MỤC LỤC
Nắm vững phương châm “ Hiệu quả kinh doanh của bạn hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng” và được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã nỗ lực phấn đấu, lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu chính, nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, từng bước hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục khách hàng, tăng cường các biện pháp để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn nên hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, cộng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ làm công tác dịch vụ khách hàng do vậy công tác dịch vụ đã đạt được một số kết quả sau: Năm 2006,mặc dù khối lượng tiền mặt chu chuyển qua quỹ nghiệp vụ ngân hàng rất lớn so với cùng kỳ năm trước, với doanh số hoạt động ngày càng tăng (Doanh số thu chi tiền mặt là 19.923.064 triệu đồng tăng 49,7% so với năm 2005) chi nhánh đã đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu thu chi của khách hàng, đội ngũ nhân viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện đúng chế độ quy.
Bước 1: Từ dự án khách hàng đưa lên, cán bộ phòng quản lý rủi ro tiến hành xác định các thông số quan trọng của dự án và kiểm tra độ tin cậy của các thông số đó. Bước 2: Tiến hành thẩm định dự án ở các nội dung cụ thể sau: sự cần thiết phải đầu tư; phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án; đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu; đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật của dự án; đánh giá phương diện tổ chức dự án; thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi về phương án vốn; đánh giá tài chính dự án; đánh giá rủi ro của dự án.
Do tính chất lâu dài của hoạt động đầu tư nên hoạt động này luôn hàm chứa nhiều rủi ro, việc vận dụng những phương pháp dự báo như: hỏi ý kiến chuyên gia (thuê tư vấn), dùng các hàm tuyến tính, phân tích các số liệu thống kê…để đưa ra những dự báo chính xác về cung-cầu sản phẩm đầu ra trong tương lai, chi phí các yếu tố đầu vào của dự án hay nhưng rủi ro có thể xảy ra trong tương lai ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả…từ đó đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng quan trọng. Đối với nước đang phát triển nội tệ ít có khả năng chuyển đổi trên thị trường thế giới, do đó các giao dịch thương mại quốc tê (mua sắm thiết bị, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào) hầu như được thực hiện thông qua các loại ngoại tệ mạnh như: USD, EUR hoặc sử dụng đồng tiền của bên bán làm đồng tiền thanh toán, như vậy nếu không có các biện pháp bảo hiểm tỷ giá sẽ có nguy cơ rủi ro về tỷ giá trong quá trình thực hiện dự án.
Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án, trong đó lưu ý với mức độ gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án bị thay thế bới các sản phẩm khác có cùng công dụng. Việc thẩm định tổng mức đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, mức đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đỗi được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án hoặc phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại xác định tổng mức đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chình và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư…) cán bộ QHKH/QLRR sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét.
Bên cạnh đó, Ngân hàng còn bố trí hệ thống máy tính lẻ đặt ngoài hành lang nối mạng Internet nhằm phục vụ cho công tác nắm bắt, thu thập thêm thông tin cho cán bộ; ngoài ra, mỗi phòng cũng được trang bị đầy đủ máy Fax, máy in, điện thoại cố định…hỗ trợ rất đắc lực cho các cán bộ trong quá trình làm việc. Ngoài ra, trong cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng còn có riêng một phòng điện toán có nhiệm vụ hướng dẫn cho những cán bộ ngân hàng nắm bắt và sử dụng thành thạo những ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như giải quyết những sự cố khi có vấn đề xảy ra giúp cán bộ thẩm định nói riêng và cán bộ Ngân hàng yên tâm công tác.
Trong quá trình thẩm định, thông tin phục vụ cho công việc của các cán bộ thẩm định thường được thu thập từ những nguồn rất hạn chế, chủ yếu là do chủ đầu tư cung cấp trong hồ sơ dự án, còn những thông tin liên quan đến khía cạnh thị trường giá cả đầu vào-đầu ra, những thông số kỹ thuật trong thẩm định nội dung kỹ thuật công nghệ của dự án…thì thiếu tính chuyên môn và cập nhật, nên thường không đáp ứng được yêu cầu thẩm định, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của quyết định. Công tác tổ chức điều hành và quản lý công tác thẩm định còn lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp ngay từ đầu giữa những phòng ban khác nhau và giữa những cán bộ có kinh nghiệm với những cán bộ thẩm định trẻ, nên ảnh hưởng đến thời gian, chi phí và chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng.
Bên cạnh việc quan tâm chú ý đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng thì Ngân hàng cũng chú ý đến việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho những cán bộ này: do tính chất công việc là thường xuyên tiếp xúc với những dự án lớn nên cán bộ thẩm định không tránh khỏi việc đối mặt với những hành vi sai trái, vì vậy để hạn chế tình trạng này, Ngân hàng có thể tiến hành một số giải pháp: quán triệt quyền hạn và trách nhiệm cụ thể đến từng người, có những biện pháp trừng trị nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm cụ thể, tổ chức những buổi nói chuỵện về đạo đức nghề nghiệp với những cán bộ trong Ngân hàng…. Đa dạng hóa nguồn cung cấp thông tin cho công tác thẩm định dự án đầu tư: thông tin có thể được thu thập thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình biến động của thị trường đầu vào, đầu ra của sản phẩm của dự án, sự biến động của tỷ giá…đây là nguồn thông tin dồi dào, cập nhật, khách quan và trung thực nhất, đã có sự đánh giá, nhận xét từ các chuyên gia trong những lĩnh vực liên quan; hay từ các đối tác kinh doanh với những mối quan hệ lâu dài, từ những tổ chức tín dụng khác và một nguồn vô cùng quan trọng và đảm bảo chất lượng là từ các chuyên gia tư vấn trong những lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, quy hoạch, thị trường, các chính sách phát triển ngành, vùng, địa phương liên quan đến dự án đầu tư…nếu biết tận dụng thông tin từ những nguồn này thì Ngân hàng có thể tạo ra được kho thông tin tương đối phục vụ đắc lực cho việc thẩm định, ra quyết định cho vay vốn của mình, từ đó có thể hạn chế được thấp nhất những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình giải ngân vốn sau này.