chủ yếu là những dịch vụ ở quy mô nhỏ như các dịch vụ về chế biến nông sản hàng hoá như xay sát, thu mua nông sản, dịch vụ về vật tư nông nghiệp như phân bón, bảo vệ thực vật, giống… do phát triển ở quy mô nhỏ và còn mang tính thời vụ nên nhu cầu đầu tư không lớn lắm khoảng từ 25 triệu trở lên và có nhu cầu vay ngắn hạn tuỳ vào quy mô sản xuất của từng hộ.

    “Xây dựng NHNN và PTNT huyện Can Lộc trở thành NHTM hiện đại hàng đầu trên địa bàn”, Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ NH huyện Can Lộc tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh đã xác định: “Duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, bảo đảm sự cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn; giữ vai trò chủ lực trên thị trường nông nghiệp và nông thôn, đồng thời củng cố, phát triển thêm thị trường, thị phần ở khu vực thành thị; mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ và các sản phẩm dịch vụ NH. Với mục tiêu, nhiệm vụ trên, nhu cầu về nguồn vốn đầu tư trong thời gian tới sẽ rất lớn để góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của Huyện và của Ngân hàng thì NHNN và PTNT Huyện Can Lộc phải có chiến lược kinh doanh năng động, tăng cường huy động và quản lý đầu tư có hiệu quả nguồn vốn của mình, tổ chức và đào tạo lại đội ngũ cán bộ về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ đủ năng lực trình độ để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập. Việc triển khai cho vay theo hình thức này tại NHNN và PTNT huyện Can Lộc trước đây đã được triển khai nhưng hiện nay NH không cho vay theo hình thức này do nhiều nguyên nhân khác nhau như trình độ dân trí nhiều nơi còn thấp nên việc tổ trưởng nhóm đứng ra làm thay NH một số công đoạn là rất khó, do hoa hồng phí được hưởng quá thấp không tương xứng với công sức họ bỏ ra, Cỏn bộ NH khụng theo dừi được một cỏch thường xuyờn, trực tiếp đến từng nông hộ nên gây ra nhiều rủi ra và một số những tiêu cực.

    Trong điều kiện hiện nay, khi các hộ nông dân ở nông thôn còn sản xuất kinh doanh tự phát nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh không có lợi cho người sản xuất kinh doanh, do đó việc tính toán hiệu quả của dự án nhiều biến động, vì vậy trong thẩm định cho vay đối với hộ nông dân cần dựa vào sự tín nhiệm của họ đối với NH qua các lần vay trước đây, ngoài ra họ phải có tài sản làm bảo đảm cho khoản vay của mình theo quy định. Để bảo đảm tính hoàn trả đúng thời hạn của khoản vay NH, ngoài việc thẩm định tốt dự án xin vay, tư cách người vay vốn còn cần phải thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay để làm bảo đảm cho món vay (trừ các món vay không phải thực hiện bảo đảm tiền vay như cho vay theo quyết định 67, cho vay hộ nghèo, cho vay đi nước ngoài đến 20 triệu đồng, cho vay sản xuất hàng hoá đến 30 triệu đồng đây là điều kiện, là cơ sở quan trọng cho việc thu nợ của NH.

    Sơ đồ 4.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNN và PTNT huyện Can Lộc
    Sơ đồ 4.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNN và PTNT huyện Can Lộc